Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Đừng là những người trẻ thiếu hiểu biết pháp luật.

 


1. Mở bài: 

Trong cuộc sống hiện đại, pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự, bảo vệ quyền lợi và sự bình đẳng của tất cả mọi người. Vì vậy, việc hiểu biết và tuân thủ pháp luật là điều cần thiết cho mọi người, đặc biệt là đối với những người trẻ.

2. Thân bài:

* Giải thích

- Thiếu hiểu biết pháp luật có nghĩa là không có đầy đủ kiến ​​thức và hiểu biết về các quy định pháp luật trong một lĩnh vực cụ thể hoặc trong đời sống hàng ngày.

=> Thiếu hiểu biết pháp luật có thể dẫn đến việc không biết quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật hoặc không thể bảo vệ được quyền và lợi ích cá nhân của mình trong các vấn đề pháp lý.

* Biểu hiện

- Những người thiếu hiểu biết pháp luật thường không biết về những luật pháp cơ bản, ví dụ như các quy định về giao thông, thuế, lao động, hôn nhân, gia đình, tài sản, ... Họ thường không biết cách phòng tránh vi phạmvà vi phạm pháp luật mà không biết, và sẽ phải đối mặt với hậu quả pháp lý. Họ thường dễ bị lừa, khi có người lợi dụng thiếu hiểu biết của họ để lợi dụng hoặc gây tổn thất cho họ.

- Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng đang có chiều hướng gia tăng. Sự gia tăng này là sự báo động với xã hội vì tuổi người phạm tội ngày càng trẻ. Nhiều người trẻ gây án để rồi phải vào lao tù, đánh mất tuổi thanh xuân, mất cả tương lai.

* Phân tích:

- Nhiều người trẻ thiếu hiểu biết về các luật lệ cơ bản của xã hội cộng với đặc thù lứa tuổi dễ có hành vi bốc đồng, hiếu thắng, muốn thể hiện và khẳng định bản thân khiến họ đưa ra những hành động sai trái mà không hề hay biết rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn đến việc bị phạt tiền, tù tội và đối mặt với những hậu quả khôn lường khác cho xã hội.

- Việc thiếu hiểu biết pháp luật dẫn nhiều bạn trẻ đến những hành vi không đúng pháp luật có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội và gây ra những vụ việc đáng tiếc. Chỉ cần một lời nói, một ánh mắt cũng có thể bị kích động, khó kiềm chế và dẫn đến những sai lầm, vô tình gây ra những vấn đề phức tạp, làm gia tăng tội phạm, tác hại đến an ninh trật tự, gây ảnh hưởng đến xã hội.

- Thiếu hiểu biết pháp luật khiến các bạn trẻ có thể bị lừa dối dễ dàng, dễ bị ảnh hưởng tâm lý đám đông lẫn nhau hoặc bị lôi kéo bởi những nhóm đối tượng phạm tội dẫn đến những hành vi phạm tội.

- Thiếu hiểu biết pháp luật khiến các bạn trẻ không biết cách  tự bảo vệ được mình, có thể bị đối xử không công bằng dẫn đến sự bất bình khó chấp nhận.

* Phê phán

- Nghiện ngập, giết người, cướp của, trộm cắp… trở thành nỗi lo ngại cho gia đình và xã hội. Tất cả những điều đó đã và đang giáng một tiếng chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm pháp luật của giới trẻ ở nước ta.

- Không chỉ thiếu quan tâm tới pháp luật, một bộ phận người trẻ ngày nay còn rất thờ ơ và vô cảm trước thực tế xã hội. Ví dụ ra đường gặp tai nạn nhưng chỉ đứng nhìn hoặc chụp ảnh đưa lên mạng, đến đám tang cười nói, chụp ảnh… Ở họ đôi khi không có khái niệm chung sức chia sẻ những khó khăn của người khác, ít có sự cảm thông, cảm xúc với cộng đồng, không biết đau với nỗi đau chung…

* Bài học

- Người trẻ cần có lối sống tích cực, tôn trọng pháp luật, tôn trọng mình và những người xung quanh. Đừng là những người trẻ thiếu hiểu biết pháp luật.

* Bản thân

- Cần tìm cách hiểu biết và nắm vững những quy định pháp luật cơ bản, cũng như tôn trọng và tuân thủ các qui định đó. Cần hiểu rõ những hậu quả nghiêm trọng mà mình sẽ phải chịu khi vi phạm pháp luật. Điều này sẽ giúp ta không chỉ là người có đạo đức tốt trong xã hội mà còn giúp mình tránh được những rủi ro không đáng có.

- Tham gia các buổi hội thảo, đào tạo cho giới trẻ về những điều cơ bản về pháp luật, các câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện, đọc sách, báo hoặc tìm kiếm thông tin trực tuyến...để giúp mình có thể tiếp cận và hiểu rõ hơn về pháp luật.

-  Nếu có những điều không rõ ràng về pháp luật cần hỏi ý kiến từ các chuyên gia pháp luật để hiểu rõ hơn và tránh bị thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan.

3. Kết bài:

Phán xét không phải là một thú vui. Nhận xét là một trách nhiệm và một quyền lợi của con người. Hãy nhận xét đánh giá  một cách có trách nhiệm và có lợi cho bản thân và xã hội.