Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

ĐỀ LUYỆN TẬP TUYỂN SINH 10_2022-2023_CHỦ ĐỀ: Áp lực

 


Câu 1. Đọc 2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Văn bản 1

Ngược lại với những kỳ vọng về sự hoàn hỏa ở đứa trẻ, trong xã hội hiện đại, nhiều phụ huynh lo sợ con mình chịu áp lực, nên đã chủ trương để con thoải mải chơi là chính, không quan trọng việc học tập và rèn luyện để đạt thành tích tốt. Tôi cũng không đồng ý với quan điểm này. Bởi vì cuộc đời đứa trẻ rất dài, bố mẹ chỉ ở bên con cho đến tuổi trưởng thành. Khi bước vào đại học, các em sẽ phải va vấp xã hội. Lúc này bỏ mẹ không thể kiểm soát và giám sát. Trên con đường lập nghiệp, sẽ có rất nhiều áp lực, thậm chí là áp lực khủng khiếp. Để trẻ vượt qua những áp lực trên con đường đó thì chẳng cách nào tốt hơn là cha mẹ phải dạy trẻ “tự lái” ngay từ khi còn nhỏ.

Bản chất của áp lực là dương, nên cuộc sống luôn phải có một số áp lực Một đứa trẻ không vượt qua nổi áp lực, sau này lớn lên, tôi tin đứa trẻ đó sẽ rất khó thành công trong cuộc sống. Nhưng có áp lực chịu được, có áp lực độc hại. Với một đứa trẻ, để dạy chúng “tự lái”, cha mẹ nên biết tạo áp lực vừa phải, đủ giúp chúng kiểm soát tốt bản thân và để cha mẹ hiểu tâm sinh lý, khả năng của con nhằm đồng hành với chúng.

(Áp lực thành tích - Trần Văn Phúc, Vnexpress, Thử bay. 18/12/2021)

Văn bản 2

Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói:

- Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB TH Tp HCM, Tr.42)

a. Tác giả văn bản 1 đã có quan điểm như thế nào về việc tạo áp lực cho đứa trẻ?

b. Phân tích biện pháp tu từ  được sử dụng trong câu sau: “Để trẻ vượt qua những áp lực trên con đường đó thì chẳng cách nào tốt hơn là cha mẹ phải dạy trẻ “tự lái” ngay từ khi còn nhỏ”.

c. Xác định 01 điểm chung và một điểm riêng về nội dung của hai văn bản trên.

d. Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra: "Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.” có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé? (Trả lời khoảng 4-6 dòng)

Câu 2.  Áp lực học tập chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress, trầm cảm và rất nhiều vấn đề tâm lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Các thống kê cũng cho thấy, có đến gần 80%  các bại trẻ không được ngủ đủ giấc, luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải dùng các loại thuốc hỗ trợ để giải tỏa tinh thần. Đáng buồn hơn là tỷ lệ học sinh tự tử có liên quan đến các vấn đề “điểm số”, “thành tích” vẫn đang không ngừng tăng lên cho dù truyền thông đã đưa ra rất nhiều cảnh báo.

Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của mình: Làm thế nào để vượt qua áp lực trong học tập?

Câu 3.  Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1.

Hãy chọn phân tích một đoạn thơ hay một nhân vật truyện giúp em cảm nhận được cách biến áp lực thành động lực. Trình bày những tác động của đoạn thơ hay nhân vật đó đối với bản thân em.

Đề 2.

Tình huống: Ngày nay, có nhiều bạn trẻ vẫn có lối sống tiêu cực, khi gặp khó khăn một chút đã vội vã buông xuôi, bỏ cuộc. Lại có những người sống không có mục tiêu, ước mơ, lí tưởng,…

Nhiệm vụ: Hãy chọn giới thiệu một tác phẩm văn học để giúp các bạn trẻ đó nhận ra giá trị của áp lực cũng như cách  vượt qua áp lực và viết bài văn nghị luận lý giải cho sự lựa chọn của em.