Câu 1. Đọc
2 văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Văn
bản 1 Ở tuổi trẻ,
không ai mà không trăn trở, không có hoài bão, ước mơ. Ai cũng mong tục xoay
xở tách mình ra khỏi vỏ kén chật chội
để tung cánh bay xa. Và bao nhiều người vượt qua được những nỗi đau đớn, thử thách đó?
Khát vọng càng lớn
- nỗi đau và thử thách càng nhiều - và mấy ai kiên định trên cuộc hành trình
đó. Hãy dám sống cuộc sống mà bạn hằng
ao ước - vì bạn chỉ có duy nhất một cuộc sống mà thôi. Đó là sự lựa chọn của bạn. Bạn hãy bắt đầu bằng việc tích lũy
thật nhiều kinh nghiệm sống. Đó không phải là kinh nghiệm lựa chọn một điều gì đó, mà là kinh nghiệm mang
lại cho bạn sự khôn ngoan: hãy học hỏi về con người, xã hội và cách sống. Hãy vươn cao hơn bằng một đam
mê cháy bỏng theo đuổi Tri Thức Lớn của một sinh viên đại học, của một thanh niên có giáo dục, có lẽ
sống. Hãy sẵn sàng cho mọi thử thách và chấp nhận thất bại để vươn lên, Hãy dũng cảm bước tới! Bạn có thể
gặp nhiều cánh cửa. Nhưng tất cả chỉ là những bức tường câm lặng, ngoan cố, trừ phi bạn quyết mở chúng
ta. Hãy can đảm đón nhận những cơn đau tuổi trưởng thành và xem nó là động lực thúc đẩy bạn vươn tới một
tương lai tốt đẹp hơn, để không sống một cuộc sống phi hoài, để sau này không ân hận nuối tiếc. (Theo Rando Kim, Tuổi trẻ - Khát vọng và
nỗi đau, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.30) |
Văn
bản 2 Người
ta cứ nhắc hoài về hai chữ “đam mê” khi nói đến tuổi trẻ như hai khái niệm buộc
phải đi liền với nhau. Bởi có đam mê, tuổi trẻ mới có những tháng ngày tươi đẹp
và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tuổi
trẻ là vô cùng quý giá mà một khi đã đi qua thì chẳng thể nào có lại lần nữa
trong đời. Những năm tháng đó, không ít người ôm vào mình rất nhiều mộng tưởng, ước mơ và cả
đam mê. Có người may mắn, mười bảy, mười tám tuổi đã “ngộ” ra “lẽ sống” của đời
mình. Nhưng cũng có những người loay hoay mãi đến khi đầu điểm hai thứ tóc vẫn
chưa thể tìm được đáp án cho câu hỏi “đam mê là gì?”. Mỗi người sẽ có một định
nghĩa riêng cho niềm đam mê mà mình đang đuổi theo. Nhận ra mình muốn gì hay
phải làm như thế nào, phấn đấu ra sao là cả một chặng đường dài chứ không thể
gói ghém trong một thời gian ngắn mà thôi. Công bằng mà nói, đam mê là chấp
nhận tất cả để theo đuổi nó, cho dù thành quả vẫn còn xa. […]
Đam mê không phải tự dưng mà có. Thật ra, điều chúng ta cần chỉ đơn giản là
phải sống và làm việc, phải thử hết cái này đến cái khác, phải trải nghiệm và
tích lũy thì mới dần tìm ra được. Đặc quyền của tuổi trẻ là “không có gì để mất”
nên hãy cứ dấn thân, vươn mình ra “biển khơi” để tìm cho mình một lý tưởng
phù hợp và hoàn thiện bản thân. Người trẻ cứ đam mê và theo đuổi nó, vì chúng
ta đang có trong tay cả tuổi trẻ cơ mà! (Theo https://baoquangnam.vn/xa-hoi/tuoi-tre-va-dam-me-55519.html) |
a. Tác giả văn bản 1 đưa
ra lời khuyên về việc tích lũy thật nhiều kinh nghiệm sống?
b. Tìm và ghi lại 01 phép
liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn đầu văn bản 2.
c. Xác định 01 điểm chung
và 01 điểm riêng về nội dung của hai văn bản trên.
d. Em có đồng ý với ý kiến:
“Đặc quyền của tuổi trẻ là “không có gì để mất” nên hãy cứ dấn thân, vươn
mình ra “biển khơi” để tìm cho mình một lý tưởng phù hợp và hoàn thiện bản thân”
không? Vì sao? (Trả lời khoảng 4-6 dòng)
Câu
2.
Mọi thứ đều có giá của nó. Đam mê không ngoại lệ. Không ai nói cho ta nghe nên
lựa chọn đam mê ra sao, theo đuổi bằng cách nào, phải lường trước những nguy cơ
gì. Không ai nói với ta rằng có những lúc một lựa chọn sai, dù được bởi thúc đẩy
bởi đam mê vô cùng đi nữa, cũng có thể mang đến hậu quả lớn.
Em hãy viết một
bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) trả lời câu hỏi: Phải chăng chỉ cần có đam
mê là ta đủ sức đi đến thành công cuối cùng?
Câu
3. Học
sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1.
Hãy chọn phân tích một đoạn thơ hay một nhân vật
truyện giúp em cảm nhận được sự đam mê, dũng cảm sẵn sàng cho mọi
thử thách của tuổi trẻ Việt Nam. Trình bày những tác động của đoạn thơ hay nhân
vật truyện đó đối với bản thân em.
Đề
2.
Tình huống: Ngày nay, có nhiều bạn trẻ vẫn chưa thấy
hết và chưa biết qúy trọng giá trị của tuổi trẻ, lãng phí thời gian tuổi trẻ
vào những việc vô bổ. Họ khẳng định cái tôi qua những giá trị bên ngoài, nhất thời, hời
hợt: khoe thân phản cảm, tung ra những phát ngôn, hình ảnh gây sốc trên mạng xã
hội; chạy theo các trào lưu thời trang mà không quan tâm đến việc đọc sách để
nâng cao hiểu biết, bồi bổ trí tuệ…
Nhiệm vụ: Hãy chọn giới thiệu một tác phẩm văn
học để giúp các bạn trẻ đó nhận ra, biết qúy trọng giá trị của tuổi trẻ và viết
bài văn nghị luận lý giải cho sự lựa chọn của em.