1. Mở bài
Cuộc sống chứa đựng muôn
vàn những thách thức, để tạo nên giá trị, bản sắc riêng của bản thân, bên cạnh
việc phát huy tài năng, sự cố gắng con người cần phải có chính kiến, lập trường
riêng.
2. Thân bài
* Giải thích
- Chính kiến là là những
quan điểm, lập trường, ý kiến mang tính cá nhân, biểu hiện của năng lực cá nhân
và khả năng tư duy.
- Sống có chính kiến
không chỉ giúp cho con người sống đúng với "bản ngã" của mình mà còn
là yếu tố quan trọng để giúp con người thành công.
=> Chúng ta hãy sống là chính mình, có
chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài.
* Biểu hiện
- Người có chính kiến quyết
đoán, tự tin và bản lĩnh trong tư duy cũng như trong cuộc sống. Họ có trí tuệ
và tư duy phản biện.
- Người có chính kiến
không bị dao động, chi phối và áp lực vì những yếu tố khách quan như lời rèm
pha, tư duy số đông,...
* Phân tích
- Chính kiến là yếu tố mang lại điểm khác biệt,
sự sáng tạo và bản lĩnh, là một yếu tố cấu thành nên cá tính con người, từ đó
chúng ta có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt của người khác để hoàn thiện
mình.
+ Chính kiến giúp ta luôn
bình tĩnh trước sự thay đổi của hoàn cảnh, không bị lung lay trước những bình
luận trái chiều của mọi người; giúp ta có thêm động lực, niềm tin, giữ vững được
lập trường, quan điểm của mình để từ đó đi đúng theo những định hướng, kế hoạch
mà bản thân đã đề ra.
+ Có chính kiến, con người
sẽ không sợ thất bại hay khó khăn mà luôn cố gắng vượt qua để hoàn thành nhiệm
vụ, không tự làm bản thân bị căng thẳng, rối bời, đánh mất đi cơ hội để bạn được
hoàn thiện mình hơn.
+ Có chính kiến, con người
sẽ không chỉ sống cho bản thân mà còn quan tâm đến những vấn đề xã hội. Con người
sẽ không im lặng trước những bất công hay sai trái mà luôn lên tiếng và hành động
để bảo vệ quyền lợi của mình và của cộng đồng.
+ Có chính kiến giúp con
người có cái nhìn toàn diện về một vấn đề, kích thích họ tư duy để tìm hiếu
chân lý, thay vì chỉ đi a dua theo tư duy tập thể. Có chính kiến, ta sẽ không bị
hạn chế bởi những khuôn khổ hay rào cản mà luôn sáng tạo và đổi mới, luôn cập
nhật và đánh giá mọi vấn đề một cách khách quan và khoa học.
+ Không
- Chính kiến không có
nghĩa là bảo thủ, cố chấp, không biết lắng nghe. Có chính kiến nhưng cần biết biết
lắng nghe, tiếp thu và tôn trọng những ý kiến khác biệt của người khác và nhìn
nhận lại quan điểm cá nhân để đánh giá toàn diện về tính đúng đắn, hợp lý trong
quan điểm của mình.
* Phê phán
- Thực tế có nhiều người
không có chính kiến, gió chiều nào xoay chiều đấy, luôn chỉ biết nghe theo quan
điểm của người khác,… vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, hay soi xét cuộc
sống của người khác và cố gắng trở thành bản sao của người nào đó. Lại có những
người vì tham vọng của bản thân mà đánh mất chính mình,… những người này đáng bị
xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.
* Bài học
- Chính kiến là một yếu tố
quan trọng để con người tự tin, phát triển và đóng góp cho xã hội. Mỗi cá nhân
hãy suy nghĩ thấu đáo, có chính kiến trong mọi vấn đề, đồng thời tiếp thu những
ý kiến của người khác một cách thông minh.
* Bài học bản thân:
- Sử dụng trí tuệ để phân
biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp, lắng nghe các ý kiến trái chiều để
có cái nhìn toàn diện.
- Cần chuẩn bị và suy
nghĩ kỹ trước khi đưa ra quyết định hay quan điểm. Khi có sự chuẩn bị, tìm hiểu
chu đáo thì bạn sẽ tự tin vào chính kiến của mình hơn.
- Rèn luyện kỹ năng học
và tự học để không ngừng cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng và phát triển
tư duy phản biện.
- Rèn luyện kỹ năng giao
tiếp để có thể trình bày chính kiến của mình một cách khéo léo, hiệu quả và tạo
được ấn tượng tốt với người nghe
3. Kết bài
Cuộc sống này là của
chúng ta, do chúng ta định đoạt, hãy là chính mình, hãy phấn đấu để bản thân
mình tốt lên mà không phải vì để giống bất cứ một ai khác.