Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023

Phải chăng biết tự trọng để không đánh mất chính mình?

 


1. Mở bài: 

Trong mỗi con người chúng ta, lòng tự trọng luôn luôn tồn tại. Đó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động của từng người và là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị của bản thân. Phải chăng biết tự trọng để không đánh mất chính mình?

2. Thân bài:

* Giải thích:

- Biết tự trọng có thể hiểu là biết coi trọng danh dự, phẩm giá, nhân cách của chính bản thân. Biết tự trọng cũng có nghĩa là tin vào giá trị của bản thân mình.

- Mỗi người đều có những giá trị riêng của bản thân, với lòng tự trọng ở mức độ khác nhau.

=> Biết tự trọng sẽ biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Biết tự trọng bạn sẽ giúp cong người hoàn thiện chính mình, là một trong những yếu tố cần thiết để xây dựng nên hình ảnh đẹp của bạn trong mắt mọi người.

* Biểu hiện:

- Người biết tự trọng luôn biết giá trị của chính mình. Họ biết mình là ai, biết mình có điểm gì mạnh, điểm nào yếu, từ đó biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, luôn phân biệt được đúng sai, biết cách xử sự như thế nào để tốt nhất cho người khác

+ Họ không vì danh lợi mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng là lý trí ngăn cản họ làm những điều xấu, những hành vi đi ngược với đạo đức. Cho dù có phải chịu thiệt thòi, họ vẫn lên tiếng bênh vực lẽ phải.

+ Họ là những người sống rất chuẩn mực, luôn xem trọng lễ nghĩa và có ý chí tiến thủ. Người biết tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm, đó cũng là cách để họ khẳng định bản thân.

* Phân tích:

- Lòng tự trọng là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động của từng người và là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị của bản thân. Biết tự trọng sẽ đóng vai trò như một tấm đệm chống lại những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra cho mỗi người.

- Biết tự trọng giúp ta tự tin như thế nào vào những kỹ năng, năng lực của bản thân cần để thành công trong cuộc sống và học tập. Nó khiến ta yêu bản thân, quý trọng và tôn trọng chính mình, biết chấp nhận bản thân với những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Nếu ta cảm thấy thoải mái với chính mình, những người khác cũng sẽ như vậy.Điều này sẽ cải thiện các mối quan hệ cá nhân của ta và chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn.

- Lòng tự trọng giúp ta là chính mình, chống chọi với nghịch cảnh và lòng tin bản thân có thể vượt qua tất cả kể cả khi bạn gặp thất bại. Nó như thể một mệnh lệnh từ bên trong giúp ta kiên trì hơn và động viên ta bất cứ khi nào ta cần để trở thành con người ta hướng tới..

+ Bảo vệ lòng tự trọng thì khó chứ đánh mất nó thì vô cùng dễ, chỉ cần một lời nói, một hành động thiếu suy nghĩ cũng khiến bạn đánh mất lòng tự trọng. Chỉ cần cảm thấy hài lòng về bản thân chứ không phải sự yêu quý bản thân. Quá tự tin vào bản thân dẫn đến tự phụ và thậm chí tự đại. Sự coi trọng bản thân cần phải có chừng mực.

- Tự trọng hoàn toàn khác với tự ái, người tự trọng biết tiếp thu để học hỏi, trưởng thành và khẳng định bản thân, còn người tự ái thì cố chấp, bảo thủ và không biết lắng nghe. Muốn thành công ta phải dẹp bỏ tự ái, đừng để điều đó trở thành vật cản trên bước đường phát triển.

* Phê phán:

- Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

* Bài học:

- Lòng tự trọng vẫn luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, quan trọng là bản thân chúng ta có thấy được nó để phát huy hay không mà thôi. Vậy còn chần chừ gì nữa mà bạn không bồi đắp lòng tự trọng từ những điều nhỏ nhất để hoàn thiện chính mình

- Bản thân:

+ Sống lạc quan, yêu đời, luôn Tự tin và tự hào về bản thân, không tự ti hay so sánh với người khác.

+ Biết tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác, không kì thị hay phân biệt đối xử.

+ Biết giữ lời hứa và thực hiện nghĩa vụ của mình, t nhận thức và sửa chữa những sai lầm của mình, không cố chấp hay bỏ ngoài tai.

+ Không ngừng cảm nhận, thay đổi bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện, tích lũy, trau dồi và hoàn thiện bản thân đẻ thực hiện ước mơ bằng niềm tin mãnh liệt nhất.

3. Kết bài:

Sống có lòng tự trọng, chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống theo chiều hướng tích cực hơn và bản thân sẽ làm những việc có ích cho gia đình cũng như xã hội. Bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng trong học tập cũng như trong cuộc sống.