Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Chúng ta học được gì khi không hỏi?


 Kỹ năng đưa ra những câu hỏi đúng, hay đóng vai trò thiết yếu và tiên quyết cho quá trình nghiên cứu và thu nạp kiến thức của con người. Thế nhưng, rất ít người trong số chúng ta quan tâm về việc rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi. Chúng ta học được gì khi không hỏi?

Học hỏi là hoạt động, còn người hiểu biết được gọi là người có học vấn, vấn ở đây chính là hỏi. Hỏi là tên gọi khác của quá trình tư duy. Nói cách khác, về bản chất, để học được, cách tốt nhất là tự mình phải hỏi được. Câu hỏi là công cụ mạnh mẽ và có lợi. Biết đặt câu hỏi giúp tăng khả năng học tập và cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân. Hỏi giúp ta hiểu được bản chất của cuộc sống, khám phá những qui luật và giá trị cuộc sống.

Tại sao khi ta còn nhỏ thường tự đặt rất nhiều câu hỏi. Người lớn rất đau đầu vì chuyện này. Và ta hiểu biết thêm rất nhiều từ đấy, bởi đó là việc học tự thân. Nhiều khi việc đặt câu hỏi có thể đã giúp chúng ta giải quyết được một nửa vấn đề rồi. Như thiên tài Albert Eistein từng chia sẻ, không phải là vì ông quá thông minh mà nhờ kiên trì đặt câu hỏi lâu hơn. Khi đã tìm ra câu hỏi thích hợp, ông có thể giải quyết vấn đề với ít thời gian hơn. Nick Vujicic đã từng đặt ra vô vàn những câu hỏi về khiếm khuyết của cơ thể mình, để rồi nhận ra anh có thể mang đến những giá trị vĩ đại hơn cả những bất hạnh mà tạo hóa đã mang đến cho mình. Kyto Aya tự hỏi điều gì là quan trọng nhất nếu cuộc sống của cô quá ngắn ngủi và lời đáp mà cô nhận được đó là lời “Cảm ơn”. Cô trân trọng từng khoảnh khắc cô tồn tại trong cuộc đời và dành lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả mọi điều mà cô đã nhận được.

Chịu khó suy nghĩ, tìm tòi để đặt ra các câu hỏi đúng, ý nghĩa, kích thích tư duy, tăng cơ hội giao tiếp và tiến bộ. Chúng ta học được từ những câu hỏi nhiều hơn từ những câu trả lời. “Tại sao quả táo lại rơi xuống mà không bay lên?” Có lẽ Newton không phải là người đầu tiên bị một vật gì đó rơi trúng đầu, nhưng ông là người đầu tiên đặt câu hỏi về điều mà không ai để ý, và say mê tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi mà những người khác bỏ qua. Những thắc mắc thông minh khiến bạn khám phá ra nhiều điều mới mẻ, đập vỡ những định kiến của chính bạn và mọi người. Lịch sử nhân loại đi lên chính nhờ những câu hỏi không ngừng, những thắc mắc dường như không có hồi kết của con người… Chuyên gia thiết kế nổi tiếng Steven Heller từng nói: “Những câu hỏi có thể dời non lấp bể, giúp các ý tưởng được “kích nổ’ ngay tức thì. Đó là những câu hỏi mà một khi dã được gợi lên, sẽ khiến loài người phải suy nghĩ theo hướng hoàn toàn khác biệt”.

Qua những câu hỏi ta có thể rèn luyện nhiều kỹ năng khác. Khi đặt câu hỏi, chúng ta học được cách kiểm chứng thông tin, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và thích nghi với những khó khăn. Chúng ta có thể tìm ra con đường mới lạ và đột phá trong những điều rất đỗi bình thường hằng ngày, những điều mà chúng ta thậm chí còn không để ý đến. Biết hỏi và không ngừng hỏi, con người còn khám phá ra sức mạnh của chính bản thân mình.

Câu hỏi và câu trả lời là hai vế của một hoạt động vấn đáp. Trong xã hội ngày nay, khi mà Internet đã thu gom được hầu hết tri thức phổ thông của nhân loại, việc tìm ra câu trả lời trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần bạn biết đặt từ khóa tìm kiếm đúng, hay nói cách khác là câu hỏi đúng sẽ có rất nhiều câu trả lời cho bạn. Tạo thói quen đặt câu hỏi chính là cơ sở để chúng ta có thể đặt được những câu hỏi đúng.

Việc ngại hỏi sẽ khiến chúng ta e dè và mất hút trong phần lớn hoạt động cộng đồng đòi hỏi phải đưa ra ý kiến, đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội để giao tiếp xã hội và tiến bộ. Chắc bạn từng chứng kiến những buổi học, trao đổi mà thầy cô cứ phải lặp đi lặp lại câu hỏi “ai có câu hỏi gì không ạ?” trong sự im lặng. Lý do chính có lẽ là do chúng ta sợ bị đánh giá là yếu kém chăng? Đừng ngại hỏi, chớ giấu dốt e dè và mất hút trong phần lớn hoạt động cộng đồng. Con người cần học cách hỏi. Không phải ai cũng biết hỏi. Câu hỏi chỉ đến khi ta đã nung nấu, nghiền ngẫm về một vấn đề nào đó thật chín muồi. Cần đặt câu hỏi ở mọi khía cạnh: là gì, như thế nào, tại sao, khi nào…để tìm ra bản chất vấn đề.

Trong cuộc sống hiện nay, có người ngại hỏi, lại có những người không dám hỏi, hoặc không có gì để hỏi. Đó đều là biểu hiện tiêu cực của sự lười tư duy, sống vô cảm, thu mình trong vỏ ốc…“Những câu hỏi còn quan trọng hơn câu trả lời. Bởi nó là động lực khiến ta phải không ngừng học tập, kiến tạo, thử nghiệm và tiến bộ” (Pete Welter). Hỏi, bạn chỉ dốt trong giây lát, không hỏi, bạn dốt nát cả đời. Không thể tư duy thì không thể thay đổi bất kì thứ gì. Cần rèn luyện tư duy phản biện, không ngừng đặt “mười vạn câu hỏi vì sao”. Đặt câu hỏi cho người khác và cho chính mình là một cách rèn luyện tư duy.

Tất nhiên trong cuộc sống, trong quá trình giao tiếp không tránh khỏi những câu hỏi ngớ ngẩn, những sai lầm khiến cho cuộc đối thoại đi theo hướng khác. Đây là một điều các bạn thật sự cần nên tránh. Phải suy nghĩ thận trọng để có câu hỏi đúng – câu hỏi giúp phát hiện bản chất vấn đề...với tâm thế học hỏi. Đừng sợ, chỉ là một câu đề nghị thôi mà! Chúng ta sẽ chẳng mất gì sau khi hỏi cả.

Đặt câu hỏi trong giao tiếp là không khó, tuy nhiên đặt câu hỏi như thế nào cho hiệu quả là một vấn đề khác. Phải chuẩn bị câu hỏi từ trước. Hỏi phải đi từ tổng quan đến chi tiết. Hỏi phải có mục đích, ngắn gọn, rõ ràng phù hợp với đối tượng lời. Tôn trọng người được hỏi, không ngắt lời khi người khác trả lời. Đặc biệt phải biết lắng nghe nắm bắt, suy nghĩ thật kĩ trước khi hỏi.

Đặt câu hỏi là kỹ năng sống rất cần thiết trong cuộc sống. Thông qua việc đặt câu hỏi thích hợp, bạn có thể thúc đẩy quá trình giao tiếp diễn ra tốt đẹp và hiệu quả hơn. Đừng lãng quên những câu hỏi, công cụ mạnh mẽ để học hỏi và không ngừng tò mò về thế giới xung quanh mình.

Chúng ta phải làm gì với cơn giận dữ?


 Cuộc sống ồn ào hối hả, tất bật, nhiều stress hiện nay có những lúc giận dữ là chuyện không thể tránh. Nếu không thể tránh thì hãy chọn cách đối mặt để nó lướt qua với thái độ tích cực. Hãy học cách giảm nhẹ cơn giận.

* Giải thích:

- Giận dữ là thái độ bức tức, khó chịu, là cảm xúc rất tự nhiên khi ta gặp phải những điều không vừa lòng, không đúng ý hoặc khi ai đó làm cho bạn bực mình.

- Giận dữ là một phản ứng tự nhiên đối với nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần. Cảm xúc giận dữ có thể xảy ra khi cơ thể cảm thấy không khỏe, bị từ chối, bị đe dọa hoặc trải qua một số mất mát.

- Kiểm soát cơn tức giận của bản thân tức là làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân khi tức giận, không làm tổn hại, tổn thương đến đối tượng xung quanh.

=> Giận dữ là tâm lí hết sức bình thường của con người. Nhưng mất kiểm soát khi giận dữ, hoặc giận dữ được xử lý theo những cách không lành mạnh sẽ dẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới các mối quan hệ cá nhân và chất lượng cuộc sống.

* Biểu hiện:

- Khi giận dữ, chúng ta có xu hướng nổi nóng, nói to, quát to, nói những lời cay độc, có những hành vi như quăng đập các đồ vật gần quanh mình, thậm chí muốn hoặc sử dụng vũ lực để giải tỏa cảm xúc…

- Bạn có thể giận dữ với một người nào đó (chẳng hạn như bạn bè, cha mẹ…) hoặc trước một sự kiện xảy ra (kẹt xe, đi học bị bị trễ…). Hay “nổi đóa” khi bị nhắc nhở vì một lỗi rất nhỏ, khi gặp chuyện bực mình...

* Phân tích:

- Những nóng giận, dù là nhất thời, cũng đều khiến ta cảm thấy khó chịu, bực bội, tức tối, thậm chí muốn trả thù… Cơn tức giận khiến ta không làm chủ được những lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân. Hậu quả, hành vi bị điều khiển bởi cơn tức giận có thể rất nặng nề, nghiêm trọng. Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì tức giận mà gây ra những hậu quả khôn lường, đó là những người vì tức giận khi bị phản bội mà phóng hỏa, giết người, cũng có người vì những lời chê bai, chế giễu mà giết bạn bằng những hành vi tàn nhẫn nhất.

+ Sự giận dữ không chỉ làm người khác đau khổ, khó chịu mà chính bản thân cũng thấy không thoải mái, thanh thản. Nó gây bực bội, khó chịu, khiến các công việc khác cũng không thể làm hoặc hoàn thành tốt. Có thể làm giảm nhiệt tình của con người trong cuộc sống, lấy đi sự tự tin của bản thân.

+ Sự giận dữ không kiểm soát có thể dẫn đến tranh cãi, đánh lộn, bạo hành ... Giận dữ khiến ta đánh mất khả năng đánh giá khách quan, không còn bình tĩnh, tỉnh táo để xử trí mọi việc một cách hợp lí, thấu đáo. Con người chỉ có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo khi bình tĩnh, hạnh phúc.

 + Trút giận sang người khác làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Sự giận dữ luôn đi kèm với nỗi ân hận. Tức giận chỉ làm cho bạn nhỏ nhen hơn. Khoan dung, bỏ qua lầm lỗi và thiếu sót của người khác, giúp trút được gánh nặng tinh thần và tự giải thoát mình khỏi những tác hại mà cơn giận có thể gây ra.

+ Tức giận là "sát thủ thầm lặng" đối với sức khoẻ và tinh thần của bạn. Giận dữ sẽ khiến cơ thể bị tổn hại, thường xuyên căng thẳng ở mức cao khiến sức khỏe tiêu hao. Không kiểm soát được cơn giận sẽ gây tổn thương tâm trí, mệt mỏi tinh thần, cơ thể rệu rã. Thường xuyên tức giận sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng của trí não và làm lu mờ suy nghĩ.

- Ta phải biết thể hiên giận dữ vào đúng lúc và đúng chỗ, tìm cách giải quyết vấn đề và tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Vì sự giận dữ nếu bị dồn ép vào trong, gây ra căng thẳng cực độ, huyết áp cao hoặc khủng hoảng. Không biết làm thế nào để thể hiện sự giận dữ một cách phù hợp, khiến ta liên tục tìm cách chống đối, nghi ngờ và chỉ trích mọi thứ và đưa ra những lời bình luận cay độc.

* Phê phán:

Rất tiếc cuộc sống hiện nay dường như làm con người ta xa cách hơn, xảy ra nhiều xung đột, bạo lực hơn. Trong cuộc sống, có cảm giác chúng ta "động tới đâu có thể giận ở đó". Ra đường gặp hoặc chính chúng ta chạy xe ẩu, gây kẹt xe, đến cơ quan thì áp lực từ lãnh đạo, có khi bị đồng nghiệp chơi xấu..., chúng ta như bị những cơn giận bủa vây. Những cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng diễn ra thường xuyên: không biết chờ đợi, đèn đỏ chừng 6 giây đã bóp còi, đụng xe là cãi nhau, cố tình to tiếng để trấn áp người kia mặc dù mình sai nhè, nhắc nhở va chạm giao thông cũng đâm chết người, xem hàng mà không mua là ăn chửi… Sự thật đau lòng!

* Bài học:

- Đừng để sự giận dữ của bạn vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Dù trong bất kì tình huống nào cũng cần bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất.

- Hãy nhắc nhở bản thân rằng giận dữ không giải quyết được bất cứ điều gì cả và nó cũng chẳng làm bạn cảm thấy tốt hơn (và có lẽ quả thật nó chỉ làm bạn cảm thấy tệ hơn đấy).

* Bản thân:

+ Chủ động tránh mặt để làm giảm không khí căng thẳng; kiềm chế lời nói bằng cách im lặng; tìm kiếm, phân tích nguyên cớ dẫn đến cơn tức giận; nếu buộc phải đối diện với nguyên nhân khiến ta tức giận thì cố gắng giữ bình tĩnh để không có những lời nói, cử chỉ, hành động thô lỗ, thiếu văn hóa.

+ Luôn sống vui vẻ, hòa đồng, thân thiện để kéo gần khoảng cách giữa mọi người với nhau. Nuôi dưỡng những cảm xúc, những hành động tích cực sẽ giúp con người giải quyết mọi việc một cách hiệu quả, thân thiện và văn minh.

+Cảm xúc của con người thường được nảy sinh do hoàn cảnh. Vì vậy, con người cần biết thích ứng hoặc thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh để tạo ra những cảm xúc và hành động tích cực.

Nếu không rèn luyện được khả năng kiểm soát cơn tức giận, con người dễ đối mặt nhiều hơn với những thất bại. Hãy hiểu rõ tác hại của nó. Hãy đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn khách quan hơn, tích cực hơn, từ đó kiềm chế cảm xúc và hành động của bản thân và cả của đối phương.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi


 

Đừng vô tình trở thành “anh hùng bàn phím”


 Thời đại mạng xã hội bùng nổ, cũng là lúc thời thế tạo anh hùng. Anh hùng bàn phím xuất hiện kinh dị còn hơn nấm mọc sau cơn mưa.

"Anh hùng bàn phím" là cụm từ để chỉ những người chuyên sử dụng mạng xã hội để đi bình phẩm, phán xét người khác và bày tỏ quan điểm (ý kiến chủ quan, không căn cứ), cảm xúc của mình một cách tự do, thoải mái,sẵn sàng phê phán, nhận xét và nhiệt tình bàn luận về bất cứ một vấn đề nào đó một cách “vô tội vạ” với thái độ không cần biết phải - trái, đúng – sai. Họ rất manh động thích "chém gió" theo kiểu bầy đàn nên rất hay rủ rê nhau cùng chém về một người, hay một chủ đề nào đó.

Những "anh hùng bàn phím" sẵn sàng bỏ thời gian tham gia, suy diễn bất cứ sự kiện nóng nào xảy ra trong xã hội, từ văn hóa giải trí, trật tự xã hội đến chính trị. Họ “ném đá” thẳng tay mà không cần biết hậu quả; phê phán, bất bình một cách cảm tính dù chưa hiểu rõ nội tình; chuyên soi mói bắt lỗi người khác; chuyên tung ra những bình luận kinh khủng, gây tổn thương cho người khác; vào nhà người khác chửi, “chém” chuyện không liên quan mình;… Nhiều bạn trẻ ngày nay dễ trở thành anh hùng bàn phím, họ vô tư bình luận, chỉ trích người khác dù chưa từng tiếp xúc hay hiểu rõ về sự việc, chỉ một vài thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội họ đã sẵn sàng ‘ném đá’ làm tổn thương người khác. Thậm chí, họ vô tư đến mức không nghĩ rằng những lời bình ác ý, chỉ trích của mình có thể làm tổn thương một ai đó.

Việc lạm dụng mạng xã hội và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tự cho bản thân mình quyền phán xét, đánh giá, xúc phạm người khác tạo ra những "anh hùng bàn phím". Ai cũng có sẵn trên tay chiếc điện thoại, máy tính, việc bình phẩm, nhận xét một ai đó hay một vấn đề quá dễ dàng. Những "anh hùng bàn phím" nghĩ đây là thế giới ảo, không ai biết họ là ai, họ không lường được và cũng không phải chịu những hậu quả việc làm của mình. Họ hóa thân thành một con người rất khác với bản thân họ ở bên ngoài xã hội. Họ thoải mái xả hết những cảm xúc của họ vào đây do có thể ở ngoài họ kiềm cảm xúc rất nhiều không có cơ hội để bộc lộ hoặc Là đua theo phong trào vừa rộ lên, nhưng không biết đó là gì. Thật ra việc họ làm chủ yếu là để cho nhiều người chú ý đến mình. Có thể sau bộ áo "anh hùng" họ là dân kinh doanh qua mạng, hoặc họ đang khao khát cả vũ trụ phải biết đến mình. Họ bất chấp thủ đoạn, có thể tung tin đồn nhảm, có thể dựng một câu chuyện ly kỳ mang màu sắc bí hiểm, gây tò mò để thu hút sự chú ý của nhiều người. Họ luôn nghĩ rằng những bài viết, bình luận của mình chính là chân lý, chân giò, hay chân ái. Gia đình, nhà trường thiếu giáo dục, định hướng hệ giá trị sống cho những người trẻ, chưa giúp họ có “bộ lọc” văn hóa khi tham gia môi trường mạng.

Mạng xã hội và những lời bình phẩm của các anh hùng bàn phím là ảo, nhưng lại gây ra nỗi đau thực. Lạnh lùng phán xét vô trách nhiệm trên thế giới ảo, một số "anh hùng bàn phím" đã làm tổn thương nhiều tâm hồn thậm chí góp phần tước đoạt cả mạng sống người khác Những nạn nhân của những sự việc đó có thể bị ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, rồi dẫn đến những hành động dại dột, điển hình nhất là tự sát. Rồi ảnh hưởng nặng nề đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của những nạn nhân đó.Ta vẫn thường thấy trên mặt báo hàng ngày tin tức về nạn nhân vướng phải sự công kích của mạng xã hội mà không dám nhìn mặt ai, hoặc thậm chí còn tự tự. Không chỉ vậy, hiện tượng anh hùng bàn phím còn gây ra thói xấu cho xã hội, đó là bệnh vô cảm, sự a dua, và gây mất trật tự anh ninh xã hội. Vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn. Chỉ vì mục đích cá nhân đã sẵn sàng và ngang nhiên tìm mọi cách trục lợi một cách vô cảm trên nỗi đau của người khác. Các hành vi xấu xí đó khiến một số người trẻ tuổi có suy nghĩ, hành động, lối sống lệch lạc trở thành thói quen, đẩy tới những nguy hại không thể đong đếm được.

Mạng không “ảo”, thông tin không thể thiếu trách nhiệm, những lời bịa đặt sẽ không dễ bị “gió bay”. Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng bằng cách sử dụng mạng xã hội đúng quy định và có văn hóa. Hãy thật thận trọng khi đăng tải thông tin, đừng vì sự thiếu hiểu biết, bốc đồng mà chia sẻ hoặc bình luận những nội dung sai trái. Gia đình, nhà trường cần giáo dục định hướng hệ giá trị sống cho những người trẻ, giúp họ có “bộ lọc” văn hóa khi tham gia môi trường mạng. Cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền pháp luật về sử dụng mạng xã hội để định hướng người dân có sự chọn lọc, tránh bị thông tin “ảo” cũng như kẻ xấu chi phối, tác động, ảnh hưởng an ninh.

Bản thân mỗi người nhất là các bạn trẻ phải suy nghĩ kỹ trước khi bấm nút like, share, hoặc phát tán thông tin trên môi trường mạng. Sử dụng mạng xã hội ý thức được trách nhiệm của mình, tự điều chỉnh hành vi, không có những hành xử lệch chuẩn đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục... khi tham gia mạng xã hội. Nắm vững các điều cấm liên quan văn hóa ứng xử trên môi trường mạng (như xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác, thông tin bịa đặt, sai sự thật, phá hoại thuần phong mỹ tục...). Không xem và chia sẻ những nội dung vô bổ, nhảm nhí.

Thay vì tốn thời gian và công sức để hạ thấp một ai đó trên mạng xã hội, bạn tập trung nâng cao giá trị của bản thân và học hỏi biết bao điều mới mẻ, để từ đó khám phá được những ý nghĩa đích thực cho cuộc sống của riêng mình.

Có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra


 Nếu như cứ ở mãi trong một vỏ vô hình nào đó, dù không có thử thách, dù được thoải mái nhưng rồi sẽ đến một thời điểm, bạn nhận ra rằng cuộc sống này thực sự quá đơn điệu và tẻ nhạt biết chừng nào. Đa số chúng ta vẫn chọn chơi những “trò chơi” an toàn, tránh mạo hiểm hoặc chọn cách bỏ qua các rủi ro khi phải đối mặt với lựa chọn trong cuộc sống. Nhưng sợ hãi cũng có thể trở thành yếu tố gây ra một số hạn chế, nhất là đối với thế hệ trẻ. Có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra. Nhưng làm thế nào để đủ sức mạnh, niềm tin mà bước ra khỏi vùng an toàn đó?

Vùng an toàn chính là môi trường thân thuộc mà con người luôn luôn có được những cảm giác tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân. Ở nơi ấy chúng ta được tự do vẫy vùng mà chẳng phải lo sợ bất cứ một điều gì khác. Vùng an toàn là một trạng thái tâm lý của con người. Tóm lại, trong mỗi chúng ta đều có một giới hạn tâm lý. Miễn là chúng ta hành động trong phạm vi giới hạn đó, nói cách khác là ở bên trong vùng đó, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái và kiểm soát được mọi việc. Khi vượt ra ngoài giới hạn này, chúng ta sẽ cảm thấy lo sợ thất bại và tự ti hơn nhiều. Việc mở rộng tâm trí, chấp nhận bước ra khỏi vùng an toàn không phải là một điều xấu. Đừng bỏ qua cơ hội để thay đổi toàn diện cuộc sống của mình. Bởi nếu bạn không chịu bước ra thì mãi mãi mọi thứ cũng sẽ như ở vị trí hiện tại mà thôi!

Đi học, đi làm bạn chẳng nói chuyện với bất cứ ai, trừ việc nói chuyện với những người bạn cũ, về đến nhà, cũng chỉ ở lỳ trong phòng và nghĩ rằng đi ra ngoài đường một mình khi không có bố mẹ đi cùng sẽ dễ bị kẻ khác lừa bịp. Vậy những lúc đó có bao giờ bạn tự hỏi lòng mình rằng, chúng ta sẽ đi đâu và về đâu trong thời điểm phải tự sống cuộc đời của chính mình, tự đưa ra những quyết định cho riêng mình hay là cho những vấn đề ở trong cuộc sống khi mà không phải lúc nào người thân cũng có thể ở bên cạnh và sóng bước cùng với ta hay không?

Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn? Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của bản thân ta sẽ tụt lại phía sau. Nếu muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình, bạn chỉ có thể thoát khỏi những giới hạn khiến bản thân phải sống cùng một vòng lặp mỗi ngày.Chỉ khi bước ra khỏi đó, ta mới có cơ hội để khám phá những tiềm năng vốn có của mình, từ đó tìm kiếm hạnh phúc và sự viên mãn trong cuộc sống.

Chúng ta có những mục tiêu, ước mơ và khát vọng khác nhau, nhưng tất cả đều dẫn đến cùng một kết quả – đó là trở nên tốt hơn so với quá khứ. Cho dù đó là về mặt vật chất hay tinh thần. Bạn càng ở trong vùng an toàn lâu, bạn càng có ít cơ hội để phát triển. Vùng an toàn khiến bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công. Bạn có thể lên cho mình rất nhiều kế hoạch, xong lại không có những hành động hay việc làm cụ thể. Trưởng thành là khi ta trở thành phiên bản tốt hơn ta của hiện tại, và cách duy nhất để bạn trở thành phiên bản ấy là trải nghiệm những điều nằm ngoài tầm hiểu biết và cuộc sống trước đây của mình. Và điều này đòi hỏi bạn bước ra khỏi vùng an toàn.

Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo. Ra khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện ra những năng lực mới của bản thân. Bạn sẽ có được những thử thách để mở rộng thế giới quan của mình. Điều này khiến bạn trưởng thành trở thành 1 phiên bản tốt hơn của chính mình. Cuộc sống vẫn và sẽ luôn thay đổi, dù bạn có thay đổi theo nó hay không, đó là một thực tế không thể chối từ. Vì vậy, khi còn trẻ, và thế giới ngoài kia còn rộng mở, hãy can đảm cất bước đi.

Với một thời đại mà công nghệ lên ngôi như ngày nay, việc các bạn dám liều lĩnh dấn thân chinh phục những “vùng đất” mới, thậm chí là sẵn sàng đối diện với những sự rủi ro thì đó cũng là yếu tố quan trọng của bí quyết thành công. Bước ra khỏi vùng an toàn là mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội thành công cho mỗi con người.

Có nhiều bạn đã nhất mực sợ hãi nhiều thứ và không bao giờ dám nói lên những gì mình mong muốn, họ chỉ muốn có cha mẹ, có người thân dẫn lối để bước đi. Có bạn dù đã đi học đại học rồi đấy nhưng mà bạn vẫn cứ luôn gánh nặng những nỗi lo và sự sợ hãi không dám bước chân đi và chẳng dám thực hiện bất cứ điều gì mình ước mơ và xác định con đường thực sự nào dành cho mình. Sợ hãi là một điều tất yếu của con người, nó khiến chúng ta phải thận trọng ở những trường hợp cần thận trọng. Bản năng từ thời xa xưa của chúng ta là thích cảm giác an toàn và tránh xa mọi nguy hiểm.Nhưng bước ra ngoài vùng an toàn của bạn là một loại sợ hãi cần được chấp nhận.

Sống cũng giống như khi ta đi xe đạp vậy, hoặc là đạp xe liên tục để tiến về phía trước hoặc xe sẽ bị đổ khi dừng lại. Nguyên liệu cơ bản mang đến niềm hạnh phúc là việc tìm kiếm sự phát triển trong cuộc sống. Phát triển luôn cần có quá trình, quá trình xảy ra luôn cần có hành động cụ thể, và hành động đó chính là bước ra khỏi chính con người hiện tại của bạn.

Hãy tự tin bước qua những danh giới an toàn bằng cách dám nói, dám nghĩ, dám hỏi những điều bạn cho là ngớ ngẩn và sẵn sàng nghe những lời chỉ trích. Quan trọng nhất là bạn dám đối diện với bản thân mình và những sự thất bại. Hãy tìm ra niềm đam mê thực sự của mình khi còn trẻ và sau đó dành cả đời để cống hiến cho nó. Bạn cần luôn trong tư thế sẵn sàng cho những thay đổi mới mẻ, để hiểu mình cần gì và muốn gì trong cuộc sống.

Tự viết một danh sách những dự định mà bạn đã trì hoãn cho đến bây giờ ví dụ như học ngoại ngữ, đi khám sức khỏe định kỳ, đi tập yoga, chăm sóc sức khỏe... Bạn có thể liệt kê bất cứ điều gì bạn đã bị trì hoãn trong vài tuần trở lên, dù là việc nhỏ đến đâu. Hãy chọn một trong những nhiệm vụ nhỏ nhất trong danh sách trì hoãn của bạn và thực hiện điều đó ngay lập tức. Nó có thể là một việc vô cùng đơn giản như quét dọn nhà cửa, đặt giờ dậy sớm vào buổi sáng – bất cứ việc gì bạn đã dùng đủ lý do để không làm trong một thời gian dài (đó một dấu hiệu cho thấy nó nằm ngoài vùng an toàn). Khi bạn đã hoàn thành một việc, hãy chọn một mục khác trong danh sách để thực hiện. Làm điều này cho đến khi bạn cảm thấy đủ năng lượng và sự tự tin cần thiết để tiến một bước lớn hơn.

Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với môi trường mới, khó khăn mới. Bởi vậy hãy dũng cảm trải nghiệm vượt ra khỏi vùng an toàn của mình.

Bạn chính là người làm chủ số phận cuộc đời mình


 Ta là chủ nhân của chính số phận ta

Ta là thuyền trưởng của con tàu tâm trí.

Viết những dòng thơ trên, Nhà thơ nổi tiếng người Anh William Henley muốn nhắn nhủ rằng, chúng ta là người làm chủ vận mệnh của mình, là thuyền trưởng lèo lái con thuyền tâm hồn mình. Học cách làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời ta sẽ dễ dàng làm chủ cuộc đời và số phận của mình. Cuộc sống của đời bạn, là do bản thân bạn quyết định.

Số phận, có thể hiểu một cách đơn giản là sự sắp đặt từ trước của một thế lực siêu nhiên nào đó đối với cuộc đời một người. Theo đó, cuộc đời người này sẽ diễn ra đúng như sự định đoạt. Vui vẻ, hạnh phúc, khổ đau tất cả dều dựa vào sự sắp đặt.Làm chủ là tự mình quyết định cuộc sống của mình, không dựa dẫm hay bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào. Số phận mỗi con người do chính bản thân nắm giữ, quyết định. Cuộc đời một người có vui hay buồn, khổ đau hay hạnh phúc là do chính bản thân họ tạo ra, nắm bắt và quyết định.

Khắc nghiệt của cuộc đời bắt đầu khiến chúng ta phải khước từ ước mơ, khước từ những mong muốn của bản thân. Nếu bạn nghĩ mọi thứ trong cuộc sống đều được sắp đặt bởi số phận thì bạn không bao giờ thành công, cũng như trong cuộc đời bạn không có mục tiêu để hướng tới. Mọi việc của bạn đều do chính bạn lựa chọn và quyết định, số phận của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Lựa chọn khổ đau hay hạnh phúc, lối mòn hay con đường mới… tất cả đều do suy nghĩ, cách nhìn của bạn đối với cuộc đời này. Khi có cách nhìn tích cực, cuộc sống sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Nick Vujjik một người khuyết tật nhưng chọn cách nhìn cuộc sống đầy tích cực. Anh không chỉ tạo ta cho mình một cuộc sống ý nghĩa mà còn truyền cảm hứng sống tới rất nhiều nhiều trên thế giới. Nói một cách đơn giản là nắm giữ vận mệnh chứ không phải phó mặc cho “định mệnh”.

Lựa chọn đầu hàng, phó mặc cho số phận hay vượt lên số phận đều nằm ở quyết định của con người. Hãy tự hỏi bản thân, có thể vượt qua nổi những rào cản sinh ra từ chính mình hay không? Do sự thiếu hiểu biết, chúng ta đành chấp nhận tin rằng có một thế lực siêu nhiên nào đó đã sắp xếp và dẫn dắt tất cả mọi người trên thế gian này. Thực tế, mọi việc của bạn đều do chính bạn lựa chọn và quyết định, số phận của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân bạn. Bill Porter sinh ra đã mắc bệnh bại não. Nhưng với quan niệm: “Một khi có ước mơ thì bệnh tật sẽ không còn là trở ngại” ông đã từng ngày vượt lên số phận. Ông Bill vẫn đam mê, nỗ lực bán hàng. Sau nhiều cố gắng, ông trở thành một trong những nhân viên tiếp thị giỏi nhất nước Mỹ. Hiểu biết các nhu cầu và các năng lực của chính mình, chúng ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu cho chính bản thân mình. Nó giúp bạn trở nên tự tin, tích cực và năng động hơn trong cuộc sống. Chỉ có bạn mới là người kiểm soát cuộc đời mình.

Lựa chọn đứng lên sau vấp ngã hay chết chìm trong thất bại cũng là từ tư duy, sự kiên trì, nỗ lực của mỗi con người. Nếu đầu hàng, buông xuôi con người sẽ không nỗ lực, không cố gắng, bởi vì số phận họ đã an bài, có cố gắng cũng không thể thay đổi. Đó chính là những tư duy chết, họ chỉ đang tồn tại trong cuộc đời này chứ không phải sống. Ngược lại nếu luôn có ý chí, nghị lực không chịu đầu hàng trước số phận con người sẽ tạo ra những điều tuyệt vời, một cuộc sống có ý nghĩa. Nhà văn Bandac vốn là một tiểu thương. Sau đó ông gặp phải thất bại lớn trong kinh doanh khiến ông lâm vào cảnh nghèo đói. Thế nhưng, không để cuộc đời mình chết trìm trong thất bại, ông vẫn cố gắng từng ngày để thay đổi nó. Ông bắt đầu lại bằng cách viết văn và cuối cùng với sự nỗ lực của bản thân ông đã thay đổi được cuộc đời, bước ra từ thất bại và trở thành một nhà văn nổi tiếng của thế giới. Động lực của sự phát triển là những nhân tố tự nhiên, khách quan chứ không phải do một lực huyền bí siêu nhiên điều khiển. Cuộc sống, mỗi người đều có cho mình một con đường riêng, không ai có thể đi thay bạn cả.

Mỗi lần vấp ngã, trái tim lại chai sạn đi một ít. Mỗi lần tổn thương, bản thân lại tự động trở nên cứng rắn hơn. Mỗi lần đau khổ, tâm hồn lại khô khan và sợ yêu thương hơn. Mọi sự lựa chọn cũng vì thế mà bắt đầu trở thành áp lực. Chính vì khó khăn nên bản thân ta mới trở nên quan trọng như thế. Hạnh phúc hay đau khổ là do ta lựa chọn. Nhiều khi chính bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui. Cuộc sống là một chuỗi những ngày nối tiếp nhau, nếu hôm qua bạn phiền lòng vì một điều gì đó mà đem phiền lòng đó đến tận hôm nay, bạn sẽ chẳng bao giờ có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng đang đón chờ mình phía trước. Thật ra, cuộc sống này là của chúng ta, do chính chúng ta định đoạt nó. Chỉ cần bạn tin tưởng tất cả những khó khăn đó chỉ là để bạn rèn luyện bản lĩnh trước khi tìm được đúng đường. Những nỗi đau, vất vả bạn trải qua dần rồi sẽ được đền đáp một cách xứng đáng.

Con đường đến với thành công có muôn nẻo mà con đường đến với thất bại thì mọi con người thất bại đều dẫm chung một lối: không hy vọng, không ý chí, không nghị lực và không đoàn kết. Bên cạnh màu trắng luôn có màu đen, có niềm vui và có cả những nỗi buồn và nước mắt. Nhiều người chỉ hỉ biết phụ thuộc, dựa dẫm và núp sau cái bóng của người khác, không tự mình cố gắng, vươn lên. Điều đó khiến họ trở nên rụt rè, chậm chạp, thụ động không chịu cố gắng, Như vậy sẽ rất khó cho việc đạt được mục đính của bản thân mình, không những thế họ còn sẽ bị mọi người coi thường, khinh bỉ. Thật đáng buồn khi nhiều người luôn muốn cuộc sống không có nghịch cảnh. Hãy nhớ rằng kim cương vốn là than đá được hình thành dưới áp lực.

Trước khi đổ lỗi cho số phận con người hãy tự nhìn lại bản thân xem thử mình đã làm được gì đã vấp phải những lỗi sai nào để từ đó có đánh giá chính xác, khách quan làm cơ sở để sự hoàn thiện bản thân hướng tới cuộc sống tốt đẹp. Và chỉ có trong khổ đau, thử thách ta mới biết mình là ai, mình đang ở đâu và mình mang sức mạnh lớn như thế nào. Hãy biết chấp nhận hoàn cảnh, những gì mình đang có để vươn lên, để chiến thắng và để sống hạnh phúc và toàn vẹn hơn. Đừng than thở nếu bạn vẫn còn muốn cố gắng, đừng bỏ cuộc nếu bạn vẫn có thể tiếp tục. Hạnh phúc luôn ở quanh ta, chỉ chờ ta nắm lấy.

Đừng bao giờ tin những đường chỉ tay có thể nói trước tương lai của bạn. Vì những người không có tay vẫn có tương lai. Nó nằm ngay trong người, trong trái tim và trong cách chúng ta suy nghĩ. Bản thân ta,hãy chấp nhận sự thật,không lừa dối bản thân. Không ngừng học hỏi rèn luyện để trở nên hoàn thiện hơn. Luôn giữ vững tinh thần lạc quan, không để tâm đến những lời nói xấu của người khác mà đánh mất chính bản thận mình. Hãy tự nhìn nhận đúng đắn giá trị của bản thân mình, biết mình là ai và mình muốn gì để có thể phát triển bản thân tốt nhất.

Tuổi trẻ nếu không có những lần vấp ngã, ta sao có thể trưởng thành. Tuổi trẻ nếu không có những chông chênh thì cuộc sống sẽ mãi bình lặng, đâu còn ý nghĩa gì?Vì thế ta phải luôn mạnh mẽ, kiên cường để bước tiếp, đừng vì những khó khăn "nhỏ nhoi" mà dừng bước và đừng bao giờ để những ước mơ,khát vọng trong bạn vụt tắt. Hãy dũng cảm sống theo điều con tim mình mong muốn.

Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng


 

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Đồ nhựa dùng một lần “tiện” nhưng không “lợi”

 

Sự tiện dụng của sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon từ lâu đã trở thành một vật dụng vô cùng quen thuộc trong hầu hết các gia đình Việt. Tuy nhiên, mặt trái của sự tiện dụng ấy chính là những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường. Nó thực sự “tiện” nhưng không “lợi” khi con người đã quá lạm dụng.

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) với nhan đề: Đồ nhựa dùng một lần “tiện” nhưng không “lợi”

Bài làm của Nguyễn Thị Bảo Hân (HS 9a2 trường THCS Phan Bội Châu Q12)

Sự tiện dụng của sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon từ lâu đã trở thành một vật dụng vô cùng quen thuộc trong hầu hết các gia đình Việt, cũng như các nước khác trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường do chính sự lạm dụng quá mức đồ dùng nhựa. Đồ nhựa dùng một lần “tiện” nhưng không “lợi”.

Đồ nhựa dùng1 lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất ra với mục đích chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ. Các sản phẩm này có thế là túi ni lông, muỗng nhựa, chai nhựa, hộp xốp, màng bọc thực phẩm,… được sử dụng một lần trong thời gian ngắn, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của con người. Các sản phẩm này thường có giá thành rẻ và khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, người dân có thể bắt gặp các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như cốc, dĩa, hộp xốp, túi ni lông, … ở bất kì đâu, ở quán cơm, chợ, quán nước hoặc có thể dễ dàng mua trên thị trường với mức giá rất rẻ. Hàng nghìn cốc nước mía, trà sữa hay cốc chè được bán ra mỗi ngày cũng là chừng ấy những chiếc cốc nhựa, ống hút và túi nilon bị vứt ra ngoài môi trường. Theo thống kê, mỗi năm, Việt Nam sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông nhưng chỉ có 17% số đó được tái sử dụng. Với thực trạng trên, chẳng mấy chốc nước ta sẽ chìm trong biển rác nhựa và có phải đối mặt với nguy cơ “ô nhiễm trắng” trầm trọng.

Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là do đâu? Do người dân chưa ý thức được tác hại ghê gớm của rác thải nhựa, thói quen sử dụng đồ nhựa 1 lần rồi bỏ, xả rác bừa bãi. Dù cho có hiểu được thì ở đồ dùng nhựa còn có rất nhiều ưu điểm: bền chắc, tiện dụng, giá thành thấp, dễ tìm mua, đa dạng mẫu mã. Cuộc sống hiện đại bận rộn, con người có xu hướng ưa chuộng những thứ nhanh-gọn-lẹ, thì đồ dùng nhựa là lựa chọn hàng đầu. Việc xử lí, tái chế rác thải nhựa còn nhiều yếu kém, lạc hậu và có nhiều hạn chế khi phần lớn được xử lí theo cách chôn, lấp, đốt, chỉ có số ít phần còn lại là được tái chế. Trong khi đó, các sản phẩm này rất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên, tùy theo loại mà có thời gian phân hủy lên đến hàng trăm, hàng nghìn năm. Trường học, gia đình cũng chưa chú trọng giáo dục con em về rác thải nhựa.Một số gia đình còn trở thành tấm gương xấu cho con trẻ khi có thói quen xả rác bừa bãi, không phân loại rác tại nguồn.

Đồ nhựa dùng một lần vô cùng tiện lợi nhưng đi kèm với nó là những mối nguy hại cực lớn, ảnh hưởng đến chính sức khỏe và đời sống con người. Các đồ dùng làm bằng nhựa chất lượng kém thường chứa những chất hóa học, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây các bệnh, ảnh hưởng đển sức khỏe con người. Rác thải nhựa không được xử lí đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí, môi trường đất và nước. Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,… Khi chôn lấp, theo thời gian thì rác thải nhựa làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước. Rác thải nhựa không được thu gom, thải ra ngoài môi trường, các loài động vật khi ăn phải có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng hệ sinh thái. Đặc biệt là các sinh vật biển khi mỗi năm có hàng ngàn, hàng triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường biển. Thêm nữa, rác thải nhựa còn làm xấu mỹ quan, ảnh hưởng đến không gian sống của con người.

 

Những hiểm họa từ rác thải nhựa mang lại là rất lớn. Tuy nhiên, cho đến nay con người chưa có các loại vật liệu khác để thay thế hoàn toàn. Để giảm thiểu rác thải nhựa, mỗi người cần nâng cao ý thức bản thân về rác thải nhựa. Nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa, thay thế bằng các nguyên liệu tự nhiên như thủy tinh, vải, gỗ,… để có thể tái sử dụng lại nhiều lần. Nếu bắt buộc phải sử dụng đồ dùng 1 lần, hãy lựa chọn các vật dụng thân thiện với môi trường như ống hút giấy, hộp đựng bằng bã mía,…thay cho đồ làm từ nhựa. Vứt rác đúng nơi quy định, chủ động phân loại rác thải tại nguồn. Cha mẹ nên chủ động làm gương cho con trong việc xử lí rác thải. Chính phủ nên có thêm nhiều hoạt động thực tế, tích cực tuyên truyền vận động người dân hạn chế sử dụng đồ nhựa, phân loại rác. Các công ty, doanh nghiệp nên chủ động sử dụng và sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa.

Đồ nhựa dùng một lần- thứ chúng ta chỉ dùng một lần nhưng những hậu quả mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Hiểu được điều đó, bản thân em là một người học sinh, em sẽ hạn chế yêu cầu các đồ dùng nhựa, chủ động mang theo các hộp đựng, bình nước cá nhân khi mua đồ ở các hàng quán. Thay thế các đồ dùng nhựa sử dụng một lần thành các đồ dùng có thể tái sử dụng, các đồ dụng có nguồn gốc thiên nhiên. Không xả rác, tập thói quen phân loại rác tại nguồn. Tái chế các đồ dụng nhựa thành các vật dụng phục vụ cho đời sống,...Đồng thời, em cũng sẽ kêu gọi, nhắc nhở gia đình, mọi người xung quanh nâng cao ý thức về việc sử dụng đồ nhựa một cách hợp lí, không xả rác ra môi trường.

Đồ nhựa dùng một lần thực sự “tiện” nhưng không “lợi” khi con người đã quá lạm dụng. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng chỉ cần mỗi người dân tăng cường ý thức, kết hợp chặt chẽ với chính quyền thì hiện tượng ô nhiễm do rác thải nhựa cũng sẽ bị đẩy lùi. Chúng ta hãy cùng chung tay vì một môi trường sống lý tưởng, một Trái Đất xanh-sạch-đẹp

 

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long


 

Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều ( Truyện Kiều - Nguyễn Du)


 

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân


 

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ


 

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga


 

Thứ Bảy, 19 tháng 6, 2021

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn tâm sự sau:

 

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn tâm sự sau:

            Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

-   Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Sau đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.

Bài làm


Nghệ thuật hướng tới cái đẹp. Nếu cái đẹp là một cái gì gắn liền với cuộc sống, bắt nguồn từ lao động, tiêu biếu cho cái đẹp của cuộc sống phải được coi là đối tượng miêu tả chủ yếu của nghệ thuật. Có lẽ xuất phát từ quan điểm ấy, Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã tập trung xây dựng các hình tượng nhân vật đẹp cả trong tâm hồn và tính cách. Trong số các nhân vật ấy, Hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa pa” là một hình tượng vô cùng tươi đẹp mang đến cho độc giả sự cảm phục và yêu thương khôn xiết. Một chàng thanh niên hiện lên biết bao nhiêu phẩm chất đáng quý: giản dị, ngăn nắp và đặc biệt có trách nhiệm, say mê gắn bó mật thiết với công việc. Không chỉ say mê, hết lòng trong công việc, anh còn biết hi sinh hạnh phúc riêng tư cho lí tưởng xây dựng, làm giàu đất nước. Anh thanh niên sáng ngời vẻ đẹp rạng ngời trong tâm hồn và cách sống trong đoạn anh nói lên suy nghĩ về công việc và cuộc sống với ông họa sĩ và cô kĩ sư: “ Anh hạ giọng, nửa tâm sự…. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.”

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia vói anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ nhưng đã dù để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rổi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Anh thanh niên sống và làm việc trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Một mình anh sống và làm việc trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thòi tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Ngày đêm 4 lần (1 giờ, 4 giò, 11 giờ, 19 giờ) đểu đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao dù mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết roi đều phải đi ốp. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác. Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

Anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ. Trước hết anh thanh niên rất yêu đời,yêu nghề ,có tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình. Chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt qua nỗi buồn cô đơn buồn chán. Anh có những suy nghĩ trân thành mà sâu sắc: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”. Dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: công việc với anh là đôi, sao gọi là một mình được? Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Anh coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Anh tâm niệm những việc làm của bản thân sẽ đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Anh ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. Động cơ làm việc vì nhân dân, vì Tổ quốc đã khiến bức chân dung về anh thanh niên hiện lên thật cao cả và đẹp đẽ.

Anh thanh niên còn đẹp ở cách sống có lý tưởng, có suy nghĩ tích cực. Anh tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở.Anh rất “thèm” người, nhưng không phải là “nỗi nhớ phồn hoa đô thị”. Anh hiểu sự cống hiến của mình và nó sợ dây để gắn kết anh với mọi người xung quanh anh. Đối với anh, hạnh phúc là khi được cống hiến, tận tụy với công việc. Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Khi biết một lần tình cờ phát hiện ra một đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu là phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. Hạnh phúc đối với anh thật ý nghĩa biết bao khi anh cảm thấy mình đã góp phần vào thắng lợi của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Có lẽ, chính những suy nghĩ với thái độ sống tích cực ấy đã khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình mà hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn. Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.

Anh thanh niên còn là một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách:Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Luôn luôn khát khao được gặp con người, được trò chuyện với con người, anh đã nghĩ ra cái mẹo vừa thông minh vừa tinh nghịch để mỗi chuyến xe khách đi qua đều dừng lại với anh, dẫu chỉ trong chốc lát. Không ai trách cái hành động ấy, vì nó nói lên một tình cảm đáng quý của anh. Trái lại mọi người còn cảm động trước hành động ấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Bác lái xe đã xử sự rất đúng khi đặt ra thành lệ việc ngừng xe lại nửa giờ nơi đỉnh núi cao, để thỏa mãn nguyện vọng của anh, nhưng là cũng để gặp gỡ và tỏ lòng yêu mến một tâm hồn trong sáng như anh. Cung cách ứng xử hồn nhiên của anh thanh niên làm toát lên sự chân thành, cởi mở và lòng hiếu khách thật đẹp. Dường như nỗi “thèm người” khiến anh nồng nhiệt với tất cả, thấy yêu thương và quấn quýt vô cùng. Khách lạ mà cứ ngỡ như đã quen biết nhau từ thuở nào. Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh niên mà còn thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí. Anh không phải người đặc biệt nhưng nỗi nhớ người nhớ nhà anh đã cố dồn nén để hoàn thành nhiệm vụ góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước.

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả cảnh đặc sắc, khắc họa tâm lí tinh tế, ngắn gọn phù hợp với tình huống truyện, Nguyễn Thành Long đem đến cho người đọc một thiên truyện đặc sắc, đủ sức gợi lên trong người đọc khao khát kiếm tìm cái đẹp ẩn sâu trong cuộc sống. Chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung. Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi  của Lê Minh Khuê. Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm. Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long và  những cô thanh niên xung phong trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau. Họ hiện thân của một tập thể anh hùng đang ngày đêm chiến đấu kẻ thù và xây dựng với để giữ từng tấc đất, ngôi nhà cho quê hương, đất nước và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Hai nhà văn đều không đi sâu vào miêu tả những đau thương mất mát mà đi vào khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong lao động. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định, anh thanh niên, cô kĩ sư và còn biết bao con người nữa sáng lên một vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì Tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớn. "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng, ở họ đều có một lí tưởng chung đó là lý tưởng sống đẹp, cống hiến cho đời, cho đất nước.

Sung sướng thay những con người sống với một khát vọng cao thượng và tìm thấy chỗ đứng của mình trong đời. Không cớ gì đi tìm một công việc phải to tát, vĩ đại thì con người mới bộc lộ được hết phẩm chất của mình, trong bất kì hoàn cảnh nào, ngay khi sống giữa thâm sơn cùng cố, sống trong hoàn cảnh “cô độc nhất thế gian”, con người có tâm hồn đẹp, có lối sống đẹp vẫn đầy sức hấp dẫn. Cùng với ông họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thành Long thực sự đã vẽ được thành công chân dung của một nhân vật đẹp trong đời, một chân dung tuy chỉ kí họa trong mấy mươi phút nhưng vẫn có một vẻ đẹp thâm trầm… Cũng như Lê Minh Khuê trong "Những ngôi sao xa xôi" đã khắc họa thành công hình ảnh hào hùng về người lính thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Các tác giả đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn tìm thấy ẩn sâu bên trong những con người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đầy tinh thần yêu thương. 

 

Phân tích khổ đầu khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính


 

Từ nơi em gửi đến nơi anh

Những đòan quân trùng trùng ra trận

Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn...

Thời chống Mỹ hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, thanh nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", trong đó có những tiểu đội xe không kính trên con đường mòn Hồ Chí Minh. Những năm tháng chiến tranh hào hung đã để lại dấu ấn sâu đậm trong trái tim người lính- Phạm Tiến Duật, để rồi ngân thành những cung bậc cảm xúc, những giai điệu hào hùng, trẻ tráng và hồn nhiên. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những khúc ca hay nhất, mang đậm âm hưởng của những ngày tháng gian khó mà tràn đầy hùng tâm tráng trí của những người lính trên tuyến dường Trường Sơn những năm chống Mĩ. Bài thơ không chỉ khắc họa vẻ đẹp người lính lái xe hiên ngang mạnh mẽ bất chấp khó khăn, cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt mà còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh qua hình ảnh những chiếc xe không kính:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

[…]

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Những chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là hình ảnh có thật, và thật đến trần trụi, chỉ có ở trên tuyến đường Trường Sơn những năm tháng đất nước kháng chiến chống Mỹ. Cách đặt nhan đề bài thơ đã gây ấn tượng với người đọc. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhan đề khá dài và tác giả thêm vào hai chữ “bài thơ” nhằm muốn khẳng định và nhấn mạnh chất thơ có trong bài thơ, thể hiện được tâm hồn và cái nhìn lãng mạn của tác giả trước hiện thực chiến tranh khốc liệt, gian khổ. Bên cạnh đó nói đến cả “tiểu đội xe không kính” là tác giả muốn nhắc tới số lượng những chiếc xe bị tàn phá ấy có rất nhiều, rất đông. Nhan đề đã gợi tả được sự tàn khốc của chiến tranh. Nhưng bên trong vỏ ngoài tưởng chừng như đổ nát, thiếu thốn về vật chất ấy là một khí phách ngang tàn, một trái tim nhiệt huyết, lạc quan của những người lính trẻ.

Nhà thơ đã khéo chọn hình ảnh những chiếc xe không có kính làm hình tượng trung tâm của bài thơ, dùng nó như một hoán dụ để chỉ những người lính làm nhiệm vụ giao thông vận tải trong chiến tranh. Những chiếc xe không kính băng mọi gian khổ mưa bom bão đạn, đèo cao dốc thẳm, đêm tối hay mưa gió mịt mùng… để tiến ra tiền phương. Chỉ với hai câu thơ cũng đủ khiến cho người đọc hình dung được bức tranh tàn khốc đầy khắc liệt của cuộc chiến tranh:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Câu thơ đầu như một sự thật hiển nhiên, cũng như lời nói vui đùa của nhà thơ. Nhưng đến câu thơ thứ hai là hình ảnh rất cụ thể và chân thực. Với cấu trúc hỏi đáp, ba từ không đi liền nhau kết hợp hai nốt nhấn “bom giật bom rung” cho thấy chất lính ngang tàng đầy hóm hỉnh của những người chiến sĩ. Qua cách giới thiệu, cách giải thích độc đáo của người lính, người đọc biết được về lí do "xe không kính": "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Một lí do rất đơn giản nhưng đằng sau câu thơ chúng ta vẫn ngầm hiểu rằng tác giả muốn nói một điều khác, đó là không khí ác liệt của chiến trường, của chiến tranh. Đó là cái ác liệt của "bom giật, bom rung" của súng đạn quân thù. Câu thơ là một lời nói giản dị nhưng ẩn chứa biết bao xót xa trước hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống đế quốc tàn ác. Chất thơ của câu thơ này hiện ra chính trong vẻ tự nhiên đến mức khó ngờ của ngôn từ. Câu thơ rất gần với văn xuôi, giọng điệu tinh nghịch, vui đùa pha chút ngang tàng biểu lộ thái độ bình thản, chấp nhận gian khó của người lính, càng gây ra sự chú ý về vẻ đẹp khác lạ của nó. Không tô vẽ, không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ. Hình ảnh "chiếc xe không kính" – hậu quả của cuộc chiến tranh ác liệt ấy đã trở thành một hình tượng độc đáo trong thời kì chống Mỹ.

Xe làm nhiệm vụ trên tuyến trường Trường Sơn gập gềnh, khói lửa trong tình trạng không kính, chắc hẳn các chiến sĩ lái xe sẽ vô cùng vất vả. Nhưng không:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Tính từ "ung dung" và điệp từ “nhìn” thể hiện niềm sảng khoái bất tận, tư thế hiên ngang sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách của người chiến sĩ lái xe. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh. Vị trí từ "ung dung" trong câu thơ đượng đặt lên trước cả cụm chủ vị, trước cả trạng ngữ chỉ nơi chốn (buồng lái) để làm rõ tư thế đứng trên đầu thù của các chiến sĩ lái xe.Nếu như ở hai câu thơ trên, còn đang là "bom giật", "bom rung" dữ dội, ác liệt, hiểm nguy; thì xuống những câu thơ này là tư thế "ung dung" của người lính. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp đối lập ở đây, để làm nổi bật tư thế hiên ngang, quả cảm của các chiến sĩ. Họ không hề run sợ, sợ hãi trước bom đạn của quân thù, ngược lại, trong cái xe không có kính vì bom đạn ấy, các anh vẫn ung dung, tự tại. Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Hành động nhìn đất, nhìn trời mà còn là nhìn thẳng ấy như là hành động đối mặt trực tiếp với gian khó của cuộc chiến, không hề nao núng. Động từ nhìn được điệp lại nhiều lần cũng với nhịp thơ nhanh hơn như muốn nhấn mạng về sự tự tại của những người chiến sĩ, tin tưởng và quyết tâm vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. Người lính lái xe nhìn thẳng về phía trước,nhìn vào con đường đi,nhìn vào nhiệm vụ,nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu.bom cứ giật,cứ rung,con đường đi tới,ta cứ đi! Các anh đã rất bản lĩnh, hiên ngang. Hình ảnh các anh trở nên đẹp đẽ, phi thường như một bức tượng đài về người chiến sĩ cách mạng.

Cách chọn chi tiết xe không kính để lập tứ của tác giả rất độc đáo vì nó nói lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh. Nói về tinh thần vượt lên trên hiện thực khốc liệt của chiến tranh cũng như thể hiện được sự bất bình thường trong cuộc chiến đấu nhằm bộc lộ vẻ đẹp trong tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe. Bom đạn chiến tranh không thể làm nao núng tinh thần quyết tâm của họ.

Sự quyết tâm cũng như vẻ đẹp trong lí tưởng, tâm hồn của những người lính được thể hiện rõ nét nhất qua bốn câu thơ cuối của bài thơ:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mùi rồi thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Chiếc xe đã được nhà thơ miêu tả rất chân thực qua cách nói hóm hỉnh và dí dỏm, cùng biện pháp liệt kê độc đáo. Những chiếc xe không chỉ không có kính, mà còn là sự thiếu thốn như không có đèn, mùi xe, rồi thùng xe có xước. Những công dụng cơ bản của chiếc xe đều bị bom đạn tàn phá cho mất hết tất cả làm chúng ta liên tưởng đến việc chiếc xe không thể hoạt động vì đã quá tàn tạ. Những khó khăn ấy càng làm tăng thêm sự ngang tàng của những chiếc xe – những con tuấn mã kiên cường quả cảm như chính chủ nhân của nó vậy. Cách dùng điệp từ của nhà thơ rất độc đáo. Ba từ “không” xuất hiện cùng với việc chiếc xe đã bị xước do chiến đấu hay khi trèo đèo lội xuống càng thể hiện sự ngang tàng của những chiếc xe trên tuyến đường Trường Sơn. Hai dòng thơ ngắt làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn…. Ấy vậy mà những chiếc xe như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 Chiếc xe mang trong mình nhiều vết thương ấy vẫn chạy về phía trước, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Hai câu thơ đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn. Âm điệu đối chọi mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Những chiếc xe vận tải vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Có thể nói đỉnh điểm của những gian nan “không kính”, “không đèn”, “không mui xe”, “thùng xe có xước”. cũng không thể quật ngã được tinh thần của các chiến sĩ. Chiếc xe không còn là chiếc xe nữa. Cái KHÔNG được nhấn mạnh để làm nổi bật một cái CÓ vô cùng đáng quý. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ “trong xe có một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ. Hình ảnh trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam. Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn – chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chiếc xe biến dạng bỗng trở nên có linh hồn, có trái tim. Xe vẫn chạy bởi trong xe có trái tim người lính với tình yêu nước cháy bỏng. Chính tình yêu nước ấy đã tạo nên sức mạnh để chiếc xe méo mó, không kính, không đèn ấy vẫn băng băng tiến về phía trước.

Tình yêu Tổ Quốc, tình yêu thương đồng bào, đồng chí ở miền Nam đau khổ đã khích lệ, động viên người chiến sĩ vận tải vượt khó khăn gian khổ, luôn lạc quan, bình tĩnh nắm chắc tay lái, nhìn thật đúng hướng để đưa đoàn xe khẩn trương tới đích. Vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính nhưng câu thơ lại lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý nghĩa như một lời thề thiêng liêng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.Chính điều đó đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu quý và cảm phục.

Phạm Tiến Duật đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đặc sắc khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những người chiến sĩ. Bài thơ được viết theo thể tự do, các câu dài ngắn khác nhau, được gieo vần ở tiếng thơ cuối cùng của dòng thơ cho thấy tinh thần phóng khoáng, yêu thích sự tự do của những người chiến sĩ. Giọng điệu trong bài thơ lạc quan, vui vẻ. Giọng điệu vui tươi xuyên xuốt cả bài thơ làm cho người đọc cảm nhận được hiện thực tàn khốc ngoài kia như dịu đi trong con mắt của người chiến sĩ. Đặc biệt trong bài thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ, ẩn dụ. Các biện pháp nghệ thuật này làm cho bài thơ thêm sinh động, dễ đi vào lòng người. Cuộc sống nơi thao trường tưởng chừng như chỉ có gian nan, thử thách nhưng với cách thể hiện của Phạm Tiến Duật, nó trở nên vui tươi, lạc quan và có phần tinh nghịch, ngang tàng.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thật sự là bài thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ. Bài thơ gợi lại bao kỷ niệm hào hùng của người chiến sĩ lái xe nơi Trường Sơn khói lửa. Đọc xong bài thơ, ta càng hiểu hơn về các chiến sĩ lái xe, về lòng dũng cảm, tư thế hiên ngang bất khuất của họ. Ta cũng thấy được chất tinh nghịch hồn nhiên của mỗi người lính trẻ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.

 

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

Phải chăng niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất?

 


Vũ khí mạnh nhất mà con người có được liệu có phải là súng đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu hay bom nguyên tử? Không! Vũ khí tối thượng của con người đó là trí tuệ, mà thứ có sức mạnh khủng khiếp nhất là niềm tin! Mỗi người cần phải có niềm tin trong cuộc sống để vượt qua những khó khăn và thử thách đang giăng lấp. Phải chăng niềm tin cho ta sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất?

Niềm tin là sự tin tưởng, tín nghiệm vào một điều gì đó, nơi bản thân hoặc người khác. Đôi khi, niềm tin đơn giản chỉ là bạn tin vào những gì người khác nói, những điều họ làm, mà mình nghĩ là đúng và đáng tin tưởng. Mỗi người đều có thế giới quan và cách nhìn nhận của riêng mình, niềm tin chính là sức mạnh đến từ bản thân của mỗi người. Niềm tin thực sự sẽ đưa con người từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước. Đồng thời nó cũng có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên trong những khó khăn. Bạn có thể mất tất cả nhưng đừng đánh mất niềm tin, vì niềm tin có thể giúp bạn lấy lại được tất cả những gì mà mình đã mất.

Niềm tin có thể giúp chúng ta thực hiện được những điều tưởng chừng như không thể. Chẳng phải nhà bác học lừng danh Edison cũng phải trải qua hơn 10.000 thất bại để phát minh thành công bóng đèn đấy sao. Nếu không có niềm tin vào bản thân, liệu Edison có đủ kiên trì để thực hiện cả nghìn thí nghiệm hay không? Hay như sự nghiệp đấu tranh, giành độc lập dân tộc ở Việt Nam, nếu thiếu đi niềm tin và sự đoàn kết, liệu một dân tộc nhỏ bé như vậy có chiến thắng được những đế quốc sừng sỏ như Pháp và Mĩ hay không?

Niềm tin là nguồn sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua nghịch cảnh để khẳng định bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp. Khi có niềm tin, con người sẽ mạnh mẽ đối mặt với khó khăn, mạnh dạn thực hiện những ước mơ, dự định tốt đẹp. Niềm tin như ngọn đèn soi sáng đưa chúng ra ra khỏi bóng tối của sợ hãi, thất bại để hướng đến ánh sáng của thành công, hạnh phúc. Niềm tin giúp mình có thêm sự can đảm để làm những điều mình cho là đúng đắn.Niềm tin giúp cho tâm trạng con người tràn đầy sức sống, làm cho chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hẳn lên. Khi chúng ta có niềm tin, chúng ta sẽ lạc quan trong mọi hoàn cảnh, không ngừng kì vọng vào những điều tốt đẹp trong tương lai. Niềm tin khơi dậy những năng lực phong phú nhất ẩn sâu trong mỗi người, tạo ra và định hướng giúp cho những nguồn năng lực ấy giúp chúng ta đạt được mục tiêu. Khi con người có niềm tin là khi con người ý thức được giá trị và khả năng của bản thân. Và khi có niềm tin, con người sẽ huy động được toàn bộ sự cố gắng, trí tuệ và năng lực của bản thân vào thực hiện một kế hoạch, dự định nào đó. Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Niềm tin là cả một quá trình thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông từ đó mới sinh ra. Niềm tin được xây dựng bằng những chia sẻ chân thành, bằng tình yêu thương và sự hiểu biết. Niềm tin không chỉ cần được thắp sáng trong tâm hồn mỗi con người mà còn cần được gửi gắm nơi người khác. Niềm tin giúp gắn kết giữa con người với con người, không chỉ tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp mà còn hình thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn. Trong những năm tháng kháng chiến, nhờ sự tin tưởng tuyệt đối với Đảng và Bác Hồ, nhân dân ta đã cùng nhau vượt qua bao bão táp lịch sử để tạo nên chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Tuy nhiên cũng cần phân biệt niềm tin và tự phụ, tin tưởng vào bản thân không có nghĩa là tin tưởng, đề cao bản thân một cách mù quáng, cực đoan, luôn cho rằng mình đúng mà coi thường suy nghĩ, ý kiến của người khác. Hay sống không niềm tin khiến chúng ta trở nên hoài nghi, vô cảm và sống trong sự bất an,lo lắng. Không có niềm tin, chúng ta sẽ bị giảm sút ý chí vươn lên, đánh mất ý nghĩa cuộc sống của chính bản thân mình. Điều đó có thể hủy hoại cuộc sống của ta.

Trong thực tế vẫn còn những con người vừa bị khó khăn đe dọa đã vội gục ngã, chịu thua, không biết tự lập, tự tìm ra cho mình một chính kiến riêng trong cuộc sống. Còn đó là những con người có lối sống tự ti, quên đi năng lực của bản thân, trở thành một người nhút nhát, e sợ. Họ hoàn toàn đánh mất cơ hội tỏa sáng để thành công.

Một niềm tin mãnh liệt có thể giúp con người ta làm được những việc tưởng như bất khả thi nhất. Vì vậy đừng bao giờ đánh mất đi niềm tin của bản thân. Hãy tin rằng mình có thể làm được điều mình tin và điều đó thực sự quan trọng. Hãy hành động với một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ đạt được điều mình muốn và cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.

Các bạn học sinh hãy ươm mầm cho niềm tin bằng lí trí sáng suốt và sự lạc quan tích cực. Hãy sống lạc quan, yêu đời, luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp của cuộc sống và tin tưởng vào chính bản thân mình. Cố gắng rèn luyện đạo đức, nhân cách tốt, việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin trong giao tiếp. Không ngừng cảm nhận, thay đổi bản thân và thực hiện ước mơ bằng niềm tin mãnh liệt nhất.

Niềm tin là ánh sáng dẫn đường để con người vượt qua mọi chông gai để bước lên bục vinh quang của thành công, hạnh phúc. Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vấp ngã sẽ ở phía sau lưng bạn nếu như bạn có được niềm tin và duy trì những khát vọng trong cuộc sống.