Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

Phải chăng giới trẻ Việt Nam đang thiếu tự lập?

 


Tinh thần tự lập trong mỗi người rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bạn trẻ tự chủ, bản lĩnh trong cuộc sống, mà còn là cách để bớt đi gánh nặng cho gia đình. Vậy mà còn nhiều bạn trẻ Việt Nam chần chừ, không biết trang bị cho mình tính tự lập.

1. Giải thích

- Tự lập là việc bạn tự làm chủ hành vi, suy nghĩ, hành động của bản thân. Và tất nhiên khi đã dám làm thì bạn sẽ phải tự “gánh nhận” kết quả dù nó tốt hay xấu.

- Thiếu tự lập là ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm,.. thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân.

=> Thiếu tự lập thật đáng sợ bởi là một thói quen thường gặp ở những bạn trẻ Việt.

2. Thực trạng:

- Nhiều bạn học sinh có thói quen không chịu làm bài tập mà cứ chờ bạn làm rồi mượn vở của bạn để copy, hoặc chờ ba mẹ soạn sách vở cho rồi chỉ việc cắp cặp đi học, hay chỉ đơn giản là chuyện ba mẹ dọn cơm ra rồi chỉ cần ngồi vào bàn ăn mà không ý thức tự giác phụ ba mẹ… thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suỵ nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc.

- Người thiếu tự lập thường đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, vin vào số phận, thường trông chờ sự giúp đỡ của người khác, vào sự may rủi "há miệng chờ sung".

3. Nguyên nhân

- Do quá lười biếng, luôn ỷ lại phụ thuộc vào người khác, chưa có chính kiến và lập trường của bản thân.

- Do chưa được giáo dục đúng cách, luôn được cưng chiều quá mức, ba mẹ nuông chiều làm hết việc cho con cái khiến con không biết làm việc gì, luôn ỷ lại dựa dẫm vào người khác.

- Do căn bệnh thành tích trong giáo dục, học sinh học vẹt, học đối phó để lấy thành tích dẫn đến lười suy nghĩ, thiếu tự lập, dựa vào các đề cương bài mẫu có sẵn.

4. Hậu quả

 - Không có tính tự lập, không tự đứng trên chính đôi chân của mình thì mãi mãi không thể trưởng thành được. Các bạn trẻ dễ trở nên lạc lối, mất phương hướng nếu thiếu đi sự giúp của người khác, sống không có lập trường và khiến bản thân càng ngày càng bị lệ thuộc vào người khác. Họ giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác và đánh mất hoàn toàn quyền tự chủ trong công việc cũng như trong cuộc sống.

-  Không có tính tự lập các bạn không cách tự xoay sở, ứng phó với những tình huống xảy ra trong cuộc sống của mình. Thiếu nghị lực, bản lĩnh và ý chí vươn lên, không tin tưởng vào năng lực của bản thân. Nó giết chết lòng tự trọng, sĩ diện của một người, khiến họ yếu đuối, ỷ lại và sống ký sinh trùng. Họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo... dễ gặp thất bại trong mọi việc.

- Họ sẽ làm ảnh hưởng tới ba mẹ, trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội. Bị coi thường là những kẻ lười biếng, luôn ngại khó, ngại khổ, không hề muốn làm gì, cũng không muốn đối mặt với bất kì vấn đề nào của cuộc sống, dễ bị dụ dỗ lôi kéo sa vào các tệ nạn xã hội.

5. Giải pháp

- Các bạn trẻ cần nhận thức được thiếu tính tự lập có tác hại xấu với chúng ta như thế nào.Từ đó nên cố gắng phát triển bản thân, để bản thân có đủ năng lực tự lập không cần ỷ lại vào người khác, có thể tự lực gánh sinh trong mọi chuyện.

- Cha mẹ cũng nên rèn luyện cho con tính tự lập từ sớm không nên làm mọi thứ cho con, mà hãy là người thầy hướng dẫn, dìu dắt, chỉ bảo con bài học làm người, giá trị của lao động, để chúng phát triển suy nghĩ, biết cách vượt qua những biến cố sắp xảy ra trong cuộc đời.

- Nhà trường và gia đình nên rèn luyện cho con em mình cách sống tự chủ, tư lập. Lồng ghép các bài học giáo dục, các tác hại và sự ảnh hưởng tiêu cực của những thói quen xấu vào các bài học ở trường, ở lớp.

* Bài học:

 - Là học sin hem cần rèn tính tự lập trong học tập cũng như trong cuộc sống. Phải tự biết chăm sóc bản thân mình, tự dậy sớm đi học, tự tắm giặt... mà không phiền đến bất cứ ai. Rồi đến khi đi học, phải biết tự học, tự tìm cách giải bài tập mà không cần đến thầy cô, bố mẹ... Biết tự lập kế hoạch, tự hành động, tự vượt qua khó khăn.

 

Hãy sống một cách độc lập, tự chọn cho mình những lối đi tương lai, có thể sẽ khó khăn, sẽ vấp ngã, nhưng bạn chắc chắn hiểu rõ hơn bản thân muốn gì, cần gì, làm được gì và ý thức hơn về trách nhiệm của mình với cuộc sống.