Cảm
nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn văn tâm sự sau:
Anh
hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi
chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa,
cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu
không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi
là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng
chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến
chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở
đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi,
về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống
chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là
cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm
hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định
không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói:
“Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Sau
đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc
trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
Bài
làm
Nghệ thuật hướng tới cái đẹp. Nếu cái đẹp là một cái gì gắn liền với cuộc sống, bắt nguồn từ lao động, tiêu biếu cho cái đẹp của cuộc sống phải được coi là đối tượng miêu tả chủ yếu của nghệ thuật. Có lẽ xuất phát từ quan điểm ấy, Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã tập trung xây dựng các hình tượng nhân vật đẹp cả trong tâm hồn và tính cách. Trong số các nhân vật ấy, Hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa pa” là một hình tượng vô cùng tươi đẹp mang đến cho độc giả sự cảm phục và yêu thương khôn xiết. Một chàng thanh niên hiện lên biết bao nhiêu phẩm chất đáng quý: giản dị, ngăn nắp và đặc biệt có trách nhiệm, say mê gắn bó mật thiết với công việc. Không chỉ say mê, hết lòng trong công việc, anh còn biết hi sinh hạnh phúc riêng tư cho lí tưởng xây dựng, làm giàu đất nước. Anh thanh niên sáng ngời vẻ đẹp rạng ngời trong tâm hồn và cách sống trong đoạn anh nói lên suy nghĩ về công việc và cuộc sống với ông họa sĩ và cô kĩ sư: “ Anh hạ giọng, nửa tâm sự…. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.”
Anh
thanh niên là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện
mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia vói anh, khi xe
của họ dừng lại nghỉ nhưng đã dù để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng,
một “ký hoạ chân dung” về anh rổi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù
bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Anh thanh niên sống và làm
việc trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Một mình anh sống và làm việc trên đỉnh
núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công
việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa
vào việc báo trước thòi tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Ngày đêm
4 lần (1 giờ, 4 giò, 11 giờ, 19 giờ) đểu đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần
trách nhiệm cao dù mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết roi đều phải đi ốp. Công việc
đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác. Nhưng cái gian
khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh
núi cao không một bóng người.
Anh
thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta
nhiều ấn tượng khó phai mờ. Trước hết anh thanh niên rất yêu đời,yêu nghề ,có
tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Vì công việc mà
anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình.
Chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt qua nỗi buồn cô đơn buồn chán. Anh
có những suy nghĩ trân thành mà sâu sắc: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu
trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao
kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi
ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”. Anh yêu
công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m
của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi
là lý tưởng”. Dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng
vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận
thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: công việc với anh là
đôi, sao gọi là một mình được? Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng
ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo
chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1
giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” anh có
thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh
không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có
liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người
lúc bấy giờ. Anh coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Anh tâm niệm những việc làm của
bản thân sẽ đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Anh ý thức được
giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc
của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. Những suy
nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật
khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. Động
cơ làm việc vì nhân dân, vì Tổ quốc đã khiến bức chân dung về anh thanh niên hiện
lên thật cao cả và đẹp đẽ.
Anh
thanh niên còn đẹp ở cách sống có lý tưởng, có suy nghĩ tích cực. Anh tự mình
tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ
ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Những câu hỏi cho anh biết giá trị của
bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời
hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục
đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở.Anh rất “thèm” người,
nhưng không phải là “nỗi nhớ phồn hoa đô thị”. Anh hiểu sự cống hiến của
mình và nó sợ dây để gắn kết anh với mọi người xung quanh anh. Đối với anh, hạnh
phúc là khi được cống hiến, tận tụy với công việc. Hạnh phúc không phải là khi
cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Khi biết
một lần tình cờ phát hiện ra một đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu
là phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. Hạnh
phúc đối với anh thật ý nghĩa biết bao khi anh cảm thấy mình đã góp phần vào thắng
lợi của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Có lẽ, chính những suy nghĩ với
thái độ sống tích cực ấy đã khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và
công việc của mình mà hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn. Qua lời kể hồn
nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người
đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của
những người lao động ở Sa Pa.
Anh
thanh niên còn là một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất
khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với
bác tài xế xe khách:Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Luôn luôn
khát khao được gặp con người, được trò chuyện với con người, anh đã nghĩ ra cái
mẹo vừa thông minh vừa tinh nghịch để mỗi chuyến xe khách đi qua đều dừng lại với
anh, dẫu chỉ trong chốc lát. Không ai trách cái hành động ấy, vì nó nói lên một
tình cảm đáng quý của anh. Trái lại mọi người còn cảm động trước hành động ấy. Bác
lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy
xuống chơi, lâu thành lệ. Bác lái xe đã xử sự rất đúng khi đặt ra thành lệ
việc ngừng xe lại nửa giờ nơi đỉnh núi cao, để thỏa mãn nguyện vọng của anh,
nhưng là cũng để gặp gỡ và tỏ lòng yêu mến một tâm hồn trong sáng như anh. Cung
cách ứng xử hồn nhiên của anh thanh niên làm toát lên sự chân thành, cởi mở và
lòng hiếu khách thật đẹp. Dường như nỗi “thèm người” khiến anh nồng nhiệt với tất
cả, thấy yêu thương và quấn quýt vô cùng. Khách lạ mà cứ ngỡ như đã quen biết
nhau từ thuở nào. Tất cả không chỉ chứng tỏ tấm lòng hiếu khách của người thanh
niên mà còn thể hiện sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình đáng quí. Anh không phải
người đặc biệt nhưng nỗi nhớ người nhớ nhà anh đã cố dồn nén để hoàn thành nhiệm
vụ góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho quê hương đất nước.
Với
cách kể chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả cảnh đặc sắc, khắc họa
tâm lí tinh tế, ngắn gọn phù hợp với tình huống truyện, Nguyễn Thành Long đem đến
cho người đọc một thiên truyện đặc sắc, đủ sức gợi lên trong người đọc khao
khát kiếm tìm cái đẹp ẩn sâu trong cuộc sống. Chỉ bằng một số chi tiết và anh
thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác họa
được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống
và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. Anh thanh niên là
hình ảnh tiêu biểu cho những con người ở Sa Pa, là chân dung con người lao động
mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hình
ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung
trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện
tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam
trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa
không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”,
hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của
thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời
gian nói chung. Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao
trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Những cô thanh niên xung
phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn
kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm. Nhưng họ là những người
rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là
Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và
chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình
đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng
phơi phới dậy tương lai.
Anh
thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long và những cô thanh niên xung phong trong "Những
ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê khác nhau về giới tính, về môi trường
sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời
kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì
lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với
người đọc ở các giai đoạn sau. Họ hiện thân của một tập thể anh hùng đang ngày
đêm chiến đấu kẻ thù và xây dựng với để giữ từng tấc đất, ngôi nhà cho quê
hương, đất nước và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Hai
nhà văn đều không đi sâu vào miêu tả những đau thương mất mát mà đi vào khám
phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong
lao động. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định, anh thanh niên, cô kĩ
sư và còn biết bao con người nữa sáng lên một vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là
kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết
tha, quên mình vì Tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh
hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một
vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi riêng hoà chung với cái
"ta" rộng lớn. "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh
Khuê; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là những tượng
đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng, ở họ đều có một
lí tưởng chung đó là lý tưởng sống đẹp, cống hiến cho đời, cho đất nước.
Sung
sướng thay những con người sống với một khát vọng cao thượng và tìm thấy chỗ đứng
của mình trong đời. Không cớ gì đi tìm một công việc phải to tát, vĩ đại thì
con người mới bộc lộ được hết phẩm chất của mình, trong bất kì hoàn cảnh nào,
ngay khi sống giữa thâm sơn cùng cố, sống trong hoàn cảnh “cô độc nhất thế
gian”, con người có tâm hồn đẹp, có lối sống đẹp vẫn đầy sức hấp dẫn. Cùng với
ông họa sĩ, nhà văn Nguyễn Thành Long thực sự đã vẽ được thành công chân dung của
một nhân vật đẹp trong đời, một chân dung tuy chỉ kí họa trong mấy mươi phút
nhưng vẫn có một vẻ đẹp thâm trầm… Cũng như Lê Minh Khuê trong "Những
ngôi sao xa xôi" đã khắc họa thành công hình ảnh hào hùng về người lính
thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Các tác giả
đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn
tìm thấy ẩn sâu bên trong những con người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin
đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đầy tinh thần yêu thương.