Cảm nhận về Một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào qua đoạn thơ:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ
không bà
Bà hay kể chuyện những
ngày ở Huế
Tu hú kêu sao mà tha thiết
thế!
Mẹ cùng cha công tác bận
không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo
cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm
cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương
bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở
cùng bà
Kêu chi hoài trên những
cánh đồng xa?
(Bếp
lửa, Bằng Việt
Từ
đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc thực tế cuộc sống hiện nay để làm nổi bật
thông điệp mà em chọn.
Bài
làm
Văn học bao giờ cũng đi từ cuộc sống và trở về với cuộc sống. Và Bếp lửa là một bài thơ như vậy. Bếp lửa là một trong những sáng tác tiêu biểu của nhà thơ Bằng Việt. Bài thơ đã đem đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng xúc động về bà và tình bà cháu. Nhà thơ đã thổi bùng lên một bếp lửa ấp iu nồng đượm trong kí ức để hiện lên mối tình bà cháu đẹp như trong truyện cổ tích. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà gợi về một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào:
Tám
năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu
hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi
tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà
hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tu
hú kêu sao mà tha thiết thế!
Mẹ
cùng cha công tác bận không về
Cháu
ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà
dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm
bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu
hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu
chi hoài trên những cánh đồng xa?
Mỗi
chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà,
những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã
sinh ra cha mẹ ta? Bài thơ của Bằng Việt chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể
của bà… Bài thơ chính là món quà quý giá Bằng Việt gửi đến cho người đọc, gửi đến
độc giả những thông điệp quý báu về tình bà cháu, tình yêu đất nước thiêng
liêng, sâu nặng, nuôi dưỡng tâm hồn con người muôn thuở.
Với
sở trường khai thác sức biểu cảm của những kỉ niệm, kí ức và ước mơ tuổi trẻ, Bằng
Việt đã thành công ở rất nhiều tác phẩm, ghi dấu ấn khó phai trên thi đàn Việt
Nam và trong lòng bạn đọc. Từ bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi với mỗi người
Việt Nam, tác giả sáng tạo thành hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng
một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ. Nó là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm
về sự tảo tần, chăm sóc, và yêu thương của người bà dành cho cháu con trong những
năm tháng đói nghèo, chiến tranh để trưởng thành, khôn lớn. Bếp lửa là tình bà ấm
nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với bao vất vả, cực nhọc đời bà.
Ngày ngày bà nhóm bếp lửa là nhóm lên sự sống niềm vui, tình yêu thương, niềm
tin, và hi vọng cho cháu con, cho mọi người. Bếp lửa còn là biểu tượng của gia
đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… có ý nghĩa thiêng liêng nâng bước người
cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Nghĩ
về bếp lửa, nhớ về bếp lửa, trong lòng đứa cháu đi xa trào dâng một cảm xúc
thương bà mãnh liệt.Như một thước phim quay chậm, những kỉ niệm gắn liền với
hình ảnh người bà ùa về. “Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận
được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy,
cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương:
Tám
năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Ngọn
lửa được nhóm lên bằng bàn tay của hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời
thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm”
mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu
vừa “lên bốn tuổi”. Suốt tám năm ròng của tuổi thơ - những kỉ niệm đầy ắp
âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương
được gợi nhớ bằng tiếng chim tu hú:
Tu
hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi
tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà
hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tu
hú kêu sao mà tha thiết thế!
Thật
là hồn nhiên, trong sáng và xúc động làm sao khi nhà thơ tâm tình với chim tu
hú. Tiếng chim tu hú là tiếng chim quen thuộc của đồng quê mỗi độ vào hè. Tiếng
chim tu hú ‘trên những cánh đồng xa’ gợi lên không gian làng quê quạnh quẽ càng
khiến độc giả hiểu hơn cái cảm giác côi cút, lầm lũi của hai bà cháu.Tiếng kêu
tha thiết của chim tu hú trên những cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà
thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những
chuyện kể của bà. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền
thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc.
Tu hú chính là nhân chứng chứng kiến những kỉ niệm của bà và cháu. “Tám năm
ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng
nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn
nhưng đầy tình yêu thương. Tiếng chim râm ran trong vườn lá, trên cánh đồng cứ
khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực đã tha thiết, tiếng chim trong nỗi
nhớ như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy
những hoài niệm nhớ mong: “Tu hú kêu sao mà tha thiết thế!”. Tiếng chim tu hú đầu
hè da diết như chính sự mong ngóng của hai bà cháu. “Tám năm ròng”… - một
thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Nhà thơ đang kể chuyện về
bà mà như tách hẳn ra để trò chuyện trực tiếp với bà: “bà còn nhớ không
bà?”. Cháu hồi tưởng, cháu hỏi bà hay tư hỏi mình? Hình ảnh ngọn lửa và âm
thanh tiếng kêu chim tu hú có một sức mạnh biểu cảm vang xa, tạo nên những liên
tưởng nghĩa tình thấm thìa.
Tiếng
chim tu hú đầy nhung nhớ đã đưa nhân vật trữ tình về với tuổi thơ sống bên bà
và đầy ắp tình bà cháu:
Mẹ
cùng cha công tác bận không về
Cháu
ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà
dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm
bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Kháng
chiến bùng nổ, bố và mẹ đều không có ở bên, suốt những năm dài khó nhọc người
bà đáng kính đáng yêu đã chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người. Bà là hiện thân cụ thể
nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Trong nhiều gia đình Việt Nam, do nhiều
cảnh ngộ khác nhau, mà vai trò của người bà – bà nội, bà ngoại – đã thay thế
vai trò của người mẹ hiền. Sống trong những năm dài chiến tranh, thế nhưng bà vẫn
vững lòng trước mọi tai hoạ, thử thách. Các động từ: “bà bảo, bà dạy, bà chăm”
đã diễn tả một cách sâu sắc và thấm thía tình yêu thương bao la, chăm chút của
người bà dành cho người cháu. Bà trở thành ngọn nguồn ấm áp, vỗ về, nuôi nấng,
chở che, giữ gìn tổ ấm gia đình. Chữ”bà” và chữ “cháu” được điệp lại 4 lần gợi
tả tình bà cháu quấn quýt yêu thương. Cháu lớn khôn, trưởng thành trong đôi bàn
tay nâng niu, trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Bà là người đã nuôi dưỡng,
dạy dỗ cháu nên người. Bà không chỉ là bà mà như một người bố, người mẹ, người
bạn tri âm tri kỉ, là chỗ dựa vững chắc để cháu chia sẻ, tâm sự, để cháu tựa
vào mỗi khi mệt mỏi. Được sống trong tình thương là hạnh phúc, người cháu trong
bài thơ “Bếp lửa” tuy phải sống xa cha mẹ, tuy gặp nhiều thiếu thốn khó khăn,
nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Vì thế
cháu mới cảm thấy một cách thiết tha nồng hậu:
Nhóm
bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.
Bà
đã thức khuya dậy sớm “nhóm lửa” làm cho tâm hồn thơ bé của cháu sống trong cảnh
xa mẹ cha trở nên ấm áp. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm
và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu. Tình yêu thương ấm áp, sâu lắng
của bà cứ vấn vương trong tâm trí cháu cho đến tận bây giờ khi đã xa bà. Cháu
luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà. Chỉ một mình chữ “thương”
thôi cũng đã đủ gói ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết
ơn sâu nặng mà người cháu dành cho bà của mình.
Mang
nặng công ơn của bà, trong đáy tâm hồn cháu – nhà thơ – hình ảnh của bà hiện
lên, chẳng bao giờ mờ phai. Tiếng kêu của con chim tu hú với hình ảnh của bà kết
hợp hài hòa, được diễn tả dưới hình thức nghệ thuật cảm thán và câu hỏi tu từ
đã khắc sâu nỗi nhớ thương da diết, một nỗi bồn chồn trong tâm tưởng và kí ức:
Tu
hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu
chi hoài trên những cánh đồng xa?
Tiếng
tu hú kêu nghe càng tha thiết, chan chứa bao nỗi lòng khắc khoải, suy tư. Âm điệu
của vần thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng gợi lên những rung cảm man mác, bâng
khuâng. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng
người trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong.Tiếng chim tu hú như vọng vào năm
tháng, bồi hồi… Câu thơ như xoáy vào lòng tác giả lẫn độc giả. Phải chăng đó
chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của
bà? Câu hỏi tu từ mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Bà luôn bên cháu, dạy
dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên, nuôi dưỡng cả tâm hồn lẫn thể chất cho cháu, vậy
mà bây giờ cháu cũng đi xa, để bà một mình khó nhọc.Tiếng chim tu hú giờ đây trở
thành một mảnh tâm hồn tuổi thơ để gợi nhớ gợi thương. Cháu thương bà vất vả,
lo toan, biết ngỏ cùng ai, chỉ có thể tâm tình với chim tu hú mà thôi. Tiếng
chim tu hú khép lại khổ thơ mà cứ như xoáy sâu vào tâm trí kẻ xa quê đang dáo
dác kiếm tìm những kỉ niệm yêu thương… Âm điệu trong khổ thơ thật da diết, trầm
buồn, phù hợp với tâm trạng của thi sĩ: nỗi nhớ quê, nhớ bà da diết, sâu đậm,
day dứt…
Những
câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng,
cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch
của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và
âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài
thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như
trong chuyện cổ tích. Hình ảnh “Bếp lửa” gắn liền với mái nhà êm ấm, cũng như
âm thanh của tiếng chim tu hú gắn liền với cánh đồng. Bằng Việt đã khéo lựa chọn
hai hình ảnh ấy để nói lên lòng kính yêu, sự thương nhớ và biết ơn bà, với tình
yêu quê hương. Bếp lửa và tiếng chim trở thành biểu tượng mang vẻ đẹp nhân văn
của một tình quê nồng hậu, về kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào.
Bằng
cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, những từ ngữ biểu cảm, tình cảm bà
cháu đã được diễn tả thật xúc động và bồi hồi. Với thể thơ tự do 8 từ (có xen 7
từ), tác giả đã tạo nên một giọng thơ thiết tha, chất thơ trong sáng truyền cảm,
hình tượng đẹp. Bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là 3 hình tượng hòa quyện
trong tâm hồn đứa cháu xa quê. Bài thơ đã mang đến cho người đọc cảm nhận về
tình bà cháu dung dị, thiêng liêng về vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam tảo
tần giàu đức hi sinh. Từ đó ta thêm yêu, thêm tự hào về quá khứ đẹp đẽ của dân
tộc.
Ta
cũng có thể bắt gặp hình ảnh người bà giản dị nhưng có sức mạnh thật kì diệu ấy
ta trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Dòng
cảm xúc về bà được đánh thức và khơi dậy trong tâm hồn tác giả từ một âm thanh
hết sức quen thuộc của đời sống, đó là “tiếng gà trưa”. Âm
thanh bình dị của làng quê dội vào trong tâm tưởng người lính trên đường hành
quân đã làm bao kỉ niệm tuổi thơ trỗi dậy với bao niềm xúc động và nghẹn ngào
trong trái tim người lính trẻ. Tác giả đã nghe thấy tiếng gà không
chỉ bằng thính giác mà đó còn là bằng cả tâm hồn, bằng tình yêu thương và nhớ
mong về người bà thân yêu. Bởi bà là người vĩ đại nhất, luôn dành cho cháu bao
tình yêu thương, cùng sự quan tâm, lo lắng, hay đó còn là những tiếng mắng yêu
của bà. Kỉ niệm rất đỗi bình thường nhưng không kém phần sâu sắc. Hình
ảnh bà còn hiện lên là người luôn lo toan, vất vả, tần tảo sớm hôm: “tay bà
khum soi trứng” “cho con gà mái ấp”. Đó là sự chắt chiu của bà trong
cảnh nghèo để dành trọn yêu thương cho con cháu. Yêu thương cháu nên bà luôn
dành những điều tốt đẹp nhất cho người cháu của mình: “Để cuối năm bán gà –
cháu được quần áo mới”. Bà luôn mong trời đừng sương muối để có gà bán, để
mua cho cháu một bộ quần áo mới, đó là những mong ước giản dị nhưng thật lớn
lao mà bà dành cho cháu. Người chiến sĩ lên đường ra mặt trận không
chỉ vì tình yêu Tổ quốc mà còn xuất phát từ một nguyên nhân hết sức bình dị: đó
là vì bà, vì xóm làng, và đặc biệt hơn đó là chỉ vì một tiếng gà cục tác. Tình
bà cháu đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc.
Hai
bài thơ đã thể hiện tình cảm thắm thiết, tình bà cháu vô cùng thiêng liêng, cao
cả. Hình ảnh người bà hiện lên trong kí ức của những người cháu, đó là người tần
tảo sớm khuya, là người luôn lo lắng cho con cháu, là người với tình yêu thương
cháu vô bờ bến. Tình cảm ấy đều bắt nguồn từ những sự vật bình thường, giản dị
mà cũng rất đỗi quen thuộc trong đời sống, ấy là cái “bếp lửa” hay chỉ đơn thuần
là một “tiếng gà” thân quen. Tình bà cháu trong cả hai bài thơ đều
gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cùng những sự vật thiêng liêng hay sự việc
giản dị mà tràn đầy tình yêu thương của bà dành cho cháu. Cũng
từ tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình, tình yêu những sự vật giản dị đó mà các
tác giả đã khẳng định tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng trong trái tim mỗi
con người. Trong Tiếng gà trưa, người cháu sau này là người lính
nhớ về bà chỉ bằng tiếng gà trên đường hành quân. Anh nhớ về bà cùng những kỷ
niệm có tiếng gà của mình. Anh chiến đấu vì bà, vì quê hương, vì những kỷ niệm
đơn sơ của tuổi thơ. Còn trong Bếp lửa, người cháu sau này nhớ về bà với những
lòng biết ơn bà vì đã là chỗ dựa cho cả gia đình trong năm kháng chiến. Nhớ về
bà, người cháu nhớ những ngày tháng được ở bên bà cùng bếp lửa thân thuộc. Và
qua đó hai tác giả cũng muốn gửi gắm những triết lí vô cùng sâu sắc: Những gì gắn
bó thân thiết với tuổi thơ đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành
trình của cuộc đời; Tình cảm thiêng liêng, biết ơn chân thành của người cháu đối
với bà là một biểu hiện cụ thể của tình cảm gia đình, rộng ra đó là tình cảm với
quê hương, với cội nguồn.
Mỗi
chúng ta, ai mà chẳng lưu giữ trong tim mình những âm thanh, cảnh sắc quê nhà,
những kỷ niệm cảm động, mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ của ông bà, người đã
sinh ra cha mẹ ta? Tuổi thơ đã chắp cánh cho mỗi con người lớn khôn, chính vì
thế những kỉ niệm sâu sắc về hai người bà của hai tác giả vẫn luôn sống mãi
trong trái tim của những đứa cháu thân thương. Hai bài thơ của Bằng Việt và Xuân
Quỳnh chẳng khác nào lời ru của mẹ, chuyện kể của bà… từ những năm tháng tuổi
thơ vọng về. Những tình cảm đẹp ấy được diễn tả rất thơ…