Cảm nhận về một trong ba thông điệp về Niềm lạc quan, niềm tin tất thắng của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua đoạn thơ:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Bài thơ về tiểu đội
xe không kính, Phạm Tiến Duật)
Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác
để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Bài
làm
Trong
văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên
tuyến đường chiến lược Trường Sơn đã gợi nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà
văn, nhà thơ. Phạm Tiến Duật với những cảm xúc chân thành đã tạc lên hình tượng
về người chiến sĩ quả cảm và anh dũng chiến đấu trong tác phẩm “Bài thơ tiểu
đội xe không kính”. Bằng ngôn ngữ giản dị, dung dị, đậm chất đời thường,
nhà thơ Phạm Tiến Duật đã tạc nên bức thành đồng của dân tộc, khắc vào thế kỉ
hình tượng người lính anh dũng, kiên cường, không bao giờ bị khuất phục bởi một
lí do duy nhất: tình yêu miền Nam ruột thịt và khát vọng thống nhất đất nước. Niềm
tin tất thắng và tinh thần lạc quan là nguồn sức mạnh bất diệt, thúc giục các
anh bất chấp hiểm nguy, đưa xe ra trận:
Bếp
Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung
bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng
mắc chông chênh đường xe chạy
Lại
đi lại đi trời xanh thêm.
Không
có kính rồi xe không có đèn
Không
có mui xe, thùng xe có xước
Xe
vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ
cần trong xe có một trái tim.
Phạm
Tiến Duật khắc họa thành công hình ảnh những người lính bộ đội cụ Hồ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Họ là những con người hiên ngang kiên cường khi
chiến đấu nhưng cũng có tâm hồn vui vẻ lạc quan và yêu đời. Đây chính là hình
tượng đẹp xuyên suốt tác phẩm. Người lái xe trong bài thơ là những người chiến
sĩ trẻ trung. Các anh rất vô tư, sôi nổi, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Khó
khăn gian khổ các anh coi thường. Khí phách ấy thể hiện qua cách nói chắc nịch: “ừ
thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”. Thái độ “chưa cần rửa, phì phèo châm
điếu thuốc”, “chưa cần thay, lái trăm cây số nữa” là sự
thách thức, coi thường khó khăn gian khổ. Những chiếc xe từ trong bom rơi, bị
bom giật, bom rung, nhưng người chiến sĩ vẫn ung dung. Các anh nhìn thẳng phía
trước, vui vẻ bắt tay nhau.
Dù
mọi khó khăn chất ngất như nào trong cuộc chiến ấy thì tình cảm mà những người
đồng chí đồng đội dành cho nhau thì luôn chiến thắng tất cả. Đó chính là niềm
tin chiến thắng, là sự đoàn kết mà không một khó khăn nào có thể cản bước.
Bếp
Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung
bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng
mắc chông chênh đường xe chạy
Lại
đi, lại đi trời xanh thêm.
Đây
là một đoạn thơ thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ,
rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy. Thời chiến tranh luôn luôn gian
khó, họ là những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn kiên trung bất
khuất. Con đường giữa rừng núi ấy gặp lại anh em, cùng dựng nồi nấu bếp ăn một
chén cơm. Cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không kính ngắn ngủi mà thắm
tình đồng chí, tình đồng đội. Chỉ bằng ba chi tiết nhưng rất điển hình: “bếp
Hoàng Cầm”, “chung bát đũa”, “võng mắc chông chênh” đã tóm lược cái ăn cái
ngủ, cách sinh hoạt của người lính lái xe. Đời lính giản dị, bình dị mà lại rất
sang trọng. Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm
ta dựng giữa trời”. Giữa trời là giữa thanh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến
chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô... thế mà rất đậm đà: “Chung bát
đũa nghĩa là gia đình đấy”- Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài
người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở
thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Cái gì cũng tạm bợ, cơ động,
gian khổ nhưng cách nhìn, cách nghĩ của người chiến sĩ vế chúng thật tươi tắn
và cảm động: là gia đình đấy. Chất thơ nghịch ngợm đầy ý vị đã mở ra từ những
hình ảnh chân chất đời lính đã ấm lên tình đồng ngũ, nghĩa anh em. Tình đồng đồng
đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết. Những sinh hoạt, nghỉ
ngơi thật ngắn ngủi, cái ăn, giấc ngủ thật giản dị, gian khổ nhưng tâm hồn người
lính thật vui tươi, lạc quan, có cái gì xao xuyến: “Võng mắc chông chênh đường
xe chạy”. “Chông chênh” gì thì chông chênh nhưng ý chí chiến đấu,
khí phách, nghị lực vẫn vững vàng, kiên định, vượt lên tất cả. Chính mình đồng
đội đã tiếp cho họ sức mạnh để tâm hồn họ phơi phới lạc quan. Trong các cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc, tình đồng chí đã trở thành sức mạnh vô giá,
giúp người lính trụ vững nơi chiến trường bom đạn, giành chiến thắng trước quân
thù. Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những
người lính trẻ lại lên đường. Tiền phương vẫy gọi:
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Điệp ngừ “lại đi” diễn tả nhịp bước
hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu
đội xe không kính. Đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào
của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. Điệp từ “lại đi” như một lời cỗ vũ, một lời
động viên các anh hãy luôn mạnh mẽ kiên cường tiến về phía trước về phía bầu trời
xanh. Trời xanh là trời đẹp, bầu trời yên tĩnh, không gian cao xa … Hình ảnh ẩn
dụ “trời xanh thêm” là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng
sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hy vọng. Là hy vọng, là chiến công đang
đón chờ. Câu thơ đã gợi mở biết bao tâm hồn vẫn sôi nổi lên đường, rộng mở những
ngày mai, những ngày vẫn “xanh thêm” niềm tin chiến thắng …Trong tâm hồn
họ, trời như xanh thêm, chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt.
Sự
khốc liệt trong chiến tranh cũng không ngăn cản được ý chí chiến đấu, quyết tâm
sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt:
Không
có kính rồi xe không có đèn
Không
có mui xe, thùng xe có xước
Xe
vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ
cần trong xe có một trái tim.
Có
thể nói, khổ thơ mang giá trị tư tưởng của toàn bài. Những khổ thơ trước đó tạo
một nền tảng, một “sân khấu” để khổ cuối này tỏa sáng. Phạm Tiến Duật đã vô
cùng tinh tế khi tạo được sức dồn nén để cảm xúc vỡ òa trong khổ thơ cuối cùng.
Biện pháp tu từ điệp ngữ kết hợp với liệt kê “không kính, không mui, không
đèn, thùng xe có xước…” tạo nên hình ảnh một chiếc xe biến dạng đến không
còn nhận ra. Tất cả những khổ thơ trước đó chỉ nói về những khó khăn của “xe
không kính” nhưng khó khăn không chỉ dừng lại ở đó. Xe còn không có đèn,
thùng xe méo mó, biến dạng. Không có kính đã chồng chất khó khăn thì không có
đèn giữa núi rừng thì sự khó khăn còn tăng lên gấp bội.Có thể nói, nghệ thuật vẽ
mây nảy trăng (nói cái khó khăn khi không kính để gợi những khó khăn khi không
có đèn) khiến độc giả có thể cảm nhận được những trở ngại mà người lính lái xe
phải chịu đựng trên tuyến đường Trường Sơn hùng vĩ. Cuộc chiến đấu ngày càng
gian khổ, ác liệt (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng). Bất
chấp gian khổ, hy sinh, những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến. Chiếc xe không còn là chiếc xe nữa. Cái KHÔNG
được nhấn mạnh ở khổ cuối bài thơ để làm nổi bật một cái CÓ vô cùng đáng quý:
Xe
vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ
cần trong xe có một trái tim.
Đối
nghịch với những bom rơi đạn lạc, với những thiếu thốn, khó khăn, tâm thế của
những người lính lại càng sáng ngời. Những người lính lái xe quả cảm vững tay
lái vì họ có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu tổ quốc nồng
nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam sắt đá. Chính tinh thần phơi phới đó
đã giúp họ giữ vững tay lai, coi thường hiểm nguy để lái từng vòng bánh xe vững
chắc. Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng
ra tiền tuyến lớn với một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu
giành độc lập thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ,
phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ, đọng kết lại ở cái “trái tim”
gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu thương này. Nghệ thuật
hoán dụ: trong xe có một trái tim làm người đọc xúc động. Chiếc xe biến
dạng bỗng trở nên có linh hồn, có trái tim. Xe vẫn chạy bởi trong xe có trái
tim người lính với tình yêu nước cháy bỏng. Chính tình yêu nước ấy đã tạo nên sức
mạnh để chiếc xe méo mó, không kính, không đèn ấy vẫn băng băng tiến về phía
trước. Một trái tim yêu nước quả cảm đã đủ mạnh mẽ, thế nhưng đây là lại cả một
“tiểu đội” trái tim như vậy, rồi còn bao binh đoàn chưa được nhắc tên là
bấy nhiêu trái tim mạnh mẽ. Hình ảnh này kết hợp cùng kết câu câu “vẫn – chỉ
cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất
khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Chính điều đó
đã tạo nên cho họ sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng để chúng ta mãi mãi yêu
quý và cảm phục.
Bài
thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ
nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong công cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước, với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó
khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí quyết chiến vì sự nghiệp
giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu
hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ, giọng điệu
giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn. Giọng điệu vui tươi kết hợp nhiều biện
pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, điệp từ, ẩn dụ xuyên xuốt cả bài thơ làm cho
người đọc cảm nhận được hiện thực tàn khốc ngoài kia như dịu đi trong con mắt của
người chiến sĩ, làm cho bài thơ thêm sinh động, dễ đi vào lòng người.
Cùng
với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật
trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những
ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái
thanh niên xung phong.
Truyện
viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung
phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước
vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công
trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo
và tinh tế. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối
đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm. Họ sống ở cao điểm giữa vùng trọng
tuyến trên tuyến đường Trường Sơn. Làm công việc vô cùng nguy hiểm: chạy
trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nỏ và nếu
cần thì phá bom.Nhưng với các cô gái, công việc phá bom nguy hiểm nhưng cô
xem là bình thường, một công việc quen thuộc hàng ngày. Với họ chiến tranh và
cái chết là nơi thử thách lòng dũng cảm. Phá bom nguy hiểm như một việc làm
quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục. Đối mặt với hiểm nguy, họ
cũng nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt không cụ thể” quan
trọng là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Họ đã đặt công việc lên
trên cả tính mạng của mình. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn
nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.
Vì tình yêu tổ quốc mà những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định quyết
chiến đấu dù có hi sinh cũng phải giữ cho con đường giao thông duy nhất không
bao giờ đứt mạch.
Các
tác giả Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của
con người Việt Nam. Yêu nước, quyết đánh giặc cứu nước chính là động lực thôi
thúc những người chiến sĩ lái xe tiến về miền Nam, thúc đẩy những nữ thanh niên
xung phong – những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn lao ra trọng
điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị
trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Trang thơ, trang văn của Phạm Tiến
Duật và Lê Minh Khuê đã khắc họa người chiến sĩ trẻ Trường Sơn đày khí
phách hiên ngang hào hùng, ghi lại được cái nhịp sống hào hùng, ghị lại vẻ đẹp
tâm hồn, bản chất anh hùng của những con người giản dị, mộc mạc mà ngang tàng
bất khuất. Nhưng chưa đủ, các tác giả còn tìm thấy ẩm sâu bên trong những
cong người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát
vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương. Đời sống chiến trường gian khổ là thế.
Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí,
đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình
vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Những người lính lái xe, Những
cô gái phá bô và còn biết bao con người nữa sáng lên mốt vẻ đẹp phẩm chất lạ
thường. Họ là những anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi
một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà
chung với cái "ta" rộng lớn. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước
sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên nhắc nhở ta về một
quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã
đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại ta không khỏi ngỡ ngàng vì người dân mình đẹp
quá, dũng cảm; và lòng ta được như sống lại những ngày còn chiến tranh bom đạn ấy.
Năm
tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biết động, "Bài thơ về tiểu đội
xe không kính" của Phạm Tiến Duật và "Những ngôi sao xa
xôi" của Lê Minh Khuê ; mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân
không ngày tháng, đã ghi lại cái quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một
thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần
làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định; và
những người lính lái xe và còn biết bao con người nữa là kết tinh của vẻ đẹp
dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ
quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong.