Hi
sinh phải chăng là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để ta sống và hành động?
Bài
làm của Đỗ Mỹ Phương ( 9A2 Trường THCS Phan Bội Châu)
Có
những mất mát thường tình vốn là lẽ được mất trong đời sống chảy trôi, cũng có
những hi sinh hoá thành bất tử khi điều mà người ta dâng hiến thật lớn lao, cao
cả. Trong cơn đại dịch nguy hiểm, đáng sợ khi gây ra nhiều tổn thất về vật chất, sinh mạng, cũng thể ngăn cản được những con người sẵn sàng hi
sinh lợi ích bản thân vì cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng. Họ
xông pha, chịu đựng gian khổ đến
vô cùng. Phải chăng hi sinh là nguồn sức
mạnh tinh thần to lớn để ta sống và hành động.
Hi sinh là sẵn sàng chịu tổn thất hoặc từ bỏ
những lợi ích riêng tư của chính mình để nhường nhịn, san sẻ cho người khác, để
hướng đến lợi ích của toàn thể và cộng đồng. Hi sinh tức là chấp nhận chịu thiệt
thòi về mình, nhưng cũng chính điều này là động cơ để ta sống có ý nghĩa và sẵn
sàng hành động, đương đầu với những khó khăn, hướng về những mục đích lớn lao,
lợi ích của cộng đồng.
Bớt đi một chút niềm vui mà san sẻ cho người khác, có thể sẽ được công nhận, cảm
phục có thể không, nhưng suy cho cùng mọi sự hi sinh trên đời điều đáng quý!
Trong cơn đại dịch toàn cầu có lẽ người ta sẽ
chỉ quan tâm đến sức khoẻ, sự an nguy của bản thân và gia đình mình, nên mỗi hi
sinh thời này đều thật sự cao cả. Đó có thể là cô bé Phi Yến dành toàn bộ thời
gian rảnh rỗi của mình trong vòng 3 ngày liền để cùng mẹ làm ra 500 chiếc “tai
giả” xinh xắn để các bác sĩ đỡ đau khi phải đeo khẩu trang nhiều giờ liền. Đó
có thể là những sinh viên trẻ, thậm chí là bác sĩ 78 tuổi đã nghỉ hưu, sẵn sàng
viết thư tình nguyện vào tuyến lửa để hỗ trợ, dẫu họ hiểu rõ rằng phía trước là
vô vàn thử thách, là những ca làm việc dài dằng dặc, là giấc ngủ chỉ tính từng
giây, là những giọt mồ hôi ướt đẫm vai áo, là vết hằn đau trên gương mặt, là mỗi
ngày thức dậy xoay cuồng trong cuộc chiến với kẻ thù vô hình, và là những nỗi
nhớ, nỗi sợ hãi họ chôn giấu trong lòng.
Đức hi sinh vốn xuất phát từ sự thôi thúc của
một tâm hồn tử tế, biết lo nghĩ cho người khác, và lời mách bảo của trái tim
thì luôn có mãnh lực to lớn giục giã ta làm mọi điều có thể, thậm chí là phá bỏ
giới hạn, vượt qua nỗi sợ hay quên đi chính bản thân mình để giúp đỡ, hi sinh
cho người khác. Hi sinh là biểu hiện của quá trình trưởng thành từ trong suy
nghĩ và nhận thức, từ đó nảy sinh ra những hành động, nghĩa cử cao đẹp để chia
sẻ lợi ích của mình và mang lại điều tốt đẹp cho người khác. Để rồi khi bớt đi
đôi chút niềm vui của mình, có thể ta sẽ không buồn như ta đã nghĩ khi thấy người
mình yêu thương có thêm động lực, sức mạnh để phục hồi, tiến về phía trước. Nếu
không có những hi sinh tận hiến thầm lặng của những tấm lòng cao cả, có thể cả
xã hội sẽ không thể vượt qua hoạn nạn đầy thách thức. Nó là yếu tố để ta hoàn
thiện và nâng cao giá trị phẩm chất của mình, làm nâng cao năng lực, khả năng của
mỗi con người.
Thế
nhưng không nên để cảm tính làm chủ sự hi sinh,
bởi lẽ đôi khi ta sẽ vô tình làm tổn thương lòng tự trọng của người
khác, cũng có khi sự thiếu hiểu biết, kĩ năng của ta lại làm hỏng việc, nếu gắn
chặt cuộc đời mình vào người khác ta dễ trở nên mù quáng, đánh mất bản thân
mình.
Thật đáng buồn khi trong đời sống hiện nay vẫn
còn tồn tại những người hời hợt với những người xung quanh, chỉ tất bật lo nghĩ
cho niềm vui, lợi ích của mình, buông thả bản thân theo những cuộc chơi, sự hưởng
thụ mà không biết lo toan, san sẻ cho người khác. Lại có những người coi rẻ sự
hi sinh của người khác, hay cho rằng đó là trách nhiệm tất yếu của riêng cá
nhân đó. Đây là những biểu hiện đáng buồn và đáng chê trách.
Một mảnh hồn nhỏ của sự hi sinh đều là phương
tiện để ta sống có ý nghĩa và vươn lên từng ngày. Bản thân là học sinh, trong
thời đại dịch, điều nhỏ bé em có thể làm chỉ là dành nhiều thời gian cho việc học
tập để phát huy, trau dồi năng lực, những kĩ năng sống của mình. Em sẽ góp tiền
tiết kiệm mình gìn giữ vào Quỹ Vắcxin, tuy không nhiều nhưng đã đủ cho những cá
nhân đang cần đến. Em sẽ bỏ ra thời gian để quan tâm, tâm sự với cha mẹ nhiều hơn
trong quãng thời gian khó khăn này.
Hi sinh là tấm lòng, là một mảnh khoét trong lợi
ích riêng tư của mình nhưng cũng là một dấu cộng nâng cao nhận thức, để ta tạo
ra những giá trị tươi đẹp giành cho người khác, những mục tiêu cao cả vượt lên
sự mưu cầu của chính mình. Không ai có quyền ép buộc người khác phải hi sinh,
nó nhất thiết phải đến từ sự tự nhận thức và thôi thúc của bản thân. Thế nhưng
khi thật sự trao đi vì nghĩ cho người khác, ta chợt nhận ra chính mình cũng được
trao tặng lại những món quà trân quý ta không chưa từng nghĩ đến.