Cảm nhận về Sự
hy sinh thầm lặng, mục đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng
liêng của anh bộ đội Cụ Hồ qua đoạn thơ:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian
nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng
nước gốc đa nhớ người ra lính.
[…]
Đêm
nay rừng hoang sương muối
Đứng
cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí, Chính Hữu)
Từ
đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc thực tế cuộc sống hiện nay để làm nổi bật
thông điệp mà em chọn.
Bài
làm
Lịch
sử nước ta đã đi qua biết bao thăng trầm biến cố. Mỗi lần biến động là mỗi lần
dân ta sít gần lại nhau hơn, cùng nhau vì mục đích cao cả chung. Đó là những
năm tháng hào hùng, khí thế của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu tranh chống
Pháp, chống Mĩ vĩ đại. Có rất nhiều bài thơ hay khai thác chân thực cái đẹp, chất
thơ của đời sống kháng chiến và bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là một trong số
đó. Bài thơ đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả, trở thành thi phẩm tiêu
biểu về người lính Cụ Hồ những năm 1948 thời kỳ chống Pháp. Bài thơ Đồng chí ca
ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội
Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong nhữg năm đầu
gian khổ thời chín năm kháng chiến chống Pháp. Với giọng thủ thỉ tâm tình, ngôn
ngữ giản dị, một cách tự nhiên Chính hữu đã khắc họa rõ nét sự hy sinh thầm lặng,
mục đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ trong
đoạn thơ:
Ruộng
nương anh gửi bạn thân cày
Gian
nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng
nước gốc đa nhớ người ra lính.
[…]
Đêm
nay rừng hoang sương muối
Đứng
cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu
súng trăng treo.
Bài
thơ Đồng chí được biết đến như một khúc ca về tình đồng đội giữa những người
lính trong kháng chiến. Bài thơ Đồng chía đã xây dựng một bức tượng đài bất diệt
về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp, họ mang vẻ đẹp giản dị, mộc
mạc, cùng chung lí tưởng chiến đấu và cùng sẻ chia gian khó trong những ngày
tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc. Trong những năm đầu kháng chiến chống thực
dân Pháp, quân dân ta thiếu thốn đủ thứ về đạn dược, vũ khí, nơi ăn chốn ở. Cuộc
sống túng hàn nay càng thêm khắc nghiệt. Những người lính Cụ Hồ thời ấy, họ xuất
thân chủ yếu từ những làng quê nghèo khó, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà
lên đường chiến đấu. Bởi vậy, họ - những con người nông dân mặc áo lính ấy mang
vào cuộc chiến đấu những gì rất thân thuộc, bình dị, chân thực mà quyết liệt,
quả cảm nhất.
Tấm
lòng của những con người nông dân mặc áo lính đối với đất nước thật càm động. Khi
giặc đến các anh đã gửi lại người bạn thân mảnh ruộng chưa cày, mặc kệ những
gian nhà bị gió cuốn lung lay để ra đi kháng chiến:
Ruộng
nương anh gửi bạn thân cày
Gian
nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng
nước gốc đa nhớ người ra lính.
Nghe
theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ đã rời bỏ mái đình, cây đa, giếng nước, để lại
sau lưng tất cả những gì yêu dấu và bước vào cuộc chiến. Bình thường vậy thôi ,
nhưng nếu không có một tình yêu đất nước sâu nặng không thể có một thái độ ra
đi như vậy. Họ đứng lên chiến đấu chỉ vì một lẽ giản dị: Tình yêu đất nước, ý
thức dân tộc là máu thịt, là cuộc đời họ. Bởi vậy, nông dân hay trí thức chỉ mới
nghe tiếng đau thương của quê hương, họ sẽ bỏ lại tất cả, cả ruộng nương, xóm
làng. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại. Nhưng đứng
trước cảnh xâm lăng, là một người con của Tổ quốc, anh đã đặt lòng yêu nước lên
trên tất cả. Đặt nghĩa chung lên trên tình riêng. Chỉ đến khi ở nơi kháng chiến
người lính nông dân áo vải lại trở mình, lòng lại bận tâm lo lắng về mảnh ruộng
chưa cày, với căn nhà bị gió lung lay. Anh và tôi gửi lại ruộng nương cho bạn
thân giúp đỡ, Gian nhà không thì mặc kệ gió lung lay. Hình ảnh “gian nhà
không" kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ giúp ta cảm
nhận được sự trống trải, khô khan của một gia đình vắng người trụ cột. Cả cuộc
đời ông cha gắn với quê hương ruộng vườn, nay lại ra đi cũng như dứt bỏ đi nửa
cuộc đời mình.Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt
khoát. Từ “mặc kệ” được đặt giữa câu thơ có những hình ảnh của làng quê quen
thuộc rất giàu sức biểu cảm và gợi hình. Đối với những người lính thì ruộng
nương, căn nhà là cơ nghiệp, ước muốn, nguyện vọng gắn bó cả đời của họ. Để lại
cả cơ nghiệp hoang trống ra đi, người thân ở lại đó là sự hi sinh lớn lao hạnh
phúc cá nhân vì mục tiêu, lý tưởng của cách mạng. Nhưng vì nhiệm vụ, vì nền hòa
bình độc lập của đất nước họ phải gác lại tình riêng lên đường vào mặt trận. Những
người lính phải nén lại nỗi nhớ mong quê hương để tiếp tục chiến đấu. Những người
lính của Chính Hữu vẫn còn nặng lòng với quê hương nhiều lắm. Từ “mặc kệ”
mang đậm chất khẩu ngữ rất ít khi xuất hiện trong thơ nhưng lại mang ý nghĩa khẳng
định ý chí quyết tâm, sự dứt khoát của người lính khi họ bước vào cuộc chiến.
Đây không phải là sự phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự
hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công. Vì nếu vô tình thì ở nơi chiến trường,
làm sao họ cảm nhận được từng cơn gió lạnh lùa vào gian nhà trống của gia đình
mình. Họ biết nơi quê nhà ruộng nương vẫn chờ tay người cày xới, gian nhà lung
lay trong gió chờ người sửa sang, nơi giếng nước gốc đa có ánh mắt người thân
trông ngóng. Trong những tâm hồn ấy, hẳn sự ra đi cũng đơn giản như cuộc đời
thường nhật, nhưng thực sự hành động ấy là cả một sự hy sinh cao cả.Nỗi nhớ của
các anh là thế: cụ thể nhưng cảm động biết bao. Người lính luôn hiểu rằng nơi
quê nhà người mẹ già, ngừơi vợ trẻ cùng đám con thơ đang trông ngóng anh trở về:
Giếng
nước gốc đa, nhớ người ra lính.
Hình
ảnh ẩn dụ “giếng nươc gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về
quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép
nhân hóa để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu
phương vững chắc đang chờ đợi. Ở đây chủ thể trong câu thơ không phải người
lính, mà chính “giếng nước gốc đa” mới là chủ thể trữ tình. Đó là nơi họ
sinh ra, lớn lên, dù có dứt khoát thế nào họ cũng không thể quên được. Chính
cái thâm tình với hậu phương ấy đã biến thành động lực để người lính chiến đấu,
không chỉ vì độc lập tự do cho Tổ quốc, mà còn để giải phóng quê hương. Và ở
đây, nơi chiến trường những người lính lại tìm được những tình cảm ấm áp và hồn
hậu của quê nhà trong người bạn đồng chí của mình. Họ soi vào nhau, thấu hiểu
và đồng cảm về tất cả. Tình đồng chí là bước đệm để nhà thơ mở ra vẻ đẹp tâm hồn
của người lính: hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương,
gia đình ở hậu phương. Trong đoạn thơ cấu trúc "anh- tôi" sóng đôi giờ
chỉ còn lại anh: nỗi nhớ quê hương trong lòng anh được tôi nói hộ. Tôi nói cho
anh hay đó cũng chính là nỗi nhớ quê hương của tôi. Những người lính họ thấu hiểu
tâm tư nỗi lòng của nhau.
Người
lính nông dân phải trải qua bao gian khổ thiếu thốn của cuộc sống. Đối mặt với
những khó khăn đó, những người lính không hề một chút sợ hãi, những thử thách
giữa nơi rừng thiêng nước độc cứ kéo đến liên miên nhưng người lính vẫn đứng vững,
vẫn nở “miệng cười buốt giá”. Đó là hình của sự lạc quan, yêu cuộc sống hay
cũng là sự động viên giản dị của những người lính với nhau. Cái khốn khó, gian
truân hãy còn dài trên bước đừơng kháng chiến dân tộc. Nhưng dường như trước mắt
những con người này, mọi thứ không còn hiểm nguy. Trong bất cứ tình huống nào
hình ảnh người lính của Chính Hữu vẫn ánh lên vẻ đẹp rực rỡ của lí tưởng, sẵn
sàng hy sinh vì Tổ Quốc, dũng cảm lạc quan trước hiểm nguy kẻ thù rình rập.
Trong
đêm trăng vắng lặng, bát ngát giữa rừng hoang sương muối, những người lính vẫn
kề vai, sát cánh cùng hướng mũi súng về phía kẻ thù:
Đêm
nay rừng hoang sương muối
Đứng
cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu
súng trăng treo.
Thật
là bức tranh đơn sơ, thi vị về người lính. Trong một đêm chờ giặc tới giữa nơi
rừng hoang sương muối, những người lính kề vai, sát cánh cùng hứơng mũi súng
vào kẻ thù. Không gian hùng vĩ, hoang vu "rừng hoang sương muối",
thời gian gian khó mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Trên cái nền
thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa khắc nghiệt ấy, gười lính hiện lên với tư thế chủ
động hiên ngang "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Chính tư thế thành
đồng vách sắt ấy đã làm lu mờ đi mọi gian khổ khó khăn. Người lính không cô đơn
lạnh lẽo vì bên anh đã có đồng đội và cây súng, là những người bạn tin cậy nhất,
tình đồng chí đã sưởi ấm lòng anh. Sức mạnh của sự tin tưởng lẫn nhau, của sự
quan tâm tới nhau giữa những người lính đã làm vững chắc thêm tình đồng đội
trong họ. Bởi họ biết rằng khi cùng nhau thắp lên tình đồng chí vững bền, sức mạnh
chung nhất sẽ là sức mạnh mạnh nhất. Mục đích chiến đấu vì quê hương, vì Tổ Quốc
của họ sẽ càng mau chóng đạt được. Khi ý chí và mục đích hợp chung con đường,
thì tình cảm giữa họ càng thắm thiết, sâu đậm. Người chiến sĩ toàn tâm toàn ý
hường theo mủi sung. Chính lúc ấy, các anh bắt gặp một hiện tưỡng kì lạ.
Đầu
súng trăng treo.
Trăng
bất ngờ xuất hiện chơi vơi lơ lửng nơi đầu súng. Nét sáng tạo độc đáo thể hiện
bản lĩnh nghệ thuật của của Chính Hữu qua bài thơ chính là hình ảnh này. Hình ảnh
ẩn dụ đó gây được ấn tượng thẩm mĩ sâu sắc với người đọc, đồng thời, nó trở
thành hình tượng đa nghĩa độc đáo của thi ca. Hai hình ảnh vầng trăng, cây súng
đối lập nhau rất rõ. Một bên là vầng trăng muôn thưở hấp dẫn và kì la, thanh
bình với thi ca. Nó biểu tượng cho cuộc sống tươi đẹp, hoà bình, hạnh phúc của
nhân loại, đồng thời cũng là ước mơ cuộc sống tượi đẹp hoà bình hạnh phúc.
Nhưng trăng ở đây lại được đặt trong mối quan hệ với súng. Một bên là súng,
súng biểu tượng cho chiến tranh và cái chết nhưng súng cũng trở thành lí tưởng
cao đẹp, tinh thần chiến đấu vì cuộc sống hoà bình dân tộc của ngừơi chiến sĩ.
Trăng là vẻ đẹp lãng mạn, súng là hiện thực. Tuy đối lập, nhưng hai hình tượng
này đã tôn thêm vẻ đep cho nhau, tạo nên vẻ đẹp hoàn mĩ nhất. Không phải ngẫu
nhiên khi Chính Hữu đưa hai hình ảnh ngược nhau trong một câu thơ. Qua đó ông muốn
khẳng định cái khát vọng về một cuộc sống yên lành đầy chất thơ: để cho vầng
trăng kia sáng mãi, trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, mọi người phải cầm
súng chiến đấu. Sự quyện nhuần nhuyễn giữa hiện thực và chất thơ lãng mạn, bay
bổng đã làm cho “đầu súng trăng treo” trở thành một trong những hình ảnh đẹp nhất
thơ ca kháng chiến chống Pháp. Câu thơ chỉ vỏn vẹn bốn từ nhưng nó bao hàm cả
cái tình, cái ý và đặc biệt là sự càm nhận tinh tế của Chính Hữu. Trăng và súng
kết thành một không gian thơ trữ tình, là biểu tượng cho tình thần dũng cảm,
hào hoa muôn thưở của dân tộc nói chung và ngừơi lính nói riêng. Những ngừơi
lính nông dân giờ đây hiện ra với một tư thế khác hẳn, như những người nghệ sĩ
đầy chất thơ, bình dị nhưng vẫn đẹp lạ lùng.
Bài
thơ đã khơi dậy những xúc động mãnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ bằng những nét
nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ tự do phù hợp với cảm xúc tự nhiên dồn nén của bài
thơ. Ngôn ngữ hình ảnh chân thực mà giàu ý nghĩa biểu tượng. Cấu trúc "anh-
tôi" sóng đôi đã góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. Bài thơ kết
hợp hài hòa các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ... Tất cả những nét đặc sắc
nghệ thuật ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính cách mạng trong những
năm đầu kháng chiến chống Pháp. Họ không khô khan mà bầu nhiệt huyết nung nấu,
tràn đầy lòng hy sinh, với tình đồng đội trong sáng, thân ái. Chính những điều
đó làm bài thơ “Đồng chí” trên những trang giấy vẫn có lúc được lật lại, vẫn nhỏ
từng giọt ngân vang, tưởng đến những con người thần kì mà bình dị với niềm tự
hào kiêu hãnh, cho nay và mai sau mãi nhớ về.
Chiến
trường nào cũng biết bao gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy
sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại nhiều
hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt Nam.
Trong
cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng,
không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của
bản thân để cứu chữa cho những người bệnh. Trong cuộc chiến cam go, hiểm nguy
đó, không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp
nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh
"ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt
thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang
nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại
cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống
giặc” COVID-19.
Có
tận mắt chứng kiến công việc bộn bề của những “người lính áo trắng” mới thấu hiểu
hết nỗi gian truân, sự hy sinh cống hiến của họ. Ở nơi tuyến đầu chống dịch,
các y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn hàng ngày túc trực 24/24, lao vào ổ dịch
bất kể ngày đêm hoặc cả tháng chưa về đến nhà. Ngày thường, các bác sĩ vốn đã rất
bận, nhưng trong mùa dịch vừa điều trị cho các bệnh nhân cũ, vừa phải tiếp nhận
các ca cấp cứu mới. Bên cạnh đó còn kiêm thêm nhiệm vụ trực, đo thân nhiệt, nhắc
nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà đeo khẩu trang, rửa tay sát trùng. Có những
y, bác sĩ, nhân viên y tế kiêm nhiệm vụ khuân vác, phân phối hàng hóa…
Còn
nhiều lắm những gian truân, hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến này, bởi cùng với
“chiến sĩ áo trắng” tham gia chống dịch, quân đội, công an luôn là lực lượng
tiên phong đi đầu, trực tiếp tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Phát huy truyền
thống “Trung với Đảng, hiếu với dân”; “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, mỗi
cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an đang ngày đêm dãi nắng dầm sương, tạo thành những
"lá chắn thép" ở nơi tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch
COVID-19. Các cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an không quản ngại khó khăn, gian
khổ, chấp nhận hy sinh, sẵn sàng nhường doanh trại để tiếp nhận người cách ly,
dựng hàng chục lều bạt dã chiến “ăn lán, ngủ rừng” để sẵn sàng nhận và hoàn
thành tốt nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, thể hiện lòng trung
thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, sẵn sàng vì nhân dân quên mình.
Khó
khăn, vất vả là thế, nhưng ý chí, lòng quyết tâm của các chiến sĩ, các y bác sĩ…
chưa bao giờ ngừng lại. Nơi tuyến đầu chống dịch họ đều xác định rằng đây là
nhiệm vụ thiêng liêng của mình, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao,
không quản ngại gian khổ, chấp nhận sự hy sinh, ngay cả những việc riêng tư
quan trọng của đời mình...
Hôm
nay đây, chúng ta được ngồi trong nhà, ngủ trong nệm ấm chăn êm, được ăn cơm
quây quần bên người thân…đã là một điều may mắn và hạnh phúc quá lớn lao. Bởi
vì, để cho bạn, cho tôi có được niềm hạnh phúc ấy, có biết bao người đã và đang
chịu rất nhiều vất vả thiệt thòi, đánh đổi cả khát khao hoài bão thậm chí là cả
sự sống của bản thân để nhường hạnh phúc cho chúng ta. Những hi sinh thầm lặng ấy
thật đáng trân quý và cảm phục biết bao!
Sau
cơn mưa trời lại sáng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi để mỗi sớm mai
thức dậy, chúng ta có thể bình thản ngắm bình minh, không còn phải vội vàng bật
ti vi hay điện thoại và nơm nớp lo sợ khi xem tin tức về số ca nhiễm, ca cách
li hay ca tử vong vì vi rút Corona. Nhưng để làm được điều đó, ngay bây giờ
chúng ta hãy cùng chung tay trong công cuộc chống dịch của cả đất nước và toàn
thế giới. Hãy góp sức nhỏ bé của mình bằng những hành động đơn giản nhưng vô
cùng thiết thực.
Phát
huy truyền thống của dân tộc ta trong các cuộc đấu tranh vệ quốc oanh liệt, hào
hùng, trong cuộc chiến này toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng một ý chí,
đoàn kết một lòng coi chống dịch như "chống giặc”.