Ca ngợi tinh thần lao động không còn là một chủ đề xa lạ với chúng ta, nhưng trong lĩnh vực thơ ca liệu rằng có bao nhiêu tác phẩm làm rung động được tâm hồn độc giả? Có lẽ những ai yêu thơ ca về tinh thần lao động sẽ không thể nào quên được bài thơ Đoàn thuyền đánh cá – một trong những tác phẩm nổi tiếng của Huy Cận. “Đoàn thuyền đánh ca” của Huy Cận là bài ca tuyệt đẹp của con người lao động mới hăng say, khỏe khoắn giữa thiên nhiên kì ảo. Bài thơ đầy nét nồng hậu, khoẻ khoắn, yêu đời, ca ngợi sự giàu đẹp của quê hương và vẻ đẹp của con người lao động mới, hăng hái sản xuất làm giàu cho đất nước. Nhưng có lẽ, bài ca lao động ngân vang hào hùng nhất, hay nhất, ngân vang nhất có lẽ là ở khổ thơ đầu vả cuối cùng. Bức tranh cảnh đoàn thuyền ra khơi và thắng lợi trở về trong khung cảnh thiên nhiên hung vĩ rực rỡ, tráng lệ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng
đã cài then đêm sập cửa
Đoàn
thuyên đánh cá lại ra khơi
Câu
hát căng buồm cùng gió khơi.
[…]
Câu
hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn
thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt
trời đội biển nhô màu mới
Mắt
cá huy hoàng muôn dặm phơi.
“Đoàn
thuyền đánh cá” có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào
nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động
trong cuộc sống mới. Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư
dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có
của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới
đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước. Bài
thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể
hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự
hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Toàn bài thơ chan chứa niềm tin,
niềm tự hào của rác giả vào cuộc sống mới và tương lai của đất nước.
Đến
với khổ thơ đầu là cảnh biển vào đêm và đoàn thuyền ra khỏi đánh cá. Cảnh
hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyên đánh cá ra khơi được diễn tả rất sinh động:
Mặt
trời xuống biển như hòn lửa
Sóng
đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn
thuyên đánh cá lại ra khơi
Câu
hát căng buồm cùng gió khơi.
Cảnh biển vào đêm được khắc họa bằng đôi mắt
quan sát sắc xảo, trí tưởng tượng phong phú và tài năng nghệ thuật điêu luyện của
nhà thơ. Không gian mở ra thật huy hoàng, tráng lệ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng
đã cài then đêm sập cửa.
Với
sự liên tưởng độc đáo và so sánh thú vị, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển
đổi thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển vào đêm thật kỳ vĩ, tráng lệ như
thần thoại. Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó
như hòn lửa, một quả cầu lửa đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển
cả bao la như nồng ấm hẳn lên. Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn
lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, và ấm
áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ. Thời khắc ngày dài
dần khép lại. Biện pháp ẩn dụ, nhân hóa cùng với vần trắc “lửa-cửa” đã
diễn tả nhịp đi của thời gian nhanh mạnh, “sập” lại, khép lại một ngày
như những con người sau buổi lao động vất vả trở về nhà nghỉ ngơi, trả lại sự
yên tĩnh cho không gian. Với những liên tưởng, so sánh đầy bất ngờ và thú vị,
vũ trụ bao la như là một ngôi nhà lớn với cánh cửa là màn đêm huyền bí, sóng lượn
là chiếc then cài. Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với
con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân.
Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời
của nhà thơ Huy Cận. Thiên nhiên, vũ trụ,biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng,
nghỉ ngơi, thư giãn.
Trái
với trạng thái tĩnh của thiên nhiên, những người con lao động mới bắt đầu làm
việc, đoàn thuyền đánh cá bắt đầu ra khơi. Bóng tối bao trùm là lúc các hoạt động
tạm dừng lại nhưng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá phác họa trên nền bức tranh rộng
lớn:
Đoàn
thuyên đánh cá lại ra khơi
Câu
hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu
thơ đã làm nổi bật khí thế lao động đầy hăng hái, tươi vui của những con người
lao động “Tập làm chủ, tập làm người xây dựng/Dám vươn mình cai quản lại
thiên nhiên!”. Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn,
phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm. Màn
đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày. Giữa lúc vũ trụ, đất trời như
chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì ngược lại, con người bắt đầu hoạt động. Sự
đối lập này làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.Nhịp thơ
nhanh mạnh như một quyết định dứt khoát. Đoàn ngư dân đã xuống đáy thuyền ra
khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Hình ảnh hoán dụ “đoàn thuyền đánh cá”
và phụ từ “lại” diễn tả nhịp điệu lao động quen thuộc, cho thấy công việc
đã được diễn ra nhiều đêm như một vòng tuần hoàn, những hoạt động đã đi vào nề
nếp, ổn định và những con người lao động đã làm chủ biển khơi, nhưng cũng biểu
thị ý so sánh ngược chiều với câu trên: đất trời vào đêm nghỉ ngơi mà con người
bắt đầu lao động, một công việc lao động không ít vất vả. Những vần trắc liên
tiếp dùng để miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, những vần bằng khơi-khơi
đã mở ra, ngân nga và kéo dài, làm bật lên hình ảnh những người ngư dân ra
khơi. Tuy khó khăn, vất vả nhưng những con người ấy luôn lạc quan, cất cao câu
hát, dong thuyền ra khơi. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh
buồm. “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất
khoa trương, đầy lãng mạn, độc đáo. sáng tạo của Huy Cận khiến
chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền
phăng phăng “rẽ sóng chạy ra khơi”. Cánh buồm no gió tượng trưng cho khí
thế phơi phới đi lên của công cuộc dựng xây đất nước. Tiếng hát Căng buồm, làm
nổi bật khí thế hồ hởi của những người lao động lạc quan yêu nghề, yêu biển và
say mê công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc. Tiếng hát ấy còn thể
hiện niềm mong ước của người đánh cá: mong ước một chuyến ra khơi đánh bắt được
thật nhiều hải sản, nhiều cá tôm giữa sự giàu đẹp của biển khơi.
Khổ
thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai
câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh
làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh –
bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu.
Nếu
ở đầu bài thơ, đoàn thuyền ra khơi hừng hực khí thế trong lời ca, tiếng hát. Đến
khổ cuối bài thơ, hình ảnh đoàn thuyền trở về vào lúc bình minh cùng trong khúc
ca chiến thắng. Những câu thơ được lặp lại như một điệp khúc một bài ca lao động.
Nếu như tiếng hát lúc trước thể hiện niềm vui khi lao động tiếng hát sau lại thể
hiện sự phấn khỏi vì kết quả lao động sau một đêm làm việc hăng say:
Câu
hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn
thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt
trời đội biển nhô màu mới
Mắt
cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Bốn
câu thơ đã dựng lên quang cảnh kỳ vĩ về cuộc chạy đua của con người (đoàn
thuyền) với mặt trời. Câu đầu của khổ thơ lặp lại gần như nguyên vẹn câu cuối
của khổ thứ nhất, chỉ thay có một từ (từ “với”) đem đến kết cấu đầu – cuối
tương ứng, tạo sự hài hòa cân đối. Cấu trúc lặp lại ấy trở thành điệp khúc ngân
nga, nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương và khắc họa đậm nét vẻ
đẹp khỏe khoắn cùng niềm vui phấn khởi của người ngư dân.
Câu
hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn
thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Vẫn
là tiếng hát khỏe khoắn của người ngư dân dạn dày sóng nước đang vượt lên làm
chủ cuộc đời. Tiếng hát hòa trong gió, thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra
khơi đêm trước, nay lại cùng đoàn thuyền đầy ắp cá hân hoan về bến. Cấu trúc lặp
như một điệp khúc ngân nga, nhấn manh niềm vui lao động làm giàu đẹp quê hương.
Có lẽ câu hát lúc ra đi là câu hát lạc quan tin tưởng thì câu hát lúc trở về là
câu hát vui sướng trước thành quả lao động sau một đêm vất vả. Người
lao động trở về trong tư thế mới “chạy đua cùng mặt trời”. Hình ảnh “Đoàn
thuyền chạy đua cùng mặt trời” rất hiện thực mà cũng rất hào hùng. Nó
phản ánh một thói quen lâu đời của ngư dân là đưa cá về bến trước khi trời
sáng, đồng thời cũng hàm ý nói lên khí thế đi lên mạnh mẽ của họ. “Chạy đua”
ở đây không phải là sự cạnh tranh thắng thua. Từ “chạy đua” thể hiện tư
thế lao động manh mẽ, sức lực vẫn dồi dào của người lao động sau một đêm lao động.
Chạy đua còn thể hiện niềm háo hức trở về với thắng lợi lớn trong lao động. Họ
trở về trong một tư thế lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ, thậm chí
trong cuộc chạy đua với thiên nhiên họ đã chiến thắng.
Đoàn
thuyền phơi phới vượt sống, cả mặt trời cũng tham gia vào cuộc chạy đua vĩ đại:
Mặt
trời đội biển nhô màu mới
Mắt
cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Hình
ảnh mặt trời lại xuất hiện. Nếu khổ đầu là mặt trời của hoàng hồn thì đây là mặt
trời của bình minh. Bình minh báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một sự sống sinh
sôi, nảy nở, là sự khởi đầu của những niềm vui, niềm hạnh phúc mà người dân
chài có được sau một chuyến hành trình rất vất vả và cực nhọc. Cảnh tượng thật
kỳ vĩ và chói lọi. Huy Cận đã rất tinh tế khi miêu tả sự vận hành của vũ trụ. Mặt
từ từ nhô lên trên sống nước xanh lam, chiếu tỏ ánh sáng rực rỡ, cảnh biển bừng
sáng và còn đẹp hơn với kết quả thắng lợi trong lao động. Con thuyền trở về
khoang nào cũng đầy ắp cá tôm. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ
chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Ánh mặt trời phản
chiếu trong muôn ngàn mắt cá trên thuyền giống như hàng ngàn mặt trời nhỏ li ti
đang tỏa sáng niềm vui. Đó thật sự là một cảnh tượng đẹp đẽ, huy hoàng giữa bầu
trời và mặt biển, giữa thiên nhiên và thành quả lao động. Ý thơ phảng phất
không khí thần thoại, anh hùng ca, bản anh hùng ca lao động. Đó là niềm vui chiến
thắng, niềm vui đông đầy khi được mùa cá, niềm vinh quang của người lao động rất
bình dị, nhỏ bé. Nó làm nổi bật tư thế làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc sống của những
con người lao động. Câu thơ kết bài vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa khiến người đọc
liên tưởng tới một tương lai tươi sáng, huy hoàng: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm
phơi”. Ngày mới bắt đầu – thành quả lao động trải dài muôn dặm phơi – một
cuộc đời mới đang sinh sôi, phát triển…
Với
kết cấu đầu cuối tương ứng, khổ cuối bài thơ khép lại một hành trình gian nan
mà hào hùng của người lao động trên biển. Họ ra khơi với niềm tin tưởng và trở
về với thắng lợi. Đó cũng là hình ảnh của người lao động trong thời đại mới,
đang vươn mình cai quản thiên nhiên, làm chủ đất nước.
Bằng
bút pháp hiện thực, kết hợp với bút pháp lãng mạn, bay bổng, bài thơ Đoàn
thuyền đánh cá của Huy Cận đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ bằng trí
tưởng tượng phong phú thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động,
bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Âm
hưởng thơ vừa khỏe khoắn, sôi nổi vừa phơi phới bay bổng. Cách gieo vần có nhiều
biến hóa linh hoạt, các vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách kết
hợp các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt tạo cho hình ảnh thơ nhiều
ý nghĩa. Với cảm xúc mãnh liệt, Huy Cận giúp chúng ta thấy được một bài ca lao
động hứng khởi và hào hùng, bài ca của cuộc sống và của những con người lao động
cần cù đang ngày đêm cống hiến và làm giàu cho Tổ quốc.
Bài
thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận là một bức tranh đẹp, một bản hùng
ca hoành tráng và phấn khởi về thiên nhiên và con người. Huy Cận đã thể hiện được
không khí sôi nổi, hào hùng, sự hồi sinh của thiên nhiên, đất nước
và con người sau chiến tranh, họ đứng lên xây dựng cuộc sống mới, ấm no, hạnh
phúc. Phải có tình yêu sâu nặng, sự gắn bó bền chặt giữa con người với thiên
nhiên, Huy Cận mới có thể biểu hiện được một cách sảng khoái đến thế.