Nếu như cứ ở mãi trong một vỏ vô hình nào đó, dù không có thử thách, dù được thoải mái nhưng rồi sẽ đến một thời điểm, bạn nhận ra rằng cuộc sống này thực sự quá đơn điệu và tẻ nhạt biết chừng nào. Đa số chúng ta vẫn chọn chơi những “trò chơi” an toàn, tránh mạo hiểm hoặc chọn cách bỏ qua các rủi ro khi phải đối mặt với lựa chọn trong cuộc sống. Nhưng sợ hãi cũng có thể trở thành yếu tố gây ra một số hạn chế, nhất là đối với thế hệ trẻ. Có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra. Nhưng làm thế nào để đủ sức mạnh, niềm tin mà bước ra khỏi vùng an toàn đó?
Vùng an toàn chính là môi trường thân
thuộc mà con người luôn luôn có được những cảm giác tự do, thoải mái, tự tin nhất
để thể hiện bản thân. Ở nơi ấy chúng ta được tự do vẫy vùng mà chẳng phải lo sợ
bất cứ một điều gì khác. Vùng an toàn là một trạng thái tâm lý của con người.
Tóm lại, trong mỗi chúng ta đều có một giới hạn tâm lý. Miễn là chúng ta hành động
trong phạm vi giới hạn đó, nói cách khác là ở bên trong vùng đó, chúng ta sẽ cảm
thấy an toàn, thoải mái và kiểm soát được mọi việc. Khi vượt ra ngoài giới hạn
này, chúng ta sẽ cảm thấy lo sợ thất bại và tự ti hơn nhiều. Việc mở rộng tâm
trí, chấp nhận bước ra khỏi vùng an toàn không phải là một điều xấu. Đừng bỏ
qua cơ hội để thay đổi toàn diện cuộc sống của mình. Bởi nếu bạn không chịu bước
ra thì mãi mãi mọi thứ cũng sẽ như ở vị trí hiện tại mà thôi!
Đi học, đi làm bạn chẳng nói chuyện với
bất cứ ai, trừ việc nói chuyện với những người bạn cũ, về đến nhà, cũng chỉ ở lỳ
trong phòng và nghĩ rằng đi ra ngoài đường một mình khi không có bố mẹ đi cùng
sẽ dễ bị kẻ khác lừa bịp. Vậy những lúc đó có bao giờ bạn tự hỏi lòng mình rằng,
chúng ta sẽ đi đâu và về đâu trong thời điểm phải tự sống cuộc đời của chính
mình, tự đưa ra những quyết định cho riêng mình hay là cho những vấn đề ở trong
cuộc sống khi mà không phải lúc nào người thân cũng có thể ở bên cạnh và sóng
bước cùng với ta hay không?
Tại sao phải bước ra khỏi vùng an toàn?
Thế giới liên tục biến đổi, khiến cho những điều ta đã biết trở nên lỗi thời, bởi
vậy nếu không bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm, nâng cao hiểu biết của
bản thân ta sẽ tụt lại phía sau. Nếu muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của
mình, bạn chỉ có thể thoát khỏi những giới hạn khiến bản thân phải sống cùng một
vòng lặp mỗi ngày.Chỉ khi bước ra khỏi đó, ta mới có cơ hội để khám phá những
tiềm năng vốn có của mình, từ đó tìm kiếm hạnh phúc và sự viên mãn trong cuộc sống.
Chúng ta có những mục tiêu, ước mơ và
khát vọng khác nhau, nhưng tất cả đều dẫn đến cùng một kết quả – đó là trở nên
tốt hơn so với quá khứ. Cho dù đó là về mặt vật chất hay tinh thần. Bạn càng ở
trong vùng an toàn lâu, bạn càng có ít cơ hội để phát triển. Vùng an toàn khiến
bạn nhàm chán, cũ kĩ bước chân ra khỏi nó là cách thức làm mới bản thân, phát
hiện những khả năng ẩn kín và đem đến thành công. Bạn có thể lên cho mình rất
nhiều kế hoạch, xong lại không có những hành động hay việc làm cụ thể. Trưởng
thành là khi ta trở thành phiên bản tốt hơn ta của hiện tại, và cách duy nhất để
bạn trở thành phiên bản ấy là trải nghiệm những điều nằm ngoài tầm hiểu biết và
cuộc sống trước đây của mình. Và điều này đòi hỏi bạn bước ra khỏi vùng an
toàn.
Ra khỏi vùng an toàn sẽ đem lại cho bạn
kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo. Ra
khỏi vùng an toàn đem đến cho bạn những trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện
ra những năng lực mới của bản thân. Bạn sẽ có được những thử thách để mở rộng
thế giới quan của mình. Điều này khiến bạn trưởng thành trở thành 1 phiên bản tốt
hơn của chính mình. Cuộc sống vẫn và sẽ luôn thay đổi, dù bạn có thay đổi theo
nó hay không, đó là một thực tế không thể chối từ. Vì vậy, khi còn trẻ, và thế
giới ngoài kia còn rộng mở, hãy can đảm cất bước đi.
Với một thời đại mà công nghệ lên ngôi
như ngày nay, việc các bạn dám liều lĩnh dấn thân chinh phục những “vùng đất” mới,
thậm chí là sẵn sàng đối diện với những sự rủi ro thì đó cũng là yếu tố quan trọng
của bí quyết thành công. Bước ra khỏi vùng an toàn là mở rộng mối quan hệ xã hội,
tăng cường kĩ năng giao tiếp sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, tạo cơ hội
thành công cho mỗi con người.
Có nhiều bạn đã nhất mực sợ hãi nhiều
thứ và không bao giờ dám nói lên những gì mình mong muốn, họ chỉ muốn có cha mẹ,
có người thân dẫn lối để bước đi. Có bạn dù đã đi học đại học rồi đấy nhưng mà
bạn vẫn cứ luôn gánh nặng những nỗi lo và sự sợ hãi không dám bước chân đi và
chẳng dám thực hiện bất cứ điều gì mình ước mơ và xác định con đường thực sự
nào dành cho mình. Sợ hãi là một điều tất yếu của con người, nó khiến chúng ta
phải thận trọng ở những trường hợp cần thận trọng. Bản năng từ thời xa xưa của
chúng ta là thích cảm giác an toàn và tránh xa mọi nguy hiểm.Nhưng bước ra
ngoài vùng an toàn của bạn là một loại sợ hãi cần được chấp nhận.
Sống cũng giống như khi ta đi xe đạp vậy,
hoặc là đạp xe liên tục để tiến về phía trước hoặc xe sẽ bị đổ khi dừng lại.
Nguyên liệu cơ bản mang đến niềm hạnh phúc là việc tìm kiếm sự phát triển trong
cuộc sống. Phát triển luôn cần có quá trình, quá trình xảy ra luôn cần có hành
động cụ thể, và hành động đó chính là bước ra khỏi chính con người hiện tại của
bạn.
Hãy tự tin bước qua những danh giới an
toàn bằng cách dám nói, dám nghĩ, dám hỏi những điều bạn cho là ngớ ngẩn và sẵn
sàng nghe những lời chỉ trích. Quan trọng nhất là bạn dám đối diện với bản thân
mình và những sự thất bại. Hãy tìm ra niềm đam mê thực sự của mình khi còn trẻ
và sau đó dành cả đời để cống hiến cho nó. Bạn cần luôn trong tư thế sẵn sàng
cho những thay đổi mới mẻ, để hiểu mình cần gì và muốn gì trong cuộc sống.
Tự viết một danh sách những dự định mà
bạn đã trì hoãn cho đến bây giờ ví dụ như học ngoại ngữ, đi khám sức khỏe định
kỳ, đi tập yoga, chăm sóc sức khỏe... Bạn có thể liệt kê bất cứ điều gì bạn đã
bị trì hoãn trong vài tuần trở lên, dù là việc nhỏ đến đâu. Hãy chọn một trong
những nhiệm vụ nhỏ nhất trong danh sách trì hoãn của bạn và thực hiện điều đó
ngay lập tức. Nó có thể là một việc vô cùng đơn giản như quét dọn nhà cửa, đặt
giờ dậy sớm vào buổi sáng – bất cứ việc gì bạn đã dùng đủ lý do để không làm
trong một thời gian dài (đó một dấu hiệu cho thấy nó nằm ngoài vùng an toàn).
Khi bạn đã hoàn thành một việc, hãy chọn một mục khác trong danh sách để thực
hiện. Làm điều này cho đến khi bạn cảm thấy đủ năng lượng và sự tự tin cần thiết
để tiến một bước lớn hơn.
Bước ra khỏi vùng an toàn bạn cần sự
dũng cảm, để đối mặt với những khó khăn, thách thức ở phía trước, đối mặt với
môi trường mới, khó khăn mới. Bởi vậy hãy dũng cảm trải nghiệm vượt ra khỏi
vùng an toàn của mình.