ĐỀ
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP _2020 – 2021_18
Chủ đề: LÒNG TỐT
“Thông minh là một
món quà, còn lòng tốt là một sự lựa chọn.” _ Jeff Beroz
Câu 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chẳng
có ai ngủ một đêm thức dậy bỗng hoá ra độc ác, bạo lực, hay xấu xa. Luôn luôn
có một quá trình. Luôn luôn có những biểu hiện trong quá trình đó dù rất nhỏ.
Điều đáng buồn là dường như chúng ta luôn tặc lưỡi lướt qua những điều rất nhỏ.
Và rồi, những điều tồi tệ diễn ra là bởi chúng ta đã bỏ qua những điều rất nhỏ
đó. Những điều tốt nho nhỏ chúng ta đã không làm, như một cái mỉm cười, một lời
thăm hỏi, một hành động giúp đỡ... Và những điều xấu nho nhỏ chúng ta đã làm,
như một lời xúc xiểm bâng quơ, một ánh nhìn khỉnh rẻ tình cờ...
Làm
sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt
gặp thì trừng phạt nó thích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người
khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uổng, đừng khỉnh khi.
Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai
vào đường cùng...
Tôi
không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi
tôi nhìn thấy cái thiện bị đánh nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc.
Nhưng tại sao chúng ta lại để nó trở thành cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng
ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn
đông hơn. Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người
thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại... Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành
thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân. Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt
lại những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài.
(Trích
Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
a. Theo tác giả, đâu là
nguyên nhân của cái ác?
b. Nêu nội dung từng đoạn.
c. Phân tích biện pháp
nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn thứ 2.
d. Theo em, vì sao “những
kẻ lạc loài thường trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân”?
Câu
2. Những nghĩa cử đẹp trong cộng đồng cả mùa dịch
Covid-19 đã cho thấy niềm tin về lòng tốt, sự sẻ chia, là trách nhiệm và ý thức
công dân của con người trong xã hội vẫn luôn tỏa sáng đúng lúc và hơn thế chính
sự ấm áp những nghĩa cử cao đẹp của tình người đã đưa con người lại gần nhau
hơn cho thấy một Việt Nam đoàn kết, sáng ngời tấm lòng sẻ chia.
Em
hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) để làm sáng tỏ nhận định: Chính sự
ấm áp những nghĩa cử cao đẹp của tình người đã đưa con người lại gần nhau hơn.
Câu 3. Câu 3. Thông qua tác phẩm, tác
giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc tiếp nhận những
thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông
điệp về niềm lạc quan,
niềm tin tất thắng của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ qua đoạn
thơ: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm. Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật) |
Thông điệp về không khí lao động vui
tươi nhịp nhàng cùng thiên nhiên qua đoạn thơ: Thuyền ta lái gió vơi buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng Ta hát bài ca gọi cá vào Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) |
Thông điệp về một khúc giao mùa nhẹ
nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thấm đẫm triết lí qua đoạn thơ: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu,Hữu Thỉnh) |
Học sinh được chọn
1 trong 2 đề sau:
Đề
1. Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba
thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp
mà em chọn.
Đề
2. Văn học chính là giúp chúng ta cách học cách làm người.
Văn học một lần nữa giúp chúng ta có thái độ biết ơn những người đi trước, những
người hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay, chúng ta hãy sống cho thật
xứng đáng.
Từ những gợi ý
trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài
văn với nhan đề: “Văn học giúp ta biết về nguồn cuội, gốc rễ.”