Ôi đất anh hùng dễ mấy mươi
Chìm
trong khói lửa vẫn xanh tươi
Mưa
bom, bão đạn lòng thanh thản
Nhạt
muối, vơi cơm miệng vẫn cười. (Tố Hữu)
Bao
năm tháng đã đi qua, cuộc chiến đã khép lại, song những âm vang vẫn lắng đọng
mãi trong lòng người về một thời để nhớ, một thời không thể nào quên. Đó là những
năm tháng chiến tranh khói lửa, những chàng trai, cô gái lên đường xung trận
theo tiếng gọi của quê hương với tất cả lòng nhiệt huyết, với khẩu hiệu “Tất cả
vì miền Nam thân yêu”. Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của
nơi khói lửa Trường Sơn. Có thể nói, hiện thực đã đi thẳng vào trang thơ của
tác giả và mang nguyên vẹn hơi thở của cuộc chiến. “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” của Phạm Tiến Duật là một bài thơ độc đáo, hừng hực hơi thở của cuộc
chiến đấu mà vẫn trữ tình, giàu chất thơ. Bài thơ đã khắc tạc hình tượng người
chiến sĩ lái xe dũng cảm. Với những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy
sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:
Không
có kính, ừ thì có bụi
Bụi
phun tóc trắng như người già
Chưa
cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn
nhau mặt lấm cười ha ha.
Không
có kính, ừ thì ướt áo
Mưa
tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa
cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa
ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Bài
thơ ra đời trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã thể hiện rất thành công về
hình ảnh người lính lái xe. Và vì tác giả là người am hiểu đời sống chiến tranh
và có lối viết văn tả thực nên đã gây ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Trong bài
thơ tác giả đã tạo nên hình ảnh đặc biệt là những chiếc xe không kính, hình ảnh
độc đáo đó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc. Thiếu đi những điều
kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc
lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng
dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.
Đối
với người chiến sĩ lái xe chiếc xe “không kính” đem lại những cảm giác bất ngờ
khi lao đi trên đường. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây ra hậu quả:
Không
có kính, ừ thì có bụi
Bụi
phun tóc trắng như người già
Chưa
cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn
nhau mặt lấm cười ha ha.
Khổ
thơ bắt đầu bằng cấu trúc lặp lại “không có kính” như muốn nhấn mạnh
phác họa rõ nét vẻ lạ lùng, độc đáo của chiếc xe và là lí do khiến xe “có bụi”.
Mất đi bộ phận che chắn, người lái và chiếc xe như đi giữa bụi đất. Điệp ngữ “bụi”
và động từ “phun” diễn tả, nhấn mạnh mức độ ghê gớm đến đáng sợ của bụi:
bụi bay, bụi cuốn mù mịt cả không gian, đất trời mỗi lần xe chạy và kéo dài suốt
cả chặng đường dài. Trong bài thơ “Lá đỏ”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cũng
đã cảm nhận về cơn bụi nơi đây:
Đoàn
quân vẫn đi vội vã
Bụi
Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Những
cơn bụi đó qua khung kính vỡ đã ùa vào buồng lái, phủ đầy tóc, đầy mặt người
lính biến anh thành hình tượng ngộ nghĩnh qua cách so sánh của nhà thờ “tóc
trắng như người già”. Anh chiến sĩ đôi mươi, trẻ trung, sôi nổi giờ đây đã
được “hóa trang” thành một con người khác, già đi gấp bội bởi lớp bụi dày bám
trên tóc. Cái gian khổ của anh chiến sĩ lái xe được diễn tả sao mà nhẹ nhàng đến
thế. Họ không kêu ca, than vãn mà lại lấy chính cái gian khổ của mình để khôi
hài nữa chứ.
Đối
lập với thực tế gian khổ vẫn là thái độ của người chiến sĩ lái xe:
Chưa
cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn
nhau mặt lấm cười ha ha
Nếu
từ ngữ “ừ thì” thể hiện sự chấp nhận, chịu đựng những cơn bụi thì thái độ
“chưa cần rửa” lại là sự thách thức, bất chấp, xem thường mọi gian khổ.
Gian khổ này dường như không tác động, làm lay chuyển, ý chí, quyết tâm anh.
Người chiến sĩ xem đó là dịp để rèn luyện ý chí, sức mạnh của mình. Các từ “chưa
cần” và “phì phèo” gợi lên vẻ mặt “đáng yêu” của người lính.Hai từ ấy
cho thấy một phong thái rất nhà binh. Các anh vẫn “cười” rồi chẳng cần
lo lắng, các anh sẵn sàng chấp nhận thử thách, gian lao như thể đó là điều tất
yếu. Tiếng cười ha ha thật sảng khoái như xóa tan đi hết những bụi đường những
vất vả của cuộc hành trình.Tiếng cười ấy lan rộng khắp cánh rừng Trường Sơn.Đó
chính là tinh thần lạc quan,ý chí chiến đấu của họ. Các anh lấy cái bất biến của
lòng dũng cảm, của thái độ hiên ngang để thắng lại cái vạn biến của chiến trường
sinh tử gian khổ, ác liệt. Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe
không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.
Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút
ngang tàng, rất lính. Đó cũng là khí thế bao trùm của Bài thơ về tiểu đội xe
không kính.
Đọc
những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và
nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng
chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi
không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn
ác liệt này. Cuộc sống có thể ngắn ngủi nhưng tình yêu tổ quốc là trường cửu.
Bước vào trận chiến là họ đã sẵn sàng hi sinh thế nên những khó khăn, vất vả đối
với họ chỉ là như cơn gió bụi thoảng qua, không hề khiến họ bận tâm
Những
khó khăn cứ trùng trùng tiếp diễn. Nhưng càng khó khăn, người lính lại càng tỏa
sáng:
Không
có kính, ừ thì ướt áo
Mưa
tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa
cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa
ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Trước
thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng
cảm hơn. Ngồi trong xe mà “mưa tuôn mưa xối” chẳng khác gì ngoài trời, cơn mưa
Trường Sơn có khác gì ngàn lưỡi dao nhọn cứa vào da thịt người chiến sĩ. Điệp từ
“mưa” kết hợp với các động tác mạnh “tuôn, xối” và phép so sánh “như
ngoài trời” càng khắc họa rõ nét hơn nỗi vất vả,khó khăn của người lính lái
xe. Thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”.Vậy
mà vẫn cái giọng điệu ngang tàn, bất chấp, những người lính xem thử thách của
thiên nhiên là con số không, họ cứ tiếp tục công việc của mình và chẳng một
chút bận tâm tới. Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan
sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ
thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động, một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm
nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại
họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng
tỏ chí làm trai. Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người
chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự
cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều
tất yếu, khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Hình ảnh của họ
mang một vẻ đẹp kiên cường.
Và
sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian
khổ hiểm nguy: “Chưa cần rửa…. khô mau thôi”. Điệp cấu trúc không có
kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngang tàng, bất chấp tất cả khó
khăn. Không có kính che mưa thì dĩ nhiên phải ướt áo, dù áo ướt nhưng các anh
cũng mặc kệ, cứ để vậy mà lái tiếp bởi mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Các anh
vẫn giữ cái tư thế ấy, hiên ngang mà sao yêu đời quá đi thôi! Cấu trúc câu thơ
vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ
cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi”
gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc
vui của tuổi 18 – 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu
thuốc – nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” … ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động
hối hả của đoàn xe trên đường đi tới.
Những
vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có
chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với
nhau vậy. Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một
người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca –
một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt,
giọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những
câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang
tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung.
Đọc
những câu thơ này giúp ta hiểu được phần nào cuộc sống của người lính ngoài chiến
trường những năm tháng đánh Mỹ. Đó là cuộc sống gian khổ trong bom đạn ác liệt
nhưng tràn đầy tinh thần lạc quan, niêm vui sôi nổi, yêu đời. Họ chẳng những
thân thiện chấp nhận những thiếu thốn về vật chất mà còn biết biến những khó
khăn đó thành trò đùa vui thú. Cuộc đời quân ngũ gian khổ của họ tuy vật chất
thiếu thốn nhưng tinh thần lúc nào cũng dâng đầy niềm lạc quan phơi phới, đó
chính là lòng hăng hái và nhiệt tình của tuổi trẻ Việt Nam.
Cội
nguồn sức mạnh, nghị lực nơi người chiến sĩ là do mục đích, lí tưởng cao cả “vì
Miền Nam thân yêu”. Giọng điệu bài thơ vừa ngang tàng lại vừa rất vui tươi, sôi
nổi thể hiện thái độ quyết tâm trong nhiệm vụ, thách thức trước gian khổ. Lời
thơ có chỗ nhẹ nhàng, cân đối như chiếc xe vẫn đang tiến tới, có chỗ gợi cảm,
trong sáng như văng vẳng tiếng cười, tiếng hát. Tất cả đã khắc họa hình ảnh người
chiến sĩ giải phóng quân thời chống Mĩ dũng cảm, kiên cường, bất khuất mà cũng
rất lãng mạn, trẻ trung, bình dị.
Với
chất liệu hiện thực độc đáo, chỉ qua hai khổ thơ ba và bốn, bài thơ thể hiện
hình ảnh hào hùng của chiếc xe không kính, qua đó khắc họa nổi bật hình ảnh cao
quý của người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu
nước. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong
tâm hồn họ chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế
nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống
Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật
tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ.