Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

 


Học sinh ngày nay quá tải với áp lực học hành. Áp lực ấy càng lớn hơn với học sinh lớp cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Áp lực học tập là bàn đạp cho học sinh hay là tảng đá lớn?

Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) để trả lời câu hỏi trên:

Bài làm cùa Ngọc Hân ( HS 9A6 Trường THCS Phan Bội Châu)

     Phải chăng áp lực chính là động lực để con người ta ngày ngày phấn đấu?” Đó là câu hỏi muôn thuở mà hễ gặp khó khăn là con ta lại đặt ra để tự hỏi chính bản thân mình. Có áp lực thì chúng ta mới có động lực mà phấn đấu nhưng khi áp lực quá lớn thì nó sẽ trở thành một tảng đá có thể đè chết con người bất cứ lúc nào. Đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp thì áp lực lớn có lẽ là điều không thể tránh khỏi. Vậy áp lực học tập là bàn đạp cho học sinh hay là tảng đá lớn?

Vậy áp lực học tập là gì? Nó chính là sự dồn nén cảm xúc tiêu cực xoay quanh việc học tập. Là việc học quá sức so với sức khoẻ học sinh, đòi hỏi sự phấn đấu ngày đêm để đạt được những thành tích tốt, gây ra các áp lực căng thẳng và stress dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng. Tảng đá lớn là những áp lực quá lớn, quá sức chịu đựng. Áp lực học tập quá mức nguyên nhân của những hệ lụy ảnh hưởng đến bản thân học sinh và gia đình về sau. Lúc đó, áp lực không còn là bàn đạp cho học sinh mà chính là tảng đá lớn cản bước họ đến với thành công.

Ở lứa tuổi học sinh thì áp lực học tập hình thành là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta có thể thấy rằng có hơn 75% học sinh ngủ ít hơn 8 tiếng / ngày. Có rất nhiều bạn phải đi học từ tận sáng sớm cho đến chiều tối mới về nhà, không chỉ thế còn phải thức khuya làm bài khiến sức lực suy giảm. Ta có thểt thấy thời gian học hằng ngày của học sinh lên đến tận mười mấy tiếng. Điều này cho ta thấy một thực tế  rằng: tỉ lệ học sinh sinh viên Việt Nam chịu áp lực học tập càng tăng cao.

Lứa tuổi học sinh, sinh viên là lứa tuổi vừa học vừa chơi vừa trải nghiệm nhiều điều kì thú trong cuộc sống thế nhưng do áp lực học tập các bạn phải gắng học ngày học đêm để đạt được nhiều thành tích tốt. Vấn đề ấy xảy ra là do áp lực cạnh tranh điểm số, thi đua thành tích. Điểm số là một áp lực rất lớn đến từ nhà trường và gia đinh. Ai cũng mong con mình đạt được thành tích cao vì vậy nó đã khiến học sinh trở nên áp lực căng thẳng mệt mỏi và sợ phải thi cử. Mà các kỳ kiểm tra diễn ra với tần suất lớn, các kỳ thi dựa trên kết quả điểm số đánh giá bằng cấp trực tiếp. Rõ nhất là áp lực từ phụ huynh, cha mẹ luôn mong muốn con đạt thành tựu tốt, thành tích cao, muốn con em mình phải hơn tất cả mọi người để nở mày nở mặt. Không chỉ thế, phụ huynh sẵn sàng đầu tư các thuốc hỗ trợ cho con em mà không rõ về các tác dụng không mong muốn xảy ra. Áp lực cũng được gián tiếp hình thành do các bạn trẻ bị ba mẹ so sánh với “ con nhà người ta”_ một hình ảnh không có thật nhưng đem lại sức ảnh hưởng rất lớn đối với các bạn trẻ . Từ đó , ta thấy áp lực ngày càng có xu hướng mở rộng hơn đối với các bạn trẻ .

Nếu việc học ngày càng trở nên áp lực đối với thế hệ học sinh thì nó cũng sẽ dần trở thành nỗi ám ảnh và làm cho họ mất đi hứng thú trong học tập, xuất hiện những hành vi chóng đối: bỏ học, trốn học,sa ngã cờ bạc, tệ nạn xã hội .... Kết quả học tập ngày càng sa sút. Điều này lại trở thành áp lực dồn ép lên trên học sinh. Nhiều trường hợp các bạn học sinh bị áp lực trong việc học mà sợ việc đến trường, đến lớp, sợ phải đối diện với giáo viên và bạn bè xung quanh.Áp lực học tập kéo dài dãn đến việc sức khoẻ thể chất và tinh thần của học sinh dần bị giảm sút, dễ nảy sinh các vấn đề tinh thần như ủ rũ, mệt mỏi, khó chịu cáu gắt; sự linh động, sáng tạo của các bạn dần bị hạn chế. Sức khoẻ thể lực bị giảm đi do ngủ không đủ giấc, ăn uống không hợp khoa học, không tham gia các hoạt động ngoài trời dẫn đén vấn đề chậm phát triển chiều cao, thiếu đi sự nhanh nhẹn, hoạt bác trongg xã hội... Nếu các bạn chỉ biết học vì thành tích mà không thực hành thì sẽ mất đi những kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề... Có rất nhiều câu chuyện đau lòng về những cái chết thương tâm hay từ một cô cậu lém lỉnh, hoạt bát trở nên thu mình, ngại giao tiếp, tự ti,... Áp lực lớn từ học tập, sự kỳ vọng của cha mẹ không là bàn đạp mà trở thành vách ngăn ngăn cản học sinh đến với thành công trong cuộc sống.

      Để hạn chế những hậu quả của áp lực học tập thì các bậc phụ huynh cần có cái nhìn mở về vấn đề này, tránh tạo ra những gánh nặng tâm lý cho con em mình. Cha mẹ hãy tâm sự với con nhiều hơn để giải toả căng thẳng. Bên cạnh việc khuyến khích động viên con cố gắng trong học tập thì cũng nên cho con có thời gian được thư giãn vui chơi với bạn bè. Giáo viên và nhà trường cần lấy sự học làm động lực chứ không phải áp lực. Hãy cho học sinh thư giản sau những giờ  học căng thẳng bằng cách hướng các em đến những giờ ngoại khoá vui nhộn và sáng tạo. Bản thân mỗi người cần phải có một kế hoạch học tập và thư giãn hợp lý, kết hợp với việc ăn uống hợp lý giữ gìn sức khoẻ. Phải tự hình thành mục đích, động cơ học tập cho mình thì mới biến áp lực thành động lực học tập

Là một học sinh bản thân em sẽ tự biết nhận thức được việc học là để lấy kiến thức chứ không phải vì những thành tích. Bản thân tích cực than gia các hoạt động ngoại khoá để trau dồi kỹ năng sống cần thiết. Xây dựng thời khoá biểu học tập và thư giãn một cách hợp lý. Biết tự chăm sóc bản thân: ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để có một sức khoẻ tốt. Chăm chỉ, tích cực học tập, không phải vì sự kì vọng của bố mẹ, thầy cô mà trước mắt là vì tương lai của chính bản thân mình!

     Áp lực học tập vừa là bàn đạp để ta phấn đấu nhưng cũng có thể trở thành tản đá cản trở ta. Vì vậy, mỗi người phải biết biến những áp lực đó thành động lực. Học với phương châm lấy sự học làm động lực chứ đừng lấy đó làm áp lực.