Ai cũng có một khoảng trời tuổi thơ. Có tuổi thơ với rất nhiều những trò chơi của con trẻ miền quê, có tuổi thơ đong đầy những lời ru câu hát của mẹ, có tuổi thơ gắn liền cùng những hình ảnh ấn tượng nào đó mà kí ức mãi khắc sâu. Với Bằng Việt, qua bài thơ “Bếp lửa”, niềm nhớ về một tuổi thơ đã xa lại được gợi hết qua hình ảnh bếp lửa. Đây cũng chính là hình ảnh gợi nhắc nhà thơ biết bao nhiêu những kỉ niệm đẹp tươi bên người bà thân thương của mình. Bài thơ chính là lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng của đứa cháu ở nơi xa hướng về bà cũng nỗi nhớ quê hương, gia đình khắc khoải:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một
bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu
thương bà biết mấy nắng mưa.
…
Giờ
cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có
lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng
vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhớ:
–
Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa?
Bài
thơ “Bếp lửa” được ra đời vào năm 1963 và lúc này nhà thơ đang là sinh viên
đang du học tại Liên Xô và bắt đầu có những tiếp xúc đầu tiên với thơ ca. Thông
qua những dòng hồi tưởng kết hợp với miêu tả, sự sự và bình luận, bài thơ là những
dòng viết về tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình – người cháu và
hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hi sinh.
Bếp
lửa là ngọn nguồn xúc cảm, là những kỉ niệm tuổi thơ bên bà, là nỗi mong nhớ về
người bà nơi xa…Ngay từ những dòng mở đầu của bài thơ, người đọc đã thấy sự hiện
diện của hình ảnh bếp lửa đầy ấm áp và thân thương:
Một
bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một
bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu
thương bà biết mấy nắng mưa.
Ba
tiếng “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu
bài thơ với giọng điệu sâu lắng, khẳng định hình ảnh “bếp lửa” như một dấu ấn
không bao giờ phai mờ trong tâm tưởng của nhà thơ. Đoạn thơ làm hiện hình lên
trong tâm trí người đọc hình ảnh bếp lửa quen thuộc, gần gũi của chốn đồng quê
Việt Nam bình dị hiền hòa. Một bếp lửa nhỏ lẩn khuất trong sương trong gió
nhưng luôn nồng đượm và ấm áp. Trong mái lá nhà tranh, e ấp trong lũy tre làng
từng đêm từng ngày bếp lửa tắt rồi lại được nhóm lên.Mấy ai là người Việt Nam
mà không nhớ đến hình ảnh ấy. Bằng Việt đã lọc bỏ hết mọi yếu tố xung quanh để
cho bếp lửa trở thành hình ảnh trung tâm, gây chú ý sâu sắc đối với người đọc.
Ánh sáng và hơi ấm dường như tỏa khắp không gian, ấm vào cả lòng người. Bếp lửa
ấy không yên lặng mà nó luôn vận động. Từ láy “chờn vờn” rất thực như gợi
nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn của ngọn lửa trong kí ức. Ngọn
lửa hắt hiu, chờn vờn theo gió, ấp iu biết bao nồng đượm, biết bao tình cảm mến
yêu của con người. Từ láy “ấp iu” cũng là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó
không phải là một từ láy đơn thuần là sự kết hợp và biển thể của hai từ “ấp ủ”
và “nâng niu”. Từ láy “ấp iu” gợi nhớ đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và
tấm lòng chăm chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp
hằng ngày. Từ hình ảnh “bếp lửa”, ta liên tưởng đến hình ảnh người nhóm bếp:
người mẹ, người chị và đặc biệt trong bài thơ này là người bà – người phụ nữ cả
một đời vất vả lo toan cho cháu, chăm lo, vun vén cho cuộc sống của cháu trong
những năm kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn và gian khổ. Bếp lửa là biểu hiện
cụ thể, đầy gợi cảm về sự tần tảo, sự chăm sóc, yêu thương của bà dành cho cháu
và những người thân. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa ban ngày bà chăm chút.
Từ
đôi bàn tay cằn cỗi bà, ngọn lửa đã cháy lên. Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã
làm trỗi dậy tình yêu thương vốn đã rất nồng ấm trong tim người cháu:
Cháu
thương bà biết mấy nắng mưa.
Chữ
“thương” diễn đạt rất chân thật, giản dị, không một chút hoa mĩ như chính tấm
lòng của đứa cháu đối với bà. Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một
cách trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu
hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà. Nghệ thuật ẩn dụ
“biết mấy nắng mưa” nhán mạnh cả cuộc đời bà chịu thương chịu khó có cả
những đắng cay, nhọc nhằn. Qua bao năm
tháng, nắng mưa, bà vẫn nhóm bếp lửa mỗi sáng, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời,
trong mọi cảnh ngộ. Ngọn lửa ấy đã trải qua bao nắng mưa gió rét để bùng cháy
lên mỗi sớm, mỗi chiều. Ngọn lửa ấy cháy lên cùng với niềm vui, ánh sáng và niềm
tin vững chắc vào cuộc sống dù đang còn biết bao gian khổ, nguy nan. Ba câu thơ
mở đầu đã diễn tả cảm xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác
giả về bếp lửa, về bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam
lũ của người bà.
Chỉ
với ba câu thơ nhưng lại có đến hai lần điệp ngữ “một bếp lửa”. Phải! Chỉ
một bếp lửa nhỏ bé ấy cũng đủ soi sáng cả quãng đường cháu đi, đủ để gợi về cả
một quá khứ, một tình yêu thương mãnh liệt. Hình ảnh ấy được lặp đi như tô, như
khắc đậm thêm tình yêu thương của cháu đối với bà.
Từ
hình ảnh bếp lửa trong tâm tưởng, nhà thơ tìm về với kí ức tuổi thơ những ngày
sống cùng bà. Nhà thơ nhớ rất rõ từng giai đoạn thời gian bởi nó gắn với những
kỉ niệm không thể nào quên. Hình ảnh bếp lửa gợi về những năm tháng tuổi thơ sống
bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với bao nỗi vất vả và tình
yêu thương, trìu mến dành cho cháu. Từ kỉ niệm, người cháu đã trưởng thành suy
ngẫm và thấu hiểu cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà và mong muốn gửi
niềm nhớ thương sâu sắc về với bà. Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi
sinh. Bếp lửa bà nhen mỗi sớm mai không chỉ bằng rơm rạ mà còn được nhen lên bằng
chính ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương và niềm tin
tưởng. Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều “kì diệu” và
“thiêng liêng”. Bà là người đã thắp lên sự sống, xua đi khổ cực của cuộc đời. Đồng
thời, bà cũng là người đã nhen nhóm thắp lên trong cháu nhiều mơ ước, thắp lên
ngọn lửa của niềm tin.
Bà
và bếp lửa đã trở thành một mảnh tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đời sống
tinh thần của tác giả dù cho lúc này, hai bà cháu đang chia xa. Chỉ khi nào con
người ta phải sống xa gia đình, xa người thân thì những ký ức mới hay trở về. Dù
trường thành, cháu vẫn luôn nhớ khôn nguôi:
Giờ
cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có
lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng
vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?
Thật
vậy, giờ đây, tuy không được ở gần bên bà, ở gần quê hương nhưng tâm hồn của
người cháu vẫn luôn hướng về mảnh đất chôn nhau cắt rốn, nơi có người bà lặng lẽ,
cô đơn. Ta thấy nhà thơ đang đúc rút gói gọn lại trong nỗi thương nhớ ấy là tất
cả sự biết ơn và kính trọng đối với người bà của mình. Khổ thơ được mở đầu bằng
những câu thơ miêu tả sự đổi khác của cuộc sống thực tại. Ở dòng thơ đầu tiên,
với dấu phẩy được ngăn cách ở giữa, chia tách câu thơ làm đôi: "Giờ
cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu" đã gợi sự đổi thay về thời gian
cũng như không gian. Điệp từ “trăm” mở ra một thế giới rộng lớn với bao
điều mới mẻ. Tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được
chắp cánh bay cao, bay xa đến những chân trời cao rộng có “ khói trăm
tàu”,”lửa trăm nhà”,”niềm vui trăm ngả”. Điệp từ "trăm",
"có" kết hợp với thủ pháp liệt kê đã nhấn mạnh hơn nữa những thay
đổi đó. Nhưng khoảng cách về không gian, thời gian và khói trăm tàu, lửa trăm
nhà, niềm vui trăm ngả không thể làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa
của bà, của quê hương, không quên được những lận đận đời bà, tấm lòng ấm áp của
bà, những tận tụy hy sinh vì tình nghĩa của bà… Có biết bao niềm vui ở một nơi
hạnh phúc, nhưng nào bằng được nỗi nhớ thương của cháu về bà với nỗi nhớ nhà nhớ
quê hương.
Đã
bao năm trôi qua rồi, cháu giờ đang sống nơi xa, ở một khung trời mới mà chưa một
lần quên đi hình dáng của bà bên bếp lửa thân thương. Nhưng trong tâm hồn người cháu vẫn luôn khắc
khoải, thường trực nỗi nhớ về người bà: "Sớm mai này bà nhóm bếp lên
chưa?". Câu hỏi tu từ ấy gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ
khắc khoải, thường trực, một nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi, luôn nhớ về bà. Nhớ về
bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn. Câu hỏi tu từ đã tạo nên kết
cấu đầu cuối tương ứng bởi ở khổ thơ đầu của bài thơ, tác giả cũng nhắc đến
hình ảnh người bà và bếp lửa với ý nghĩa là nơi bắt đầu nỗi nhớ:
Một
bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một
bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu
thương bà biết mấy nắng mưa!
Như
vậy, nơi bắt đầu nỗi nhớ chính là hình ảnh quen thuộc, ấm áp của tình bà cháu,
và kết thúc bài thơ, hình ảnh đó tiếp tục xuất hiện và được nhấn mạnh hơn nữa
thông qua câu hỏi tu từ, cho thấy nỗi nhớ về người bà tần tảo sớm hôm luôn khắc
khoải và thường trực trong tâm hồn của tác giả dẫu cho thời gian không ngừng chảy
trôi và nhịp sống đã đổi khác. Câu thơ cuối cùng đọng lại đầy ám ảnh trong lòng
bạn đọc. “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”- cả một miền xúc cảm nghẹn
ngào từ một khung hình kỉ niệm, từ một miền trời thương nhớ. Nơi miền kí ức ấy
có dáng hình lam lũ tảo tần của bà, có tiếng tu hú, có những cánh đồng, có những
túp lều và cả những gian khổ mà hai bà cháu đã cùng nhau vượt qua. Dẫu cuộc sống
đổi thay theo hướng hiện đại nhưng người cháu vẫn luôn "chẳng lúc nào quên
nhắc nhở" bản thân trân trọng những giá trị, những kỉ niệm thuộc về quá khứ,
không ngừng tự nhắc nhở bản thân nhớ về những gì đã qua. Dù cuộc sống đổi khác
nhưng quá khứ vẫn luôn sống động trong tâm hồn tác giả.
Như
vậy, thông qua nỗi nhớ thường trực, khắc khoải của người cháu, chúng ta có thể
thấy được tình cảm sâu nặng đối với cội nguồn. Đồng thời, nỗi nhớ đó đã góp phần
tô đậm hơn nữa tình cảm bà cháu thiêng liêng, cao quý. Tất cả đã được làm nổi bật
thông qua
Bếp
lửa của Bằng Việt là những lời thơ dạt dào và chứa chan cảm xúc. Ngôn ngữ mộc mạc
dung dị cùng kết hợp hệ thống hình ảnh thơ hết sức bình dị, gần gũi nhưng vẫn
giàu sức gợi, tạo nên dòng cảm xúc chân thành, tha thiết nhưng vẫn ẩn chứa những
bài học triết lí sâu sắc: Tình yêu thương và lòng biết ơn dành cho bà chính là
một biểu hiện cụ thể của tình yêu gia đình, quê hương. Tình yêu gia đình và quê
hương được bồi đắp trong mỗi người lại chính là sự khởi đầu cho tình yêu đất nước,
con người. Những tình yêu tốt đẹp ấy trong mỗi người là điều có thể nâng bước dắt
dìu con người vững bước trên hành trình cuộc đời.
Với
“Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp
nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính
yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất
nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật
bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời
ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý
báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày
nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi
sáng trong tim…