Trước
lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ
non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn
bề bát ngát xa trông,
Cát
vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ
bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa
tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Lầu
Ngưng Bích mà Tú Bà dành cho Kiều ở thật ra là cái cạm bẫy để rồi đưa nàng vào
cuộc đời của một cô gái lầu xanh. Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích là dự cảm
về những đắng cay mà nàng sắp sửa phải gánh chịu. Đó là nỗi cô đơn đến rợn ngợp
trước khung cảnh thiên nhiên, nỗi nhớ da diết về gia đình và Kim Trọng cũng như
nỗi buồn miên man cùng những dự cảm về số phận truân chuyên của mình.Đoạn thơ
trích là một bức tranh buồn, một nỗi buồn xót xa của thân gái dặm trường phải đối
với bao nghiệt ngã ở chính mình – một nỗi buồn xa xót, thê lương, buồn từ lòng
người thấm vào cảnh vật, buồn từ cảnh vật xoáy vào lòng người; một nồi buồn của
con người hoàn toàn cô đơn giữa khung cảnh thiên nhiên vắng lặng.
Tâm
trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích chính là những nỗi cô đơn đầy rợn ngợp trước
khung cảnh thiên nhiên. Một mình nơi lầu Ngưng Bích, Kiều đã có những khoảng lặng
cần thiết để suy ngẫm về cuộc đời, thân phận mình. Thiên nhiên nơi đây tuy mang
vẻ đẹp thanh tao nhưng không khiến nàng khuây khỏa mà ngược lại càng khiến nàng
cảm thấy cô đơn, lạc lõng:
Trước
lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ
non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn
bề bát ngát xa trông,
Cát
vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Ngay
câu thơ mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã nêu bật lên cảnh ngộ đáng thương của Kiều.
Kiều đã hoàn toàn ý thức về hiện thực của nàng. Điều ấy được thể hiện qua từ “khóa
xuân”. “Khóa xuân” có nghĩa là khóa kín tuổi xuân và ở đây ý nói về
việc Kiều đang bị giam lỏng ở nơi này không được tự do. Lầu Ngưng Bích như là
nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều. Đối với Kiều, tuổi xuân của nàng đã mất đi từ
chính cái giây phút nàng quyết định bán mình chuộc cha, dập tắt mối tình với
Kim Trọng. Kiều thật đáng thương. Không được tự do, nàng phải chịu biết bao đau
đớn dằn vặt. Nàng phải xa gia đình, một mình lưu lạc đến nơi xa lạ, tương lai
thì vô định mù mịt. Nguyễn Du đã đặt nhân vật trong cảnh ngộ ấy để nàng tự bộc
lộ nỗi lòng mình.
Cảnh
vật do đó nhuốm màu tâm trạng. Cảnh vắng lặng, tuyệt đối không có một chút âm
thanh, một bóng người như càng được cô lập Kiều trong sự cô đơn đến rợp người. Kiều
càng trở nên u sầu hơn trước không gian rộng lớn bao la trước mặt lại càng khiến
nàng càng thêm cô quạnh. Từ trên lầu cao trông ra nàng ngắm dãy núi xa và “mảnh
trăng gần” như cùng trong một vòm trời khiến cảnh vật trước mắt như nhạt
nhòa mọi ranh giới bị phá vỡ để mở ra một khoảng không gian mênh mông. Có cả “vẻ
non xa” lẫn “tấm trăng gần” nhưng cảnh vật ấy chẳng thể nào gợi lên
một chút tươi vui hay ấm áp. Kiều và thiên nhiên “ở chung” một bầu trời
nhưng Kiều vẫn cô đơn. Nhà thơ đã dùng hai chữ “ở chung” thật khéo. Kiều
trông thấy tất cả những thứ đó nhưng với nàng, chúng chẳng khác gì nhau và càng
không có gì đặc biệt. Cảnh vật trước mắt nàng như nhạt nhòa mọi ranh giới, bị
phá vỡ để mở ra một khoảng không gian mênh mông. Hai yếu tố trái ngược non xa,
trăng gần tưởng như phi lí nhưng thực ra đã diễn tả rất chính xác sự trống trải
của cảnh vật qua con mắt của Kiều.
Cái
lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy giam hãm một thân phận trơ trọi. Không một bóng
người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng làm bạn.
Từ
điểm nhìn trên cao, Kiều lại chuyển điểm nhìn về mặt đất. Cơ hồ, nàng đang tìm
một điểm tựa nhìn càng tìm kiếm thì càng vô vọng. Xung quanh nàng chỉ là “bốn
bề bát ngát”.
Càng
trông ra xa thì lại càng thấy những cảnh tượng kỳ vĩ, nào là cồn cát vàng, nào
là thứ bụi hồng do gió trời bốc lên thành từng đợt, từng đám. Có thể nói rằng
trước lầu Ngưng Bích, trong tầm mắt của Kiều là một khung cảnh thiên nhiên rất
đẹp được gợi ra bởi những hình ảnh ước lệ như trăng, núi, cồn cát, bụi hồng.
Nhưng nó lại quá đỗi rộng lớn, quá đỗi bao la, dường như nuốt chửng cả cái sự tồn
tại của con người. Trong không gian rộng lớn ấy cái cảm giác lạc lõng, cô đơn tột
cùng và đặc biệt còn là sự sợ hãi, cô đơn bủa vây tâm hồn Kiều. Cái vắng lặng của
thiên nhiên và cái mênh mông của đất trời đã khắc sâu vào trong lòng người cảm
giác cô đơn.
Với
Kiều, không gian rộng rãi, trống trải ấy chỉ càng khiến nàng suy nghĩ về cuộc đời
mình:
Bẽ
bàng mây sớm đèn khuya
Nửa
tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Nỗi
buồn của Kiều như thấm đẫm cả không gian, thời gian. Cụm từ “mây sớm đèn
khuya” gợi được vòng thời gian tuần hoàn, đó là một vòng tròn khép kín. Cuộc
sống của con người trong vòng thời gian lặp lại ấy cũng đơn điệu nhàm chán.
Không chỉ không gian mà dường như cả thời gian cũng giam hãm con người, dồn con
người vào bước đường cùng.
Kiều
chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Tất cả chỉ còn là “bẽ
bàng” mà thôi. Kiều
xấu hổ, tủi thẹn nghĩ đến việc buộc phải làm vợ Mã Giám Sinh, bị Tú Bà la mắng
khi vừa bước chân đến lầu xanh và bị ép phải tiếp khách làng chơi. Trong lòng
Kiều hiện tại có biết bao nhiêu nỗi niềm, biết bao sự ấm ức không thể chia sẻ
cùng ai. Nỗi niềm ấy cho thấy nỗi đau đớn tột cùng “nửa tình nửa cảnh như
chia tấm lòng”. “Nửa tình, nửa cảnh”, buồn rồi nhớ, đợi chờ, hi vọng
rồi thất vọng “như chia tấm lòng”, nối nhau đến rồi đi trong lòng nàng
như thế. Sự cô đơn đến rợn ngợp, trào dâng trong tâm hồn của Kiều. Sự cô đơn ấy
như bóp chặt trái tim nàng, dập tắt đi mọi hy vọng. Nàng cô đơn gần như tuyệt đối.
Kiều nào có thể giãi bày với ai cũng như không thể xua tan.
Chỉ
sáu câu thơ, bằng nét bút chấm phá tài hoa, bức tranh thiên nhiên luôn làm nền
cho hoạt động nội tâm của Kiều. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình hài hòa cùng sự
miêu tả tâm lý bậc thầy, Nguyễn Du đã khéo léo thể hiện được mối tương giao giữa
khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người. Cảnh tình như hòa hợp làm một: cảnh
buồn, tình buồn, ngổn ngang tâm trạng buồn tủi, cô đơn của Kiều thể hiện sâu lắng.
Qua đó chúng ta thấy được sự thành công của Nguyễn Du trong việc sử dụng bút
pháp tả cảnh ngụ tình. Nghệ thuật tả cảnh với những chi tiết được chọn lọc kỹ
càng, chấm phá. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng con người khéo léo, sâu sắc, tả cảnh
ngụ tình tinh tế, tài tình. Đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích thể hiện
ngòi bút tài năng của nhà thơ Nguyễn Du, một thiên tài đỉnh cao nghệ thuật. Tác
giả đã để thiên nhiên nói hộ tâm trạng của con người.
Thiên
nhiên không hờ hững lạnh lùng trước nỗi buồn của con người mà thiên nhiên cùng
con người chia sẻ. Nguyễn Du bằng cái tài và cái tâm của mình đã dệt nên một bức
tranh tâm trạng đầy xúc động. Qua đó, ta cảm nhận được tâm trạng của Kiều ở lầu
Ngưng Bích trong giây phút đau đớn này. Và càng thêm cảm thông
cho cảnh ngộ éo le của Kiều. Những câu thơ lục bát tinh tế, sắc sảo đã trải qua
bao năm tháng vẫn làm say đắm lòng người. Nguyễn Du không chỉ tài tình khi chọn
được âm điệu thơ, lựa được những từ ngữ và hình ảnh phù hợp với tâm trạng nhân
vật, nhà thơ còn thông cảm sâu sắc với tâm trạng, hoàn cảnh của Kiều và yêu
thương nàng biết bao. Dường như ta nghe được cả sự đồng cảm lẫn tiếng lòng âm
vang của Nguyễn Du đối với một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng bất hạnh từ những
câu thơ ấy: Tố Như rơi lệ chảy quanh thân Kiều.