ĐỀ
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP _2020 – 2021_19
Chủ
đề: KHÁT VỌNG
(Khát
vọng được hạnh phúc, Khát vọng thành công, Khát vọng được cống hiến…)
Câu
1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)
Khi nhà thơ Lưu Quang Vũ viết mấy câu thơ “Tôi chán tất cả bạn bè tôi, mấy năm
rồi họ chẳng nói được câu gì mới” thì hẳn là Vũ buồn. Nhưng nỗi buồn đó chắc chắn
sẽ là lớn hơn rất nhiều nếu không xảy ra với lĩnh vực thi ca mà với lĩnh vực kiến
thức đời sống, với khoa học kĩ thuật và công nghệ, bởi ở đó người ta luôn chờ đợi
những tiến bộ tính theo từng phút giờ (…)
(2)
Thật bất hạnh nếu chiếc máy hơi nước của thế kỉ 15 đến hôm nay vẫn tiếp tục bò
lê bò càng trên phố xá đông đúc. Thật bất hạnh nếu vi trùng lao cho đến hôm nay
vẫn chưa có tên là vi trùng Cốc. Thực bất hạnh nếu trong vốn từ vựng của loài
người hôm nay vẫn chưa biết đến từ vacxin và thật bất hạnh khi con quỷ đậu mùa
vẫn tiếp tục thò bàn tay gớm ghiếc ấn lên những gương mặt thiên thần của các em
bé ngày nay.
(3)
Muốn có được sự tiến bộ để vượt lên, để cho hôm nay khác hôm qua như vậy phải bắt
đầu từ khát vọng. Trước hết là khát vọng của con người vượt qua tăm tối của nhận
thức để tìm sự thật – sự thật của kiến thức, của chân lý khoa học. Đó cũng là
khát vọng tự do của con người, bởi người ta chỉ thực sự tự do khi có đủ hiểu biết
– “Tự do là tất yếu được nhận thức” (Các Mác). Đó còn là khát vọng của lòng yêu
nước, yêu thương con người, muốn thay đổi cách nghĩ cách làm, làm sao cho xã hội
tốt hơn, đưa cuộc sống của con người tiến
lên một bước phát triển mới (…)
(Theo Đoàn Công
Lê Huy, Yêu xứ sở thương đồng bào, tr35, NXB Kim Đồng)
a.
Theo tác giả, nhờ đâu xã hội có sự tiến bộ để hôm nay khác hôm qua? Tại sao?
b.
Xác định phép liên kết hình thức được sử dụng ở đoạn văn (2).
c.
Nêu nội dung chính văn bản.
d.
Theo em, mỗi chúng ta cần phải làm gì để khát vọng “thay đổi cách nghĩ cách
làm, làm sao cho xã hội tốt hơn” thành hiện thực?
Câu
2. Sống có khát vọng là một lối sống tốt đẹp, đúng đắn bởi
giá trị của nó hướng đến cái chung và làm động lực để con người ta sống tốt và
có ích hơn.
Em
hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) để làm sáng tỏ nhận định: Muốn có
được sự tiến bộ để vượt lên, để cho hôm nay khác hôm qua phải bắt đầu từ khát vọng.
Câu
3. Thông
qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người
đọc tiếp nhận những thông điệp mà tác giả gửi gắm:
Thông
điệp về Niềm mong ước,
khát vọng giữ mãi cốt cách, phẩm chất của người Việt Nam qua đoạn thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão tố mưa sa đứng thẳng hàng. […] Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác, Viễn Phương) |
Thông điệp về Quan niệm về hạnh phúc
có một công việc để làm hết mình, chăm chút nơi ở, đón khách… qua đoạn trích: Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe
lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên. - Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!
Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng
kiêm vật lí địa cầu[1]. Cách đây bốn năm, có hôm tôi cũng đang đi thế này chợt
thấy một khúc thân cây chắn ngang đường, phải hãm lại. Một anh thanh niên ở
đâu chạy đến, hè với tôi và khách đi xe đẩy khúc cây ra một bên cho xe đi. Hỏi
ở đây mà ai đẩy cây ra giữa đường thế này, anh chỉ đỏ mặt. Thì ra anh ta mới
lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh
lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi,
nhìn trông và nói chuyện một lát. Kìa, anh ta kia. Những lời giới thiệu trước ấy làm nhà
hoạ sĩ già xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt
rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ. […] Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả
chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn
qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn
ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh
niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một
giá sách. Hoạ sĩ còn đang nheo mắt cố đọc tên các sách trên giá thì cô gái đã
bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố. Cô không trở lại bàn giữa và ngồi ngay
xuống trước chiếc bàn học con, lật xem bìa một cuốn sách rồi để lại nguyên lật
mở như cũ. Anh thanh niên rót nước chè mời bác già, ngoảnh lại tìm cô gái, thấy
cô đang đọc, liền bưng cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành
Long) |
Học
sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề
1. Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong 2
thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc thực tế cuộc sống hiện
nay để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề
2. Trong văn học ẩn chứa trong đó biết bao câu truyện, biết
bao những cuộc đời hạnh phúc, khổ đau, hay cùng quẫn. Ta sẽ thấy đồng cảm, cảm
thông và thấu hiểu những nỗi đau đến tột cùng, những nỗi đau tưởng như không một
ai chịu nổi, những nỗi đau cùng quẫn của họ. Từ đó giúp chúng ta biết ghét, biết
căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau.
Từ những gợi ý
trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài
văn với nhan đề: “Văn học giúp ta biết đồng cảm với người khác.”