ĐỀ
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP _2020 – 2021_20
Chủ
đề: THẦN TƯỢNG
“Thần
tượng” (L’idole, idol) là một từ dùng để chỉ một nhân vật nào đó được yêu mến,
kính phục, sùng bái, tôn thờ.
Câu
1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong
hai ngày 29-30.5, hai hashtag thể hiện sự ủng hộ dành cho Lưu Vũ gồm “We love
Liuyu” (“Chúng mình yêu thương Lưu Vũ”) và “Protect Liuyu” (“Bảo vệ Lưu Vũ”) được
fan Việt chia sẻ rầm rộ, đứng đầu top trending trên Twitter. Đi kèm với hai
hashtag trên là những dòng bày tỏ tình cảm của fan Việt Nam đối với nam ca sĩ
Hoa ngữ, dù biết anh đã từng hai lần cập nhật hình ảnh bản đồ Trung Quốc cùng
đường 9 đoạn bao trọn vùng biển Đông, xâm phạm lợi ích Việt Nam. Lý giải cho động
thái này, những người hâm mộ Việt Nam của Lưu Vũ cho rằng bản thân không hề
sai, khẳng định “nghệ thuật và chính trị không liên quan”, “yêu thần tượng
không có nghĩa là bán nước”, “chỉ là ủng hộ thần tượng, không liên quan đến ủng
hộ Trung Quốc”… Thậm chí, một số tài khoản còn nhấn mạnh: “Theo đuổi thần tượng
là quyền tự do của con người, không hại đến lợi ích công cộng và lợi ích cá
nhân ai”.
Trên
mạng xã hội, hàng loạt dân mạng Việt Nam bức xúc: “Chống giặc ngoại xâm là
phải chống từ trong tư tưởng mấy bạn ơi. Tư tưởng thế này thì bỏ cái quốc tịch
Việt Nam đi nhé”, “Lần đầu tiên thấy trường hợp fan không biết nhục nhã
trending yêu thương với thần tượng ủng hộ lưỡi bò lên top trending Việt Nam. Thần
tượng nghệ sĩ một cách vừa ngu vừa mù quáng còn cãi. Hay là vốn không để Tổ quốc
vào mắt?”, “Việc theo đuổi thần tượng không sai nhưng theo đuổi mà vứt bỏ lòng
tự tôn dân tộc thì quá là sai rồi. Bảo vệ một người chia sẻ bài xâm phạm chủ
quyền đất nước thì các bạn có cảm thấy xấu hổ với máu xương ông cha ta đổ xuống
không?”. Đáng chú ý,
một số dân mạng nước ngoài cũng tỏ ra khá khó hiểu khi fan Lưu Vũ tại Việt Nam
lại đi ủng hộ một người thể hiện rõ động thái ủng hộ xâm phạm chủ quyền đất nước
Việt Nam.
(Theo
Dân mạng rầm rộ tẩy chay thần tượng Trung Quốc hai lần chia sẻ đường lưỡi
bò, thanhnien.vn)
a.
Dựa vào văn bản, chỉ ra những lý do mà những người hâm mộ Việt Nam của Lưu Vũ
biện minh cho hành động của mình?
b.
Xác định thành phần biệt lập được sử dụng ở đoạn văn in đậm.
c.
Nêu nội dung chính văn bản.
d.
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Việc theo đuổi thần tượng không sai
nhưng theo đuổi mà vứt bỏ lòng tự tôn dân tộc thì quá là sai rồi. (Trình
bày khoảng 4-6 dòng)
Câu
2. Em
hãy viết bài văn ngắn (khoảng 500 chữ) để làm sáng tỏ Hội chứng “cuồng thần
tượng” thái quá ở một bộ phận giới trẻ Việt Nam hiện nay.
Câu
3. Câu 3. Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của
mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc tiếp nhận những thông điệp mà tác giả
gửi gắm:
Thông
điệp về lí tưởng tuyệt
đẹp về người anh hùng: giàu lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả qua
đoạn thơ: Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng: “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay, Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. (Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) |
Thông điệp Ngợi ca vẻ đẹp đằm thắm,
tinh tế của cô gái Hà Nội, luôn hoàn thành mọi nhiệm
vụ một cách đầy gan dạ qua đoạn trích: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách
khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ
cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô
có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm
mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái
xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm
như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày. Tôi
không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội
nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng xa ra, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi
nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong
suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất
là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. […] Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến
năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ
nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì
làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận,
mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn,
cát lạo xạo trong miệng.. (Những ngôi sao xa xôi, Lê minh
Khuê) |
Học
sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề
1. Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong 2
thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác hoặc thực tế cuộc sống hiện
nay để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.
Đề
2. Đọc sách là cách hay nhất giúp bạn thư giãn và sống thật
với chính mình. Khi đọc sách văn học, các chuỗi áp lực xã hội được giải phóng,
và chúng ta nhận ra chính mình, nhìn cuộc sống theo quan điểm mà ta luôn tin là
đúng nhưng bình thường luôn che giấu đối với bản thân và những người khác.
Từ những gợi ý
trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài
văn với nhan đề: “Văn học giúp ta tìm thấy chính mình.”