Đề. Hãy chọn phân tích một đoạn
thơ hay một nhân vật truyện giúp em cảm nhận được ý nghĩa của nỗi
sợ. Trình
bày những tác động của đoạn thơ hay nhân vật truyện đó đối với bản thân em.
Bài
làm
Có
những câu ca, bài thơ chỉ chạm nhẹ vào trái tim người đọc nhưng khiến họ nhớ
mãi. Đọc thơ Bằng Việt chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được sự lan truyền kì diệu
của câu chữ. “Bếp lửa” của Bằng Việt với câu từ giản dị, cách viết nhẹ nhàng
nhưng dường như khiến người đọc thấy cay cay ở khoé mắt. Là một trong những bài
thơ rất hay và cảm động về tình cảm bà cháu. Một bài thơ tràn đầy tình yêu,
tràn đầy hạnh phúc giữa đắng cay cuộc đời. Đọc thơ ta như được sưởi ấm cùng Bằng
Việt hơi lửa ấm áp của tình người giàu ân nghĩa, cao đẹp, với tình bà cháu gắn
bó, ấm áp cùng những gian khổ nhọc nhằn ấu thơ. Người đọc có thể
cảm nhận được nỗi sợ cái đói, nỗi khổ cực, mất mát và
đau thương của những năm tháng đói nghèo, chiến tranh khiến người cháu khắc ghi
mãi tình yêu thương và nỗi nhớ thương bà:
Lên
bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm
ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố
đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ
nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ
lại bây giờ sống mũi còn cay
[…]
Hàng
xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ
đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn
vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố
ở chiến khu bố còn việc bố
Mày
có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ
bào nhà vẫn được bình yên.”
Bài
thơ Bếp lửa như tiếng lòng của người cháu dành cho bà suốt những
năm tháng ấu thơ vất vả, bộn bề lo âu. Hình ảnh “bếp lửa” gần gũi, bình
dị trong mỗi gia đình Việt Nam thời xưa nhưng dường như có sức ám ảnh và lay động
tác giả. Vì bếp lửa gắn với bà, gắn với kỉ niệm ấu thơ không thể phai nhoà. Bài
thơ chính là lời tâm tình thủ thỉ nhẹ nhàng của đứa cháu ở nơi xa hướng về bà
cũng nỗi nhớ quê hương, gia đình khắc khoải. Chiều sâu của nỗi nhớ nằm trong
dòng kí ức của tuổi thơ và một tuổi thơ không mấy may mắn. Nỗi
sợ cái đói, nỗi khổ cực, mất mát và đau thương của những năm tháng đói nghèo,
chiến tranh càng khiến người cháu khắc ghi mãi tình yêu thương và nỗi nhớ
thương bà.
Kí
ức một tuổi thơ nhọc nhằn,vất vả bên cạnh bà ùa về:
Lên
bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm
ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố
đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ
nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ
lại bây giờ sống mũi còn cay.
Kí
ức năm lên bốn tuổi hiện về trong hình ảnh của làn khói rồi khói hun. Mùi khói ở
bếp lửa quá thân thuộc. Đó là dấu ấn về cuộc sống của hai bà cháu trong những
năm tháng ngày xưa ấy. Trong hình ảnh làn khói mờ ảo là tình cảm khi tỏ, khi mờ,
lúc da diết khi thì bâng khuâng. Tuổi thơ ấy không phải nhuộm một sắc hồng viên
mãn mà là những ngày tháng của cái đói rình rập. Đất nước rơi vào ách thống trị
thực dân, tình cảnh nạn đói thê thảm là điều không tránh khỏi. Dường như lời
thơ đang hướng ta về với nạn đói năm 1945. Cái đói dai dẳng, đeo bám đã cướp đi
sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người. Tuổi thơ ấy, nhà thơ đã phải chứng
kiến một viễn cảnh nhuốm màu bi thương, khốn khổ. Nạn đói năm 1945 khiến hơn 2
triệu đồng bào ta bị chết đói, người chết như ngả rạ, người sống “đi lại dật
dờ như những bóng ma” (Kim Lân). Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” gợi cái
đói dai dẳng, kéo dài làm mỏi mệt, kiệt sức. Hình ảnh của bố – trụ cột gia đình
hiện lên đầy xót xa: đánh xe khô rạc ngựa gầy. Bố đang
cố gắng gượng mình bươn trải cho cuộc sống gia đình nhưng có cố gắng đến mức
héo mòn sức sống thì vẫn không đủ chăm lo chu toàn được cho cả gia đình. Đến
đây giọng thơ như đang trĩu xuống làm nôn nao lòng người. Đọc thơ thôi sẽ một
ai đó thấy nghẹn ngào và cũng sẽ có ai đó đã phải rơi lệ. Tất cả là một nỗi
đau, một tuổi thơ thăng trầm chứ không náo nhiệt, vui nhộn như mọi người từng
nghĩ. Phải chăng kí ức, kỉ niệm quá sâu đậm để đến tận bây giờ khi nghĩ đến
chính nhà thơ cũng còn phải thấy nghẹn lòng: "Nghĩ lại đến giờ sống mũi
còn cay". Ngôn ngữ thơ mộc mạc đã lay động tâm can, khắc sâu vào lòng
người về một quãng thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn. Mùi khói từ bếp lửa của
bà đã khơi dậy trong lòng người cháu những năm tháng không thể nào quên. Khói bếp
tuổi thơ đã “hun” đầy trong khoé mắt, hun cả một vùng trời tuổi thơ nhọc nhằn.
Chữ “cay” ở cuối câu thơ như lắng lại, gieo vào lòng người nỗi buồn man
mác. Là sống mũi “cay” hay là tuổi thơ cay cực, là thương bà, thương bố mẹ hay
thương bếp lửa tần tảo sớm hôm. Giọng thơ tha thiết, trìu mến, trầm lắng tác giả
đã kể cho ta nghe về kỉ niệm năm lên bốn tuổi của mình cùng những hình ảnh
không thể nào quên. Nơi đó tuy khốn khó nhưng lại đầy ắp tình cảm yêu thương của
bà.Đọc thơ, ta có một chút nghẹn ngào pha thêm sự xót xa đau đớn.
Năm
tháng sống bên cạnh bà tuy khó nhọc nhưng tràn đầy ân tình. Tình bà cháu thực sự
khiến người đọc chùng lại, rưng rưng nước mắt. Đất nước chìm trong bom đạn
nhưng bà vẫn luôn chở che, chăm lo cho cháu từ bữa ăn đến giấc ngủ. Còn tình cảm
nào thiêng liêng và cao cả hơn nữa. Nhưng chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu thứ,
máu và nước mắt, cả tình yêu. Và có một kỉ niệm trong hồi ức mà người cháu chẳng
bao giờ quên được dù đã lớn khôn:
Hàng
xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ
đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn
vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố
ở chiến khu bố còn việc bố
Mày
có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ
bào nhà vẫn được bình yên.”
Trong
những năm đất nước có chiến tranh, những khó khăn, ác liệt, biết bao nhiêu đau
thương mất mát vẫn luôn in sâu trong tâm trí của người cháu. Chiến tranh. Chỉ cần
nhắc đến hai chữ ấy thôi, ai trong chúng ta cũng đều liên tưởng đến tính khốc
liệt, tàn ác mà nó đem đến cho dân tộc. Nó đã gây ra bao đau thương, mất mát
cho bao người, bao gia đình. Hai bà cháu trong bài thơ cũng không ngoại lệ: gia
đình bị chia cắt, nhà cửa bị đốt “cháy tàn cháy rụi”. Cuộc sống càng khó
khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng của bà
càng mênh mông. Qua đó, ta thấy hiện lên một người bà cần cù, nhẫn nại và giàu
đức hi sinh. Nỗi khổ vì nhà của bị giặc tàn phá, bà âm thầm chịu đựng. Từ “lầm
lũi” diễn đạt rất xúc động hình ảnh bà lặng lẽ sớm hôm, muốn chia sẻ, gánh
vác cùng con cháu những lo toan vất vả, nhọc nhằn. Những lúc như vậy, duy chỉ
có tình làng xóm, tình cảm giữa những con người cùng khổ, những con người cùng
thấm thía được nỗi đau thương của chiến tranh, là không bị hủy diệt. Họ đỡ đần
nhau, đùm bọc nhau, cùng nhau vượt qua những ngày tháng gian lao, vất vả. Bà
cháu đã sống bên nhau trong “túp lều tranh” nhưng cũng trong cảnh sống
cơ cực đó, cháu đã được nhận từ bà những bài học làm người dù mộc mạc nhưng
trong cái mộc mạc cháu lại thấy tấm lòng bao dung rộng lớn của bà. Bài học ấy
được thể hiện qua lời căn dặn của bà với cháu:
“Bố
ở chiến khu bố còn việc bố
Mày
có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ
bảo nhà vẫn được bình yên.”
Gian
khổ thiếu thốn và nhớ nhung cần phải che giấu cho con người đi xa được yên
lòng. Lời người bà dặn cháu thật nôm na nhưng chân thực và cảm động. Lời dặn dò
của người bà vẫn được cháu "đinh ninh" nhớ mãi trong lòng: lời
dặn được trích nguyên văn, được nhắc lại trực tiếp. Lời dặn dò của bà đối với
cháu nặng tựa nghìn non, chất chứa nghĩa tình sâu đậm. Bà yêu thương cháu,
thương con, thương cho đất nước lầm than.Tấm lòng người bà thương con, thương
cháu ân cần chu đáo biết bao. Đó cũng chính là phẩm chất của người phụ nữ Việt
Nam ta từ muôn thuở, luôn can đảm, bản lĩnh và cứng rắn trước nỗi đau của dân tộc,
hy sinh tình riêng đặt tình chung lên trên. Đó chẳng phải là biểu hiện cao nhất
của tình yêu quê hương đất nước đó ư. Trong cảnh ngộ đất nước có biến cố, gia
đình bị chia li, bà là động lực của bố và là chỗ dựa cho cháu, đồng thời cũng
là người truyền cho cháu niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn. Cháu nhớ đến
bà, nghĩ về bà và cảm nhận được rằng: bà đang hiện diện bên mình. Lời bà yêu
thương, ấm lòng cứ như văng vẳng bên tai… Làm sao cháu có thể quên?
Bằng
cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm và trên hình thức một bài thơ tự sự – trữ tình và
ngôn ngữ mộc mạc dung dị nhưng giàu sức gợi cùng với tình cảm chân thành nhiều
xúc động, tác giả đã lay động tâm can người đọc. Mùi khói từ bếp lửa, từ bàn
tay gầy guộc mà bà nhen nhóm đã khơi dậy trong lòng cháu bao nhiêu tình cảm thiết
tha, hồn hậu mà đẹp đẽ. Đọc hai khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung, ta càng
thêm yêu, thêm quý quê hương mình, chút gì đó nghẹn ngào, xúc động và tự hào về
những người bà một đời tần tảo bên cháu con.
Giọng
thơ tha thiết, trìu mến, trầm lắng về kỉ niệm năm lên bốn tuổi của mình cùng những
hình ảnh không thể nào quên của tác giả làm em nghẹn ngào pha thêm sự xót xa
đau đớn. Lời thơ dạt dào xúc cảm khiến em không thể cầm nước mắt trước những vất
vả, thăng trầm, mất mát, đau thương của hai bà cháu và bao người Việt Nam trong
nạn đói và chiến tranh. Cùng với đó là niềm cảm phục khôn nguôi người bà- bà
tiên- luôn gắn bó, chăm sóc, che chở về cả tinh thần lẫn vật chất cho cháu.
Tình yêu thương của bà, tấm lòng nhân hậu của bà như xua tan đi bao đau thương,
bao khổ cực chiến tranh. Đoạn thơ cũng cho em một nhận thức sâu sắc về nỗi sợ. Nỗi
sợ là phản ứng tất yếu của cuộc sống, khi chúng ta đối diện với những thử thách
lớn lao, những cuộc hành trình mình chưa từng biết đến. Chúng ta có quyền có nỗi
sợ nhất là những nỗi sợ mất đi cái đẹp, cái tốt, cái thật. Vì những nỗi sợ xuất
phát từ những tấm lòng cao đẹp, làm nên vẻ đẹp bất tử. khi vượt qua nỗi sợ,
chúng ta sẽ hoàn thiện bản thân, dần trưởng thành và hiểu được những giá trị lớn
lao của cuộc sống. Như người cháu trong Bếp lửa của Bằng Việt đã vượt qua nỗi sợ
để nhận ra giá trị cao đẹp của cuộc sống mà mình đang được sống. Đó chính là sức
sống muôn đời bất diệt mang niềm yêu thương, ý chí, nghị lực, niềm tin. Là ý
chí, là nghị lực, là niềm tin của cả một dân tộc trong thời kỳ lịch sử vô cùng
khó khăn đó, niềm tin về một ngày mai hoà bình, một ngày mai tươi sáng và một
tương lai tốt đẹp hơn đang chờ phía trước. Người cháu, người bà là hình ảnh của
con người Việt Nam mang vẻ đẹp của thời kì lịch sử gian khổ hào hùng và lãng mạn
của dân tộc là một biểu hiện cụ thể của tình yêu gia đình, quê hương.
“Bếp
lửa” đã khơi dậy trong lòng em một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những
người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của mình. Em vô cùng biết ơn những hi
sinh của cha của mẹ để em được sống đủ đầy, được sống hạnh phúc. Là một người
con em sẽ sống nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung sao để mang vinh dự và tự hào cho
cha mẹ. Em sẽ cố gắng học hành, làm việc chăm chỉ, nâng cao trình độ, kỹ năng,
kiến thức… để phát triển bản thân để thể hiện sự tri ân của mình với cha mẹ. Em
sẽ trân trọng và biết ơn, yêu thương cha mẹ mỗi ngày và sống thật tốt để đền
đáp những cố gắng, hy sinh của mẹ cha đã cho em một cuộc sống đầy
yêu thương và đủ đầy nhất.
Quá
khứ là nơi gìn giữ sự sống đã trải qua của mỗi chúng ta. Nó tuy vô hình nhưng
luôn hiện hữu trong tâm hồn mỗi người. Hãy trân trọng và giữ gìn nó như giữ gìn
sự sống trong hiện tại và khát vọng ở tương lai. Không có quá khứ, sự tồn tại của
con người cũng trở nên vô nghĩa. “Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi
người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc
đời”. “Bếp lửa” là một sự hồi nhớ mang đầy tính nhân văn cao cả về tình yêu
gia đình và quê hương đất nước. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức
truyền cảm sâu sắc của nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm
cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng của
ta. Những tình yêu tốt đẹp gia đình và quê hương trong mỗi người là điều có thể
nâng bước dắt dìu con người vững bước trên hành trình cuộc đời.