1. Mở bài:
Có rất nhiều người có suy
nghĩ như câu tục ngữ “Thật thà là cha thằng dại”, người ta cho rằng việc trung
thực, thật thà là một việc dại dột và chẳng việc gì mà chúng ta phải làm. Nhưng
suy đi nghĩ lại, đã là một đức tính tốt đẹp thì trung thực chắc chắn sẽ đem đến
những giá trị tuyệt vời cho mỗi con người. Có phải sống trung thực giúp cho cuộc
sống của ta trở nên tốt đẹp hơn?
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Sống trung thực là sống
ngay thẳng, thật thà, là tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật và tuân theo những
chuẩn mực đạo đức, không dối trá không cố tình làm sai lạc sự thật từ lời nói đến
hành vi.
- Trung thực là phẩm chất
quan trọng để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh. Trung thực là phẩm
chất quý giá, cao đẹp mà qua đó có thể đánh giá được giá trị của một con người
=> Sống trung thực ta
sẽ luôn tự hào ngẩng cao đầu với tâm hồn thanh cao, hạnh phúc và có thể lan tỏa
những hành động tốt đẹp đến mọi người xung quanh, cùng nhau xây dựng một cuộc sống
an lành, hạnh phúc và xã hội văn minh.
* Biểu hiện:
- Trung thực trong học tập
là bạn sẽ làm bài và học bài nghiêm túc, không nói dối thầy cô và bạn bè, thi cử
không sử dụng tài liệu.
- Trong kinh doanh, trung
thực là không buôn bán các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Và trong những mối quan
hệ giữa người với người, trung thực chính là khi ta không nói dối, luôn đối xử
thật lòng với mọi người, không mưu cầu hay tính toán những điều xấu xa.
* Phân tích:
- Cuộc sống không bao giờ
hoàn hảo, nhưng sự trung thực cũng giúp ta có thể đối mặt với các trở ngại một
cách trực tiếp và nghiêm túc, tìm kiếm giải pháp một cách trực tiếp và hiệu quả
và dễ dàng đương đầu với cuộc sống hơn. Bởi cho dù có chuyện gì xảy ra, ta cũng
có thể mỉm cười và chấp nhận nó bởi nó là sự thật, nó không hề giả dối
- Sống trung thực, ta
luôn thấy bình an, nhẹ nhõm trong lòng. Trung thực, ta sẽ không phải lo lắng
hay ân hận vì những lời nói dối hay hành vi gian dối của mình, sẽ không phải chịu
áp lực hay căng thẳng vì sợ bị phát hiện hay bị trừng phạt.
- Sống trung thực là một
trong những quyền tự do lựa chọn của chúng ta. Khi chúng ta thực hiện sự chọn lựa
ấy, chúng ta trở thành người chúng ta muốn. Những thành quả tâ đạt được là xứng đáng và bền vững là những
thành công chân chính và có ý nghĩa, không phải lo sợ bị mất đi hay bị phủ nhận.Ta
sẽ cảm thấy tự hào và hạnh phúc vì đã sống một cuộc sống thanh cao và chính trực.
- Sống trung thực là chìa
khóa để đạt được thành công. Khi trung thực, ngay thẳng trở thành “thương
hiệu” thì ta sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin cậy từ tất cả mọi người. Điều
này giúp ta giúp ta có những cơ hội phát triển và đạt được thành công.
- Sống trung thực giúp ta
được tin tưởng, quý mến và kính trọng. Có thể ta không giỏi nhưng sống trung thực
sẽ làm ta có một nhân cách cao quý, ai cũng nể phục. Sự tin tưởng và kính
trọng này giúp ta có thêm niềm tin vào bản thân và cải thiện mối quan hệ giữa
các cá nhân trong xã hội.
- Ranh giới giữa trung thực
và dối trá rất mong manh. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ, nó đòi hỏi
sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Nhưng trung thực một điều tốt đẹp, tuy
nhiên không phải ai cũng có thể luôn luôn trung thực trong mọi hoàn cảnh. Chính
vì điều này mà mỗi người phải luôn cố gắng, trau dồi để có thể trung thực, ngay
thẳng nhất có thể.
* Phê phán:
- Tính thiếu trung thực
đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong đời sống.
+ Trong giới học sinh hiện
nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử
đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý
nghĩa của việc dạy và học.
+ Trong kinh doanh đời sống,
là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng
kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu
quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người.
- Chính căn bệnh này đã
khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp
truyền thống của dân tộc.
* Bài học:
- Sống trung thực sẽ
không đưa đến cho ta sự giàu có mà tạo cho ta niềm tin, sự tin tưởng giữa người
với người. Nó sẽ giúp đẩy lùi được sự gian dối, giả tạo, sự tha hoá đạo
đức. Người có nhân cách không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực.
* Bài học bản thân:
- Cần tích cực rèn luyện
đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người tốt trong từng
việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày không nói dối, không lừa đảo, không nói
sai sự thật, không tham lam… Trong những trường hợp mình làm sai phải
tự đứng ra nhận trách nhiệm.
- Lên án những hành vi
thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực.
- Trong giao tiếp hàng
ngày có những khi ta cần phải nhạy cảm, tinh tế tùy tình huống để chú ý cách
giao tiếp của mình, tránh làm tổn thương hay gây xấu hổ cho người khác.
3. Kết bài:
Trung thực là chương đầu
tiên của cuốn sách trí tuệ. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá
và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công là nền tảng cơ
bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Vì thế, ngay từ giờ phút này,
hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống bản thân ta.