1. Mở bài:
Kỷ luật bản thân là một
phẩm chất quan trọng của con người, giúp chúng ta có thể tự quản lý và cải thiện
bản thân, đạt được những mục tiêu và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, có
một số người cho rằng kỷ luật bản thân làm cho con người đánh mất tự do, bị gò
bó và không thể sống theo ý muốn của mình. Phải chăng kỷ luật bản thân làm mất tự do?
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Kỷ luật bản thân là đưa
mình vào khuôn khổ, làm những việc cần làm vào những lúc cần thiết; không lười
biếng, sa vào những hành động vô bổ.
- Tự do là làm những gì
mình muốn, hành động theo những gì mình yêu thích.
- Nếu nhìn bề ngoài, ta dễ
nghĩ rằng đưa bản thân vào kỉ luật thì sẽ mất tự do; tuy nhiên đấy là cách hiểu
sai, người ta đang đánh đồng tự do với tùy tiện, dễ dãi.
- Có kỷ luật bản thân sẽ
chủ động trong việc nhận ra những việc cần làm, những việc không nên làm và
cách thức thực hiện những việc đó, ta sẽ có được sự tự do trong việc lựa chọn
và quyết định cho cuộc sống của mình.
=> Kỷ luật bản thân
không làm cho con người đánh mất tự do, mà ngược lại, nó giúp con người có được
tự do thực sự.
* Biểu hiện:
- Người
có kỷ
luật có thể tự kiểm soát bản thân về lời nói, hành động, tính cách và đảm bảo
hành động nhất quán với mục tiêu lâu dài.
- Người có kỷ luật là người sự khước
từ cảm giác thỏa mãn vui vẻ, cám dỗ tức thì và gác lại những việc nuông chiều bản
thân trong một thời gian dài để đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Thomas Edison đã kiên
trì, tự kỷ luật bản thân mình bao nhiêu năm để phát minh ra máy móc và trở
thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại
* Phân tích:
- Khi ép mình vào kỷ luật,
người ta sẽ hình thành được cho mình những thói quen tốt, chiến thắng được bản
thân từng ngày, hoàn thành được những mục tiêu mà mình đã đặt ra. Chính điều
này đem đến sự tự tin, niềm vui sướng để con người cảm thấy tự hào về bản thân,
cảm thấy mình sống có ý nghĩa và được người khác tôn trọng. Kỷ luật là tự do.
+ Kỷ luật đem đến sự tự
do trong việc theo đuổi và hiện thực hóa những khát vọng. Nó giúp ta vượt qua
những khó khăn và thử thách trong cuộc sống, không dễ dàng từ bỏ hay nản lòng
trước những trở ngại hay thất bại gặp phải. Có kỷ luật, bản thân ta sẽ biết
cách kiên trì và nỗ lực để đạt được những mục tiêu và ước mơ.
+ Kỷ luật đem đến sự tự
do trong việc khám phá và làm giàu cho bản thân. Nó giúp ta biết cách học hỏi
và rèn luyện những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho cuộc sống, biết cách tôn
trọng và trách nhiệm với bản thân và người khác. Có khả năng kiểm soát bản thân
tốt ta mới có động lực để phấn đấu và phát triển bản thân một cách tốt nhất.
+ Kỷ luật đem đến sự tự
do trong việc lựa chọn và quyết định cho cuộc sống của mình. Nó
giúp ta biết cách sắp xếp thời gian, công việc và học tập một cách hợp lý,
không để bị lãng phí hay sao nhãng; biết cách kiểm soát cảm xúc và hành động của
mình, không để bị chi phối bởi những cám dỗ hay xúc động. Có kỷ luật, bản thân
ta có thể tự chủ và không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài.
- Tất nhiên kỷ luật ở đây
không phải là khắc kỉ, là hành xác. Kỷ luật phải thực hiện từng bước, phù hợp với
thể trạng, tâm lí và hoàn cảnh của từng người.
* Phê phán:
- Trong cuộc sống, vẫn
còn có nhiều người không có tính kỷ luật. Họ sống và làm việc tùy thích, tùy hứng
hời hợt, không theo một kế hoạch cụ thể và thiếu hẳn sự kỷ luật. Họ sống ích kỉ,
lười biếng, thường né tránh khó khăn, tắc trách trong công việc, tranh giành lợi
ích, lúc nào cũng muốn được phần hơn. Bởi thế, họ luôn gặp thất bại. Những người
như thế thật đáng chê trách.
* Bài học:
- Thực hành kỉ luật là một quá trình lâu dài,
đòi hỏi sự bền bỉ, nỗ lực; nhưng phần thưởng sẽ thật xứng đáng. Khổng Tử nói:
“Thất thập tòng tâm sở dục, bất dụ củ”, có nghĩa là nếu bạn thực hành kỉ luật hằng
ngày, đến tuổi 70, bạn có thể hành động theo ý muốn của lòng mình mà không vi
phạm vào quy củ
* Bài học bản thân:
- Học
hỏi và rèn luyện những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho cuộc sống, không ngừng
phát triển và hoàn thiện bản thân.
- Đặt ra những mục tiêu
rõ ràng và cụ thể, và có kế hoạch để thực hiện chúng. Và tự giác tuân thủ những
quy tắc và tiêu chuẩn mà mình đã đề ra cho bản thân.
- Biết chịu trách nhiệm với
những việc mình đã làm, không đổ lỗi hay trốn tránh, không để bị ảnh hưởng bởi
những yếu tố bên ngoài.
- Biết kiểm soát và điều
khiển cảm xúc và hành động của mình, không để bị chi phối bởi những cám dỗ hay
xúc động.
3. Kết bài:
Không có kỉ luật thì
không có thành công. Rất nhiều người trở nên can đảm hơn là nhờ biết tự rèn luyện
tính kỉ luật cho mình. Hãy quyết tâm duy trì và phát triển tính kỉ luật của bản
thân.