Phải chăng biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi?
1. Mở bài:
Học để có kiến thức là điều
mà ai cũng mơ ước. Sống cho nên người là lời dạy của các bậc cha mẹ khi con thơ
còn nằm nôi. Học cho thật học; sống cho đáng sống, quả không dễ với mỗi chúng
ta.
2. Thân bài:
* Giải thích:
- Gian lận trong thi cử tức
là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất. Gian lận để có được
kết quả cao nhưng mất đi nhân cách.
- Câu nói nhắc chúng ta
phải trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống. Coi trọng thực chất,
không chấp nhận gian dối. dù đạt được những kết quả không như ý muốn trong khi
thi trung thực thì đó vẫn là vinh dự.
=> Phải biết xấu hổ
trước mọi hành vi gian lận. Dù có thi rớt nhưng vẫn phải bảo toàn thanh danh,
không để ai chê cười, coi khinh.
* Biểu hiện:
- Trong học tập, thỉ cử,
những biểu hiện cửa tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như
không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và dùng tài liệu
trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,…
* Phân tích:
- Gian lận khi thi là vi
phạm đạo đức và pháp luật, thể hiện thái độ không tôn trọng đối với thầy cô,
công sức của bản thân, không công bằng với những người học tập nghiêm túc và
chuẩn bị kỹ càng cho kỳ thi.
- Gian lận khi còn trong
giai đoạn trưởng thành có thể khiến học sinh mất đi tính trung thực, tự giác,
khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu như dối trá, biếng lười có thể
thừa cơ phát triển.
+ Trung thực khi làm bài
thi là thể hiện một nhân cách đàng hoàng, ngay thẳng. Thi rớt, rõ ràng là buồn
vì mục đích mình chưa thành, nhưng bằng mọi cách gian lận để đạt điều mình mong
muốn thì vô tình đã tự biến mình thành kẻ thấp kém và tất nhiên cũng chẳng vinh
dự gì.
- Biết chấp nhận thi rớt
thay vì gian lận thì bạn sẽ có lòng tự trọng và tự hào về những nỗ lực của
mình, bất kể kết quả cuối cùng. Trung thực để nhận ra mình chưa giỏi, mình đã
không tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm để phục vụ cho công việc và cuộc sống
để phấn đấu học hỏi thêm.
* Phê phán:
- Một thực trạng đáng buồn
hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”
đối với học sinh. Việc nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua
con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương
ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học
sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.
* Bài học:
- Thi cử là một hoạt động
quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Học sinh có trung thực thì thầy
cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng,
và nâng cao kiến thức.
* Bài học bản thân:
- Học bài và ôn tập đều đặn,
không chờ đến gần kì thi mới học gấp. Học để hiểu bài, không chỉ nhớ vẹt. Tập
trung cao độ khi học, tránh xao nhãng bởi các thiết bị công nghệ hay các hoạt động
giải trí.
- Làm bài tập và kiểm tra
một cách nghiêm túc, không sao chép hay nhờ vả bạn bè. ự tin vào khả năng của bản
thân, không tự ti hay sợ hãi khi thi cử.
- Tôn trọng quy định và
quy chế của nhà trường và của xã hội khi thi cử. Không gian lận, quay cóp hay
làm phiền người khác khi thi cử.
3. Kết bài:
Học tập không phải vì điểm
số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến
cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai
sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!