Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020

ĐÓNG VAI NGƯỜI CHÁU TÂM SỰ VỀ BẾP LỬA VÀ BÀ

 


I. Mở bài:

Nhận được thư nhà tôi vui sướng vô cùng. Ngồi bên lò sưởi, giở đọc bức thư, lòng tôi lại nhớ đến quê hương tha thiết. Mùa đông châu Âu giá rét căm căm. Căn lò sưởi lửa cháy bừng bừng nhưng vẫn không đủ ấm. Ánh sáng chói gắt và hơi ấm phả vào mặt khiến tôi chợt nhớ về bếp lửa hắt hui và hình bóng bà tôi năm xưa. Nỗi nhớ ngập tràn chiếm lĩnh hồn tôi, bâng khuân đến lạ. Hình ảnh bếp lửa hiu hắt, chờn vờn trong sương sớm và người bà hiền hậu, tảo tần sớm hôm hiện về trong trí nhớ xa mờ.

II. Thân bài:

" Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương

Da dẻ dù khô đi tấm lòng không hẹp lại.

Giàu kiên nhẫn bà còn hi vọng mãi

Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm"

Đó là những vần thơ của tôi – Người cháu dành cho bà nội nội kính yêu của mình giờ đây đang du học ở Maxcova xa xôi tôi vẫn không thể nguôi quên bếp lửa ấm áp tình bà.Là người Việt Nam không ai không biết đến bếp lửa được nhen lên bằng những nhiên liệu bình thường củi, rơm, rạ,… Bếp lửa tỏa sáng chờn vờn bốc cao bập bùng mỗi sớm mai gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tảo tần giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh. Bà tôi cũng vậy bà khéo léo chi chút kiên nhẫn nhóm lửa gửi vào đó bao tình yêu thương cháu con. Nhớ về bếp lửa tôi lại bồi hồi nhớ bà thương bà trải bao mưa nắng của bà.

Bếp lửa không chỉ gợi nhắc tình bà mà còn gợi bao kỉ niệm tuổi thơ. Tôi không còn nhớ rõ tôi đã lớn lên như thế nào. Kí ức xa xăm và rõ ràng nhất là năm tôi lên bốn tuổi. Đó là kỉ niệm nạn đói 1945 ám ảnh day dứt. Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi. Cái đói hoành hành khủng khiếp. Gia đình tôi cũng như bao gia đình Việt Nam khác long đong mỏi mệt vì miếng ăn. Bố đi đánh xe ngựa gầy gò khô rạc mà cái đói vẫn bám riếc không tha. Cái đói như bóng ma lạnh lùng len lỏi trong mọi gia đình. Đâu đó xung quanh, thỉnh thoảng vẳng nghe tiếng khóc tiễn người đi. Khói rấm um lên khắp cả làng, phủ trùm một không khí thương tang. Nếu không có bếp lửa ấm áp của bà có lẽ tôi không qua được nạn đói thật khủng khiếp ấy. Nhớ nhất là những lần cùng bà nhóm lửa, những lần cùng bà ngồi bên bếp lửa ấm. Khói bếp cuộn cay xè cả hai con mắt, cứ chớp lia lịa, rồi thở, nước mắt, nước mũi ròng ròng chảy.Bây giờ đây nghĩ lại sống mũi  tôi vẫn cay cay. Quá khứ như đồng hiện ở hiện tại xóa nhòa hoàn cảnh mấy chục năm.

    Không chịu được kiếp đời nô lệ lầm than, sớm giác ngộ lí tưởng Cách mạng, bố mẹ tôi thoát li đi kháng chiến, quyết chiến đấu tiêu diệt kẻ thù giành lại đất nước. Ở nhà vẫn chỉ còn lại tôi và bà tôi. Bao nhiêu năm thức dậy cùng bà là bấy nhiêu yêu thương, thấu hiểu. Hết mùa hạ, đến mùa thu, rồi đông tới, xuân sang, thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Đằng đẵng bao năm bố mẹ không ở nhà. Tôi cũng dần lớn lên trong vòng tay yêu thương, che chở của bà. Bà đã thay cả cha cả mẹ nuôi dạy tôi nên người. tÔI ở cùng bà, bà bảo tôi nghe bà dạy tôi làm, bà chăm tôi học. Bà chi chút cho tôi tất cả bên canh bếp lửa ấm áp tình bà. Trong tâm thức tôi ẩn hiện tiếng chim tu hú. Tiếng tu hú kêu khan khiến tôi không khỏi nao lòng. Tiếng tu hú khắc khoải u buồn vang lên từng nhịp. Mỗi lần tu hú kêu bà hay kể lại kỉ niệm những ngày ở Huế. Tiếng chim tu hú gọi mùa càng khiến lòng tôi nhớ mong bà da diết. Âm thanh ấy ám ảnh trong tôi như một kí ức không thể phai mờ. Phải chăng nó cũng đang tìm một chỗ trú ngụ nhưng chưa tìm thấy? Nhiều lúc, tôi nghĩ sao nó chẳng đến ở cùng bà, kêu quanh vườn bà cho bớt cô đơn. Được sống trong tình yêu thương của bà tôi càng chạnh thương con tu hú cô đơn bé nhỏ kêu da diết khắc khoải trên những cánh đồng xa.

Thắm thoắt thời gian trôi đi. Cuộc chiến ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tràn đến làng. Đi đến đâu chúng cướp sạch, đốt sạch đến đó. Ngọn lửa hung tàn bốc lên ngùn ngụt thiêu rụi nhà cửa tài sản. Công sức mấy mươi năm gây dựng của con người phút chốc trở thành cát bụi. Trong mất mát đau thương bà cùng tôi và xóm làng lầm lụi trở về. Không đầu hàng, họ lại quyết tâm làm lại, quyết tâm gây dựng cuộc sống mới. Kẻ thù có tàn bạo, có hủy diệt bao lần đi chăng nữa cũng không thể khuất phục được họ. Bếp lửa tắt rồi lại cháy lên tin tưởng và mạnh mẽ. Tôi cũng sớm trưởng thành lớn khôn biết đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh. Bếp lửa đêm ấy lại sáng. Cảm động nhất là lời dặn của bà: " Mày có viết thư cho bố kể này kể nọ cứ bảo nhà vẫn được bình yên để bố yên tâm công tác". Ôi, đến lúc này mà bà vẫn nghĩ cho đất nước. Dù có đau khổ đến thế nào bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến đấu. Bà tôi là thế đấy bà không chỉ lam lũ tảo tần giàu tình yêu thương mà còn giàu đức hi sinh bà gánh vác mọi lo toan gian khó về mình để con yên tâm công tác. Bà xứng đáng với tám chữ vàng bác Hồ trao tặng " Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Bà vừa mang nét đẹp truyền thống vừa mang nét đẹp hiện đại của người phụ nữ thời kì mới.

Từ kỉ niệm năm xưa tôi băn khoăn suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa bà  nhen mỗi chiều đã thành ngọn lửa của niềm yêu thương sẵn trong lòng bà niềm tin bà khơi thắp trong tôi. Vẫn sớm chiều, bếp lửa từ đôi tay bà bừng cháy lên. Một ngọn lửa từ trong lòng bà luôn ủ sẵn. Nó cháy lên mọi lúc. Nó dai dẳng cháy mãi như niềm tin bất diệt của bà. Bà đã truyền ngọn lửa ấy cho tôi, đốt lên trong tôi một ngọn lửa ấm áp  của tình yêu thương, của lòng biết ơn sâu nặng từ những thứ giản dị đời thường nhất như khoai sẵn ngọt bùi, khơi thắp trong lòng tôi niềm vui san sẻ tình làng nghĩa xóm. Đó là ngọn lửa của niềm tin và khát vọng đến tương lai, để tôi bay cao bay xa đến tận những chân trời mới. Ôi bếp lửa giản dị đời thường sánh ngang với điều kì lạ thiêng liêng cao đẹp. Nó kì lạ bởi không bao giờ tắt. Có tắt đi rồi lại mạnh mẽ cháy lên. Nó cháy lên trong cả những tháng ngày mưa bão hay giá rét. Nó lại cháy sau mỗi lần kẻ thù đến và cố hủy dệt nó. Từ đôi bàn tay cằn cõi của bà lại làm cháy lên ngọn lửa ấm diệu kì. Thiêng liêng là bởi nó gắn chặt với hình bóng và tình cảm nồng ấm của bà tôi đã dành cho tôi tất cả.

Giờ đây tôi đã lớn khôn trưởng thành đến với những chân trời rộng mở nơi đây có bếp điện, bếp gas… Cuộc sống lầm than, đói khổ đã qua rồi. Cuộc sống mới hân hoan khắp mọi nơi. Có ngọn khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng trong tiềm thức câu hỏi luôn hiện hữu trong tôi sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa. Thế nhưng, chẳng bao giờ tôi thôi nhớ về bếp lửa quê hương và người bà hiền hậu. Có lẽ bếp lửa – Tình bà sẽ luôn tỏa sáng nâng đỡ nhiều con người xa xứ như tôi suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Phải chăng yêu bếp lửa yêu bà là tình cảm cội nguồn tình gia đình và rộng ra là tình yêu quê hương đất nước

III. Kết bài:

Ôi bếp lửa tình bà sao mà ấm áp đến vậy! Bếp lửa ấy đã nuôi dưỡng tuổi thơ tôi để tôi lớn khôn trưởng thành như hôm nay. Có gốc rễ của cội nguồn con người mới trưởng thành vì vậy tôi muốn nhắn nhủ các bạn trẻ hãy trân trọng những gì đáng quí nhất, giản dị đời thường quanh ta. Yêu kính ông bà gia đình, cha mẹ, anh chị em rộng ra là tình quê hương, đất nước theo đúng truyền thống của nhân dân. Thương người như thể thương thân.