Một
người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi
của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay
của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái
mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì
vết thương quá nghiêm trọng.
Khi
đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con
sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức
giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà
con gái ông đã viết. Cô bé đã viết:
“Con yêu cha”.
(Theo Qùa tặng cuộc sống)
GỢI Ý
Mở bài.
-Chúng ta hãy cùng đọc và
suy ngẫm câu chuyện “ Con yêu cha “ để thấy một bài học cuộc sống vô cùng
quý giá và sâu sắc: sự giận dữ của con người để lại những hậu quả
không tốt.
Thân bài.
- Sự giận dữ là trạng thái mất
bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những
phản ứng mạnh.
- Biểu hiện như người cha
trong câu chuyện ở phần đọc hiểu vì điên tiết đứa con gái 4 tuổi dùng đá viết lên chiếc xe mới nên ông đã
không biết mình đánh đến tàn phế bàn tay của con… Ông không ngờ trong một phút
nóng giận, do tiếc của mà ông đã huỷ hoại đôi bàn tay của đứa con bé bỏng.Ông
đã nhận ra sai lầm của mình, tỏ ra ăn năn, hối hận nhưng đã muộn.
- Chúng ta có quyền tức giận
nhưng không có quyền lăng mạ, xúc phạm người khác. Điều đó làm cho người khác
bị tổn thương, bị xúc phạm danh dự. Vì
điều gì nói, làm trong cơn giận dữ, những lời nói, hành động ấy cũng giống
như những lỗ đinh, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người
khác.
- Một phút không kìm chế cảm
xúc, để cái tôi của mình quá lớn, mất tỉnh tảo, không biết lẽ phải, đúng sai,
bất chấp thì hậu quả sẽ xảy ra.Cho dù sau đó ta có nói xin lỗi, hối hận bao
nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Mối quan hệ tốt
đẹp bị phá vỡ… vì sự vô tâm của con người, vì thiếu ý thức và không biết tôn trọng lẫn
nhau khiến phá hủy tất cả.
- Cảm xúc là của bạn, bạn
hoàn toàn có thể kiềm chế được nó. Chỉ cần bạn nhớ rằng: tôn trọng mình và tôn
trọng người, kiềm chế cảm xúc và hướng tới mối quan hệ tốt đẹp. Bạn sẽ làm được
điều đó thôi.
- Đừng bao giờ nói những lời
khiến người khác cảm thấy bị tổn thương, cũng đừng bao giờ có những hành vi
không thể chấp nhận được với người khác dù bạn có giận giữ như thế nào đi nữa.
Đừng đối xử với người khác một cách cảm tính bạn nhé, đừng giận thì làm cho tan
tành mọi thứ, đừng bực mình thì khiến cho mối quan hệ đi vào ngõ cụt.
Kết bài.
Hãy biết cách đối xử với người
khác để không chỉ duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp mà còn phát triển nó
thêm tầng cao mới của cung bậc tình cảm.
THAM KHẢO
Cuộc sống bộn bề với những áp lực dồn nén có dễ làm cho
con người nổi giận. Khi tức giận, con người sẽ khó kiểm soát được những lời nói và
hành vi bằng lí trí
khách quan, vì vậy mà ta dễ làm cho mọi chuyện trở nên
nghiêm trọng, thậm chí là gây rạn nứt những mối quan hệ. Chúng ta
hãy cùng đọc và suy ngẫm câu chuyện “Con yêu
cha“ để thấy một bài học cuộc sống vô cùng quý giá và sâu sắc: sự giận dữ của con người để lại những hậu quả không tốt.
Sự giận dữ là trạng thái mất bình
tĩnh do bực bội khó chịu gây nên
và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh. Tức giận là trạng thái
tâm lí thông thường mà bất cứ ai cũng
có nhưng hãy học cách kiểm soát những cơn tức giận để những cảm xúc cực không
phá hỏng những cố gắng và cả những mối quan hệ của chúng
ta.
Giận dữ thường biểu hiện bằng những phản ứng tiêu cực (tâm lí và hành động) và thường để lại những hậu quả nghiêm trọng.Giống như người cha
trong câu chuyện vì điên
tiết đứa con gái 4 tuổi dùng đá viết lên chiếc xe mới nên ông đã không biết mình đánh đến tàn phế bàn tay của con… Ông
không ngờ trong một phút nóng giận, do tiếc của mà ông
đã huỷ hoại đôi bàn tay của đứa con bé bỏng.Ông đã nhận ra sai lầm của mình, tỏ ra ăn năn, hối hận nhưng đã muộn.
Sự giận dữ là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên của con người trong cuộc sống, nhất là khi
con người gặp chuyện bực mình. Tuy nhiên, đây là những cảm xúc tiêu
cực. Chúng ta có quyền tức giận nhưng không có quyền lăng mạ, xúc phạm người khác. Trút
giận sang người khác không chỉ làm người khác đau
khổ, khó chịu bị tổn thương, bị xúc phạm danh dự mà chính bản thân mỗi người cũng thấy không thoải mái,
thanh thản. Có khi,
sự giận dữ không kiểm soát có thể dẫn đến tranh
cãi, đánh lộn, bạo hành ... Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp vì tức giận mà gây
ra những hậu quả khôn lường, đó là những người vì tức giận khi bị phản bội mà phỏng hỏa, giết người, cũng có
người vì những lời chê bai,
chế giễu mà giết bạn bằng những hành vi tàn nhẫn nhất.
Một phút không kìm chế cảm xúc, để cái tôi của mình quá
lớn, mất tỉnh tảo, không biết lẽ phải, đúng
sai, bất chấp thì hậu quả sẽ xảy ra. Khi ấy ta có thể nói hay có những hành vi
mà chính bản thân
mình cũng không nghĩ đến, đó là những lời nói, hành vi bị điều khiển bởi cơn tức giận nên rất nặng nề, nghiêm
trọng. Cho dù sau đó ta có nói
xin lỗi, hối hận bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi. Mối quan hệ tốt đẹp bị phá vỡ… vì sự vô tâm của con người, vì thiếu ý thức và không biết tôn trọng lẫn nhau khiến phá hủy tất cả. Vì điều gì nói, làm trong cơn giận dữ, những lời nói, hành động ấy cũng giống như những lỗ đinh,
chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác.
Cảm xúc là của bạn, bạn hoàn toàn có thể kiềm chế được nó. Làm
chủ cảm xúc, kiểm soát con
giận là năng lực cần phải có ở mỗi con người. Người làm chủ được cơn giận dữ của mình sẽ làm chủ được tình
hình, tránh được những hậu quả đáng tiếc, kết nối mối quan hệ bền chặt, đầy tin tưởng với người khác. Đôi khi sự việc không giống như những gì chúng ta chứng kiến được, vì vậy hãy học cách kiềm chế cơn tức giận, bình
tĩnh để đánh giá
và xử lí vấn đề. Chỉ cần bạn nhớ rằng: tôn trọng mình và
tôn trọng người, kiềm chế cảm xúc và hướng tới mối quan hệ tốt đẹp. Bạn sẽ làm được điều đó thôi.
Chúng ta sẽ không thể giải quyết bất cứ việc gì khi tức giận, bởi mọi quyết định khi ấy sẽ mang tính
chủ quan, cảm tính. Trong những lúc tức giận, nếu không thể dập tắt ngay cơn giận dữ thì bạn hãy im lặng để mình bình tĩnh lại, mọi việc sẽ được giải quyết ổn thỏa khi chúng ta đã bình tĩnh và có sự thấu đáo
trong suy nghĩ. Một nụ cười bằng mười thang
thuốc bổ. Một cử chỉ thân thiện có khả năng kéo
gần khoảng cách giữa mọi người với nhau. Nuôi dưỡng những cảm xúc, những hành động tích cực sẽ giúp con
người giải quyết mọi việc một cách hiệu quả, thân thiện và văn
minh.
Cuộc sống hối hả, tất bật, nhiều stress
khiến "công dân 4.0" dễ nổi nóng hơn trước, có thể chửi mắng, đánh nhau chỉ vì chút va chạm nhỏ, người hiền hòa không chửi mắng thì có khi phải ôm "cục tức" cả ngày. Nhưng nhiều người không biết rằng những năng lượng xấu mà cơn giận dữ, những nỗi tức giận có thể khiến bạn phải trả giá, có
khi đó là hành động bột phát, tức thì ngay
đỉnh cao của cơn giận, mà các cụ đã dạy "cả giận mất
khôn".
Đừng bao giờ nói những lời khiến người khác cảm thấy bị tổn thương, cũng đừng bao giờ có những hành vi
không thể chấp nhận được với người khác dù bạn có giận giữ như thế nào đi nữa. Đừng đối xử với người khác một cách cảm tính bạn nhé, đừng giận thì làm cho tan tành mọi thứ, đừng bực mình thì
khiến cho mối quan hệ đi vào
ngõ cụt.
Cảm xúc của con người thường được nảy sinh do hoàn cảnh. Với cuộc sống ồn ào hối hả hiện nay, hãy
xác định có những lúc giận dữ là chuyện không thể tránh. Vì vậy, con người cần biết thích ứng hoặc thay đổi, điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh để tạo ra những cảm xúc và hành động tích cực.