Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

 

Con đường nghệ thuật thật nhọc nhằn, phải có niềm say mê và sự sáng tạo mới đạt được sự thành công. Nghề hội họa cũng thế. Cho nên tôi quyết định thực hiện chuyến đi lên Lào Cai để tìm đề tài sáng tác cho bức tranh trước khi về hưu. Những nơi tôi từng đi qua đều có những cảnh đẹp tuyệt vời: những rặng núi cao hùng vĩ nhưng chẳng có gì có thể mang đến ấn tượng mạnh cho tôi. Nhưng rồi, trong một lần dừng chân tại SaPa, tôi đã tiếp xúc với một cậu thanh niên- một chàng trai đã mang đến cho tôi cảm hứng về mẫu người lao  động nhiệt tình cống hiến cho đất nước trong âm thầm lặng lẽ.

Ngồi cạnh tôi trên chiếc xe khách là một cô kĩ sư trẻ mới ra trường. Suốt chặng đường, chúng tôi nói chuyện với nhau thật nhiều về nghệ thuật, về cuộc sống. Cảm giác thân thiện giữa chúng tôi chẳng khác gì hai bố con. Tôi dự định sẽ đưa cô đến ty Lai Châu, gửi gắm cô cho ông trưởng phòng rồi mới tiếp tục cuộc hành trình. Bác lái xe cũng là người vui tính, thỉnh thoảng góp chuyện với chúng tôi. Xe chạy qua Sa Pa, một vùng đất bắt đầu với những rặng đào, với những  đàn bò lang cổ có đeo chuông ở đồng cỏ thung lũng hai bên đường. Tôi đã định về hẳn ở đây để tận hưởng sự thanh bình những ngày cuối đời, nhưng bây giờ chưa phải là lúc. Bác lái xe đã hỏi tôi rằng chắc tôi sợ Sa Pa buồn. Buồn à? Ai mà chả sợ, vì có lẽ nó sẽ là con gián gặm nhắm con người ta.. Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây, những cây thong chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng. Mây bị nắng xua đi, cuộn tròn từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương.

Bỗng xe đột nhiên dừng lại để lấy nước và cho hành khách nghỉ ngơi trong ba mươi phút, bác lái xe bảo sẽ giới thiệu với tôi con người cô độc nhất thế gian, tôi sẽ thích vẽ anh ta. Bác lái xe kể, anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có bốn bề cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, thèm người quá, anh đã ngáng cây ngang đường cho xe dừng lại để gặp gỡ trò chuyện ít phút với mọi người.  Theo tay chỉ của bác lái xe, tôi nhìn thấy một người thanh niên với tầm vóc nhỏ bé, gương mặt rạng rỡ đang chạy xuống sườn đồi. Người thanh niên biếu bác lái xe củ tam thất vì biết vợ bác bị ốm, còn bác trao lại cho anh những quyển sách mà bác mua hộ. Bác lái xe giới thiệu chúng tôi với người thanh niên và đề nghị cậu đưa tôi cùng cô kỹ sư lên thăm nơi ở và làm việc của cậu ấy. Anh thanh niên rất vui vẻ mời chúng tôi lên nhà chơi nhưng lại vội vàng chạy về trước.  “Chắc cu cậu chưa kịp dọn dẹp nhà cửa đây này”, tôi nghĩ thầm.

Thật không ngờ, vừa bước lên bậc tam cấp, tôi thấy cả một vườn hoa đầy sắc màu. Anh tặng cho cô kĩ sư một đóa hoa to, với tấm lòng hiếu khách của một người đã quá lâu chưa gặp ai cả, cô là cô gái Hà Nội thứ nhất gặp anh từ bốn năm nay.

Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa- anh thanh niên đề nghị:

- Đã qua năm phút, cháu sẽ nói về công chuyện của cháu trong năm phút, còn hai mươi phút, bác cho cháu nghe chuyện dưới xuôi

Công việc của anh là  đo gió, đo mưa , tính mây, đo chấn động mặt đất. Lúc đầu anh rất cô đơn, nhưng sau đó đã tự hỏi : Mình sinh ra là gì, mình đẻ ỏ đâu và mình vì ai mà làm việc. Tất cả là vì cuộc sống mà mỗi người góp sức vào xây dựng. Anh đã nhận thấy “anh với công việc là đôi”, không còn buồn, không “cô độc” nữa.  Vả lại anh còn có người bạn là sách. Rồi anh kể về những ngày “ốp” cực khổ. Dù rằng những hôm mưa bão lạnh buốt, dù rằng chỉ mới 1h sáng, nhưng vì công việc mà không ngại ngần gì, để hoàn thành trách nhiệm của bản thân.Anh thanh niên đang nói bỗng dừng lại.

Tôi chợt cảm thấy có cái gì đó thật bối rối, bối rối vì đã gặp được điều mà tôi mong ước từ lâu, tôi đã gặp anh, con người tạo cảm hứng cho tôi, gặp được anh là quả là đáng giá trị của một chuyến đi dài.Càng nghĩ về cuộc sống và công việc của anh mà tôi càng thêm nể phục. Thật ít khi ta phải sống một mình. Mà dẫu khi ta có sống một mình đi chăng nữa thì xung quanh ta luôn còn có mọi người. Như anh lại sống một mình nơi đỉnh cao vắng lặng không một bóng người như thế này quả thật là một người dũng cảm, không biết sợ là gì.Chưa cần đến nỗi cô đơn vì vắng bóng người. Như bác lái xe đã kể, anh thèm gặp người ghê lắm. Vì muốn được nói chuyện được nhìn ngắm con người mà anh đã nghĩ ra một cái trò thật hay ho. Đó là lăn các khúc gỗ ra chặn đường xe đi. Để rồi khi có xe nào dừng lại, anh hò hởi chạy tới phụ khiên khúc gỗ bỏ ra.  Được nói chuyện, hỏi han, cười vui là anh mãn nguyện rồi.

 Rồi anh mời chúng tôi vào nhà uống nước chè. Tôi bước theo chân anh vào nhà. Ngôi nhà ba gian thật sạch sẽ, ngăn nắp. Bàn làm việc, một giá sách, một chiếc giường con đã được thu gọn về một góc trái gian. Nhìn những quyển sách trên kệ còn làm tôi than phục hơn, đầy đủ chủ đề từ khoa học, văn hóa cho đến cả văn học nữa… Tôi vẽ anh. Tôi vẽ cái tinh thần của anh.

Anh thanh niên rót cho tôi chén trà nóng, thứ mà ba ngày nay tôi mới được gặp lại. Rồi  anh kể về lúc anh xin ra mặt trận nhưng không được, lúc những chú lái máy bay cảm tạ vì góp phần phát hiện đám mây khô, giúp không quân ta bắn hạ phản lực Mĩ… Có lẽ không có ngọn lửa nào tỏa sáng hơn ngọn lửa nhiệt tình trong con tim người sức trẻ. Tôi thấy được sự lấp lánh, niềm vui sướng trong đôi mắt anh thế là ý tưởng chực tuôn trào. Tôi vẽ anh. Tôi vẽ cái tinh thần của anh. Thế nhưng vẽ bây giờ cũng là một việc làm khó, nặng nhọc và gian nan. Phải làm sao và bằng cách nào làm cho người ta hiểu được anh ta mà không phải như hiểu một ngôi sao xa? và làm thế nào để đặt được chính tâm hồn tôi ở trong đó? Chao ôi, bắt gặp được một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác. Nhưng hoàn thành sáng tác là một chặng đường dài. Mặc dù nghĩ vậy nhưng tôi cũng cố vẽ, chấp nhận thử thách khắc nghiệt này.

Nhưng cậu ngay tức khắc từ chối bảo rằng không xứng đáng để tôi vẽ, sẽ giới thiệu người đáng để vẽ hơn. Có lẽ vì tôn trọng tôi nên cậu vẫn ngồi im, nhưng vẫn cố gắng thuyết phục tôi cho bằng được. Nào là ông kĩ sư vườn rau kiên nhẫn thụ phấn cho từng hoa su hào để có năng suất cao, nào là người cán bộ vẽ bản đồ sét, mười năm không dám về quê, sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Tôi rất xúc động. Sa Pa chỉ nghe nhắc đến tên người ta nghĩ đến nơi nghỉ ngơi nhưng ở đây có những con người đang âm thầm cống hiến cho đất nước. Những lời anh nói có một âm vang rất lớn, khơi gợi những điều mà người khác chưa nghĩ hoặc chưa được đúng. Phác họa vài nét, tôi đã ghi xong lần đầu gương mặt của anh, bỗng anh giật mình nói to: “ Trời ơi, chỉ còn năm phút”. Thật không ngờ thời gian lại trôi qua nhanh đến thế, tôi cũng tiếc phải xa anh.

- Chào anh , tôi rồi sẽ trở lại, tôi ở lại ít hôm với anh được không- tôi nắm tay người thanh niên lắc mạnh.

Cô gái cũng chào tạm biệt anh. Sau đó, anh đưa cho tôi cái làn trứng- gà do anh tự nuôi, bảo là đồ ăn trưa cho tôi, người lái xe và cô gái trẻ, anh không thể tiễn tôi cùng cô gái vì sắp đến giờ “ốp”, rồi bảo lần sau tôi hãy trở lại nhé. Tôi ra về trong niềm nuối tiếc vấn vương.

Bước xuống bậc cấp xuống đồi, đến mặt đường tôi nhìn lên thì thấy anh thanh niên đã đi vào nhà.

Chúng tôi ra về, nắng đã mạ bạc cho cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực làm cho đóa hoa càng rạng rỡ, tôi nhìn đồng hồ, vẫn chưa đến 11h, đến giờ “ốp” đâu, sao anh ta không tiễn mình nhỉ. Tôi chợt thoáng thấy cô kĩ sư liếc nhìn mình, rồi hồi hộp nhưng cũng chẳng nói gì.

Chuyến đi này sẽ là một trong những kỉ niệm khó quên của tôi. Tôi đã gặp anh thanh niên , con người thật đẹp, thật cao cả, đẹp từ cách sống đến tâm hồn. Cậu đã cho tôi những ấn tượng mạnh về một thế hệ trẻ, những người anh hùng âm thầm lặng lẽ phục vụ cho đất nước, cống hiến hết mình cho xã hội. Tôi nghĩ mình sẽ vẽ thành công chân dung của một người lao động trẻ âm thầm cống hiến cho đất nước và tôi lại lên gặp anh, kể cho anh nghe những chuyện dưới xuôi.

Cuộc sống thật kì diệu. Ẩn sâu ở đâu đó, trong cuộc sống bề bộn này, cái đẹp luôn hiện hữu. Ở khắp mọi miền đất nước, cái đẹp đang chờ đợi được khám phá. Chân tôi vẫn còn khỏe. Dĩ nhiên là tôi sẽ tiếp tục đi, đi đến khi nào không thể đi được nữa mới thôi.

Bùi Thị Mỹ Hạnh