Chuyển bài thơ ĐỒNG CHÍ thành văn xuôi
Bọn giặc Pháp tàn ác
xâm lấn giày xéo tổ quốc ta, khinh thường nhân dân ta. Được Cách mạng giác ngộ,
theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, nhiều người nông dân áo vải
như tôi,cả đời chưa bao giờ có cơ hội bước ra khỏi lũy tre làng đã khăn gói lên
đường chiến đấu. Người nông dân thời bấy giờ dù một chữ bẻ đôi cũng không có
nhưng mang nhiệt tình cách mạng và lòng yêu nước thiết tha.
Lúc nhập ngũ, tôi đã gặp
được nhiều người cùng cảnh ngộ với mình. Tôi vốn là một người nông dân xuất
thân từ miền núi trung du khô cằn,“ đất cày lên sỏi đá”. Nhiều đồng đội cũng là
gốc nông dân nghèo khổ như tôi. Quê anh thuộc vùng ven biển “ nước mặn đồng
chua”, quanh năm làm lụng vất vả cũng túng thiếu, nghèo khổ. Sự tương đồng về cảnh
ngộ khiến chúng tôi càng gắn bó với nhau hơn. Những tháng ngày chiến đấu, cùng
chung chiến hào “súng bên súng, đầu sát bên đầu”, rồi cả những đêm rét chung chăn đã khiến chúng tôi
hiểu rõ hoàn cảnh của nhau hơn thành đôi tri kỉ.Tình đồng đội của chúng tôi gắn
liền với lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do dân tộc cùng đứng chung hàng ngũ
cách mạng. Lúc đó chúng tôi gọi nhau là đồng chí. Ôi, hai tiếng đồng chí thật
thật thiêng liêng, nói lên được sự gắn bó của chúng tôi rất nhiều trong cuộc đời
người lính.
Tôi nhớ hoài lời anh
tâm sự: Anh biết không, nơi quê nhà tôi còn cha già,mẹ yếu, vợ dại con thơ.Lên
đường chiến đấu ruộng nương tôi gửi cho bạn thân cày,gian nhà xiêu vẹo cũng mặc
kệ cho gió lung lay. Nói là mặc kệ, gác lại tất cả để lên đường chiến đấu nhưng
tôi nhớ quê làng với giếng nước gốc đa sân đình, gia đình, bạn bè. Chao ôi, nhớ
quá! Lời của anh cũng là lời của tôi , của bao người lính chống Pháp. Anh ơi,
tôi cũng thương nhớ lắm quê nhà lắm chứ,
nhưng đất nước có chiến tranh thì làm sao đành lòng sống yên phận cho riêng
mình. Hạnh phúc cá nhân không còn khi đất nước bị xâm lăng. Rồi tôi cũng sẻ
chia với anh những nỗi niềm thầm kín.
Chúng tôi đã cùng vượt
qua bao gian khổ, thử thách ở những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi
tôi nóng sốt do cơn sốt rét rừng hành hạ trong hoàn cảnh thiếu thốn thuốc men,
anh đã chăm sóc tôi chu đáo, anh lấy khhăn ướt lau trán cho tôi để hạ sốt. Khi
tôi rét run, anh chẳng ngại nhường chiếc chăn duy nhất của mình cho tôi giữ ấm
mình. Rồi anh cũng ngã bệnh vì cơn sốt rét rừng hoành hành ở Việt Bắc, tôi cũng
chăm sóc anh bằng cả tấm chân tình.Làm sao có thể quên được những ngày tháng cơ
cực ấy! Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày nhưng chúng tôi vẫn mỉm
cười vui vẻ, lạc quan. Chúng tôi yêu
thương nhau, hiểu nhau thật nhiều. Chỉ cần bàn tay nắm lấy, chúng tôi hiểu mình
đã có đồng chí ở bên cạnh cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cảm với mình, cùng đoàn kết
chiến đấu. Bàn tay nắm lấy động viên nhau vượt qua gian khổ đối với tôi còn quý
hơn lòi nói.
Kỉ niệm đáng nhớ nhất
của tình đồng chí chúng tôi là những đêm
phục kích nơi rừng hoang sương muối. Chúng tôi vẫn đứng cạnh bên nhau chờ giặc
đến, tay cầm chắc súng, tinh thần vững mạnh vì cảm thấy có đồng đội bên cạnh.
Lúc đó, mũi súng di động quan sát, đầu súng chênh chếch hướng lên trời. Chao
ôi! Ánh trăng , vầng trăng nơi núi rừng Việt bắc mới sáng rõ làm sao! Ánh trăng
vằng vặc như chiếc đĩa bạc to đang lung linh như treo đầu ngọn súng. Mũi súng
hướng dến đâu, trăng cũng theo đến đó. Giữa núi rừng tĩnh mịch chỉ có chúng
tôi:“đôi bạn lính, súng và cả ánh trăng trên cao”. Chúng tôi như được gắn kết với
nhau. Thật tuyệt diệu. Tình đồng chí đã
tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi chiến đấu, quyết tâm giành thắng lợi về
cho Tổ quốc.
Chúng tôi đã cùng nhân
dân viết nên những trang vàng lịch sử trong quá trình giữ nước. Từ chiến dịch
Việt Bắc thu đông đến chiến dịch Điện Biên Phủ vẻ vang, hai tiếng đồng chí
thiêng liêng, cao đẹp luôn cất lên trên bước đường hành quân của người lính.
Quá khứ sẽ qua đi nhưng lịch sử vẫn còn mãi những âm vang hào hùng của một thời
chống giặc. Chính tình đồng chí, tình yêu nước đã giúp cho những người lính đa
phần gốc nông dân đã làm nên chiến thắng vang dội. Đó là chân lí, là sức mạnh của dân tộc tộc.