Câu
chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm
của cha con ông Sáu. Hình ảnh cha con ông Sáu đã để lại trong lòng tôi nỗi cảm
thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc. Tôi ao ước được gặp bé Thu. Thế rồi
niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực.
Tôi không thể quên được giây phút phút đó.
Không
gian mờ ảo đưa tôi đi. Khi tôi mở mắt ra thì thấy mình ở trong một ngôi nhà nhỏ,
giữa Đồng Tháp Mười mà chung quanh nước đã lên đầy -một trạm của đường dây giao
thông. Cái trạm này - một ngôi nhà cất chen vào giữa một chòm cây giữa khu rừng
tràm thưa, mỗi khi có một cơn gió, sóng nối nhau đập vào tàn cây, nhà lại rung
lên và lắc lư như một con thuyền đang chơi vơi giữa biển. Sóng đập đều đều vào
các chòm cây. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chấp chới. trời
sáng trăng suông. Trong nhà có rất nhiều người. Mọi người đang cười đùa trò
chuyện trong lúc chờ giao liên đưa đi.Tôi giật mình.Tôi thấy cảnh này vừa lạ vừa
quen.Hình như tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không nhớ được.Bỗng tôi
nhìn ra bên ngoài phía bờ sông,tôi thấy một cô gái còn khá trẻ đang ngồi trầm
tư một mình.Tôi mạnh dạn đi lại gần.Bây giờ tôi mới nhìn rõ đó là một cô gái
người mảnh khảnh, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng. Tôi đoán cô độ mười tám
hai mươi là cùng. Cô gái đang cầm một chiếc lược ngà nước mắt giàn giụa.
-
Chào chị? Chị có sao không vậy? Tôi hỏi.
- Chị không sao. Chỉ tại chị xúc động quá thôi.
Cám ơn em đã quan tâm.
Chị
nén cảm xúc quay lại nhìn tôi cười. Chị nhìn tôi với cặp mắt thân
thiện. Tôi ngạc nhiên khi đọc được hàng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của
ba” trên chiếc lược. Bây giờ tôi mới nhận ra mình đang gặp bé Thu. Thật đúng
như nhà văn Nguyên Quang Sáng tả. Chị thật đẹp. Tôi vội hỏi:
-
Chiếc lược đẹp quá! Nó chắc là kỉ vật mà chị quý trọng lắm phải không?
-
Ừ! Chiếc lược là quà ba chị đã tẩn mẩn, kì công làm cho. Đó là một trong
những kỉ niệm với ba chị còn giữ được.
-
Ba chị thương chị quá! Vây ba chi đâu...? Tôi đang hỏi nhưng vội ngưng vì biết
mình lỡ lời. Lén nhìn chị Thu mà lòng đầy ân hận. Nhưng hình như chị như bị
chìm vào kí ức. Ánh mắt chị nhìn xa xăm như đang nghĩ ngợi gì. Bao kỉ
niệm ùa về trong chị, trong đôi mắt to tròn với hàng mi cong vút. Giọng
chị nghẹn ngào
-
Ba chị mất rồi. Mất khi chưa kịp trao cho chị cây lược mà ba tự làm. Mỗi khi
nhìn cây lược ngà ấy, nỗi nhớ về ba lại ùa về trong chị. Chị luôn tự trách mình
ngày ấy, vì sao lại làm cho ba buồn, làm cho ba đau lòng. Cảm giác ân hận cứ
day dứt mãi trong lòng.
- Tại sao vậy? Chị có thể kể cho em nghe được
không? Tôi hỏi
- Đựơc thôi! Chị kể với giọng nghẹn ngào. Nhìn
chiếc lược ngà trong chị tràn ngập cảm xúc với bao kỉ niệm lần ba chị về thăm
nhà đầu tiên sau tám năm xa cách. Đó cũng là lần đầu chị được gặp người cha mà
mình hằng mong ước. Nhưng than ôi! cũng là lần gặp gỡ cuối cùng. Càng nhớ chị
càng ân hận day dứt.
Dù
biết trước nguyên nhân nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi và thương cho chị
Thu.Tôi nhìn chị thấy chị đang cố kìm nén không cho tiếng nấc bật ra khỏi miệng.
Chị nghẹn ngào kể tiếp : “Ngày về thăm nhà, ba chị chỉ được ở nhà có vẻn vẹn có
ba ngày, thế mà chị lại từ chối sự săn sóc vỗ về của ba.Ba khao khát được nghe
chị gọi tiếng " ba" nhưng chị nhất định không gọi vì chị nghĩ ông
không phải là ba mình.
- Tại sao chị lại không nhận cha? Tôi chen
ngang
- Tại ông không giống người cha trong tấm hình
chụp chung với má chị. Ba chị không có vết sẹo dài trên mặt như ông ấy. Ôi cái
tuổi ngây thơ ngang bướng. Giờ nghĩ lại chị lại thấy buồn cười. Lúc đó chị
có cảm giác ông ấy đang cố tìm mọi cách để cám dỗ để lừa vì một
lí do nào đó mà chị không hiểu. Thậm chí, chị còn nói trống không khi mời
ba vào ăn cơm; nhất quyết không gọi ba để nhờ chắt nước nồi cơm và hất cái trứng
cá mà ba gắp bỏ chén cho chị, làm văng cơm tung tóe. Còn nhớ lúc ấy, ba chị tức
giận đã đánh vào mông chị. Thế là chị tức lắm nhưng ngồi im, đầu cúi gầm xuống
ngầm phản kháng rồi lặng lẽ gắp cái trứng cá bỏ vào chén, đi xuống bến, mở xuồng
bơi sang nhà ngoại. Chị khóc, méc ngoại mọi chuyện. Đêm ấy chị được ngoại cho
biết vết sẹo dài trên mặt ba là do Tây bắn bị thương.
- Sao nữa chị? Chị kể tiếp đi em hồi hộp quá.
Chị
Thu nhìn tôi với cặp mắt còn ngân ngần nước.
- Từ từ chứ chờ chị uống miếng nước đã. Nói
xong chị lấy biđông nước bên người uống một ngụm. Uống xong chị kể tiếp: Đêm ấy
chị không ngủ được, nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài trông mau đến sáng
để ngoại đưa về nhà. Sáng hôm sau chị theo ngoại về nhà. Chị thấy trong nhà,
ngoài sân mọi người đến tiễn ba chị rất đông. Chị đứng trong góc nhà buồn bã
nghĩ ngợi. Nhiều năm trôi qua nhưng chưa quên được cảm giác đau đớn trong
buổi sáng hôm ấy. Và khi ba nhìn chị, chị cảm nhận đôi mắt ấy trìu mến lẫn
buồn rầu làm sao. Chị nghe tim mình đau nhói. Chỉ khi nghe ba nói:” Thôi, ba
đi nghe con!” thì tình yêu thương của chị giành cho ba trổi dậy, chị thét lên:
“Ba......... “Vừa thét chị chạy thó lên, dang hai tay ôm chặt cổ ba. Chị hôn
tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn lên cả vết thẹo dài trên má của ba. Chị không muốn
cho ba đi. Mặc ba dỗ dành, chị vẫn cứ siết chặt ba. Đến lúc mọi người, mẹ và bà
dỗ chị hãy để ba đi, ba sẽ về mua cho chị chiếc lược chị mới ôm chầm lấy ba lần
nữa, mếu máo dặn ba rồi từ từ tuột xuống. Chị không bao giờ quên hình ảnh ba
trong lần gặp gỡ đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ấy.
Tôi
thấy nước mắt chị bắt đầu nhỏ giọt. Mắt tôi cũng cay cay. Tôi lặng đi
trong xúc động. Thật thương cho chị Thu. Chiến tranh đã làm chị mất đi người
cha mà chị yêu quý.Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trên mặt tôi .Chị Thu lấy
khăn lau nước mắt cho tôi cười nói : Coi em kìa ! Mau nước mắt quá! Nghe chị
nói tôi chỉ biết cười ngượng. Vội hỏi cho đỡ ngượng:
-
Vậy chị được ba tặng chiếc lược ngà khi nào?
Nghe
tôi hỏi chị ngẩn người ra. Tôi biết mình đã lỡ lời. Nhưng một thoáng im lặng
trôi qua, chị nói với giọng nghẹn ngào:
-
Chiếc lược này chị nhận được từ một người bạn của ba. Ba chị đã mất trong một trận
càn. Trước khi mất ba chị đã nhờ người bạn đưa cho chị.
Nói
xong chị đưa tay quyệt nước mắt. Tôi cảm thấy mình đáng trách quá khi đụng đến
nỗi đau của chị. Và tôi rơi vào trầm ngâm với suy nghĩ của mình. Chiếc lược ngà
với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến
tranh. Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại
của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng tội ác, là những đau thương,
mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Tôi
đồng cảm thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến cho chị Thu.
Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến
tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê
hương, đất nước. Đang mơ màng tôi nghe tiếng gọi
- Cô Hai ơi lên đường được chưa?
Nghe
tiếng gọi chị Thu bỏ chiếc lược vào túi áo nhanh chóng chạy vào trong nhà không
kịp chào tôi.
Nhìn
chị chống sào đưa người qua sông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.
Reng! Reng! Tiếng chuông báo thức vang lên. Giờ tôi mới nhận ra minh đã
có một giấc mơ thật đẹp. Và tôi học được một bài học vô cùng lớn. Tôi hiểu những
mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà
tôi càng yêu quý gia đình mình và thêm trân trọng cuộc sống hoà bình hôm nay.