Có
hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi
muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc
xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi
muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm
nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên
cành lá.
Và rồi
hạt mầm mọc lên.
Hạt
mầm thứ hai bảo:
-Tôi
sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp
phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám
côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông
hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch
thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn
đã.
Và rồi
hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một
ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc
lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
(Theo
The Seeds of Life)
GỢI Ý
Mở bài.
Ước mơ, lí tưởng sống là đẹp
như thế nhưng con đường đi đến ước mơ, thực hiện lí tưởng không dễ dàng. Chân
giá trị mỗi người phụ thuộc chính là cách ta nhìn nhận mình, cách ta tận dụng hết
tất cả những gì mình có để sống, để vươn tới ước mơ ,có dám đương đầu với những
khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ. “Câu chuyện của hai hạt mầm” sẽ
dạy mỗi người chúng ta cách tìm cho mình con đường vươn lên. …
Thân bài.
- Truyện “Hai hạt mầm”
sử dụng cách truyền tải thông điệp bằng biểu tượng. Hai hạt lúa đại
diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn
sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho
bản thân mình. Mượn câu chuyện hai hạt mầm, tác giả đã nêu lên và khẳng định
một quan niệm nhân sinh đúng đắn, tích cực: Con người sống phải có ước mơ (mong
muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để biến ước
mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi, thụ động...
chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt.
- Nhiều nhà tư tưởng lớn, những
nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật…
vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước
của mình.
- Cuộc sống rất đa dạng và
phong phú: có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng lắm thử thách gian nan.
Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để sáng tạo, in dấu ấn
trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà chính là động lực thôi
thúc hành động, đạt tới thành công.
- Chính ước mơ là nguồn
gốc, là nơi nâng giấc mơ cho những tài năng trở thành hiện thực. Có
ước mơ,ta chưa hẳn đã có điều mình muốn nhưng chắc chắn một điều
rằng, ta sẽ chẳng có gì nếu thiếu ước mơ! Nhưng điều quan trọng, là
phải có dũng cảm biến ước mơ trở thành sự thật.
- Ước mơ tạo nên bản lĩnh,
là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá
cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc
con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp
hơn.
- Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ
điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ
trở nên yếu hèn. Cuộc sống không ước mơ,
không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống
vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc
đời.
- Mỗi chúng ta cần tự trang
bị cho mình kiến thức và nền tảng giáo dục vững chắc. Cuối cùng, phải biết kiên
trì, nhẫn nại và nỗ lực hết mình. Không thành công nào mà chưa từng trải qua thất
bại, những bài học từ sai lầm đã qua sẽ tôi luyện cho ý chí thêm mạnh mẽ và vững
vàng.
Kết bài.
Người ta vẫn thường nói: ”Đủ
nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”.
Nhưng, bạn có dám theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước để cuộc sống nảy mầm?
THAM KHẢO 1 (Nguồn: theki.vn)
Không bao giờ nên cho kẻ chỉ
giăng buồm lúc mọi nguy hiểm đã qua ra biển. Đời người là một chặng đường
dài với nhiều điều mà ta không thể nào lường trước được, nhưng mỗi chúng ta
dù theo cách này hoặc cách khác đều phải lớn lên phải đi qua mọi giông tố. Câu
chuyện về suy nghĩ và lối sống tích cực của “Hai hạt mầm” đã để lại cho chúng
ta bài học sâu sắc.
Câu chuyện kể về hai hạt mầm
nằm cạnh nhau trên cùng một mảnh đất. Hạt mầm thứ nhất thì muốn vươn lên mạnh
mẽ để đâm chồi, nảy lộc, những điều tốt đẹp trong tương lai, lại được hưởng
ánh nắng sương mai rồi chờ những bông hoa thật đẹp. Hạt mầm thứ hai thì
ngược lại bi quan, nó nghĩ đến những nguy hiểm trong tương lai rồi sợ sệt
không muốn vươn lên và cuối cùng hạt mầm thứ hai bị một chú gà mổ ăn mất.
Con người sống phải có ước
mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó khăn để
biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn nhát, sợ
hãi, thụ động… chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt.
Qua câu chuyện, ta có thể thấy,
suy nghĩ của hạt mầm thứ nhất là suy nghĩ của lối sống tích cực, lạc quan, mạnh
mẽ, sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách luôn mơ ước những điều tốt đẹp
trong cuộc sống. Còn hạt mầm thứ hai lại đại diện cho người có lối sống tiêu cực.
Họ luôn sống bi quan, sợ sệt và đầu hàng trước những khó khăn trong cuộc sống
luôn nghĩ đến những điều trở ngại, thử thách và dễ nản lòng bỏ cuộc.
Câu chuyện đã để lại cho ta
một triết lý, một bài học về cách sống, quan niệm sống sâu sắc. Ở đời, sống phải
có ước mơ (mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai), dám đối đầu với khó
khăn để biến ước mơ thành hiện thực và tỏa sáng. Sống không có ước mơ, hèn
nhát, sợ hãi, thụ động… chỉ nhận được sự thất bại, thậm chí bị hủy diệt.
Chúng ta được sinh ra trên
đời lớn lên được dưới sự bao bọc chăm sóc của gia đình. Khi chúng ta biết
bước đi từng bước vững chãi, biết suy nghĩ bản thân cần gì, muốn gì, là khi
chúng ta có thể lựa chọn con đường cho cuộc hành trình làm người của mình.
Trong cuộc hành trình đó sẽ có những khó khăn, thử thách, những trở ngại mà
chúng ta phải vượt qua. Cuộc sống là bức tranh phong phú đầy màu sắc, mỗi
người sinh ra với nhiệm vụ tô vẽ thêm cho bức tranh đó những điều kỳ diệu và
tốt đẹp. Khó khăn thử thách của cuộc sống không hoàn toàn là trở lực mà chính
là động lực giúp con người thêm trưởng thành trên con đường đến với ước mơ của
mình.
Mỗi con người ai ai cũng ấp
ủ cho mình những ước mơ, khát vọng, đã là ước mơ thì đương nhiên phải đẹp, phải
cao cả. Ước mơ là thứ vô giới hạn và miễn phí chưa cần biết chúng ta có thể đạt
được hay không nhưng một khi có ước mơ con người có mục đích, có lý tưởng
hơn trong cuộc sống. Như là hạt mầm thứ nhất vậy, mặc dù mới là một hạt mầm bé
nhỏ chưa nẩy chồi chưa nở những bông hoa rực rỡ sắc màu, chưa được đón ánh nắng
ấm áp của mặt trời, nhưng hạt mầm đã mơ ước và nghĩ đến những điều tốt đẹp
đó không cần bận tâm mình sẽ phải trải qua những trở ngại nào để lớn lên.
Tại sao sống phải có ước mơ?
Cuộc sống rất đa dạng và phong phú, có cơ hội cho con người lựa chọn nhưng cũng
lắm thử thách gian nan. Hành trình sống của con người là không ngừng vươn lên để
sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. Khó khăn không hoàn toàn là trở lực mà
chính là động lực thôi thúc hành động, đạt tới thành công.
Ước mơ tạo nên bản lĩnh, là
nguồn sức mạnh tinh thần to lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá
cứng” để sống và tận hưởng hương vị, vẻ đẹp của cuộc đời; là động lực thôi thúc
con người tìm tòi, khám phá, đóng góp sức mình làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp
hơn.
Cuộc sống chỉ thực sự có ý
nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử
thách để sinh tồn và phát triển. Sợ hãi trước cuộc sống, không dám làm bất cứ
điều gì, chỉ biết thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động chờ đợi con người sẽ
trở nên yếu hèn.
Cuộc sống không ước mơ,
không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị, nhàm chán, sống thừa, sống
vô ích, con người sẽ chỉ nhận được thất bại, thậm chí có thể tan biến trong cuộc
đời.
Hạt mầm thứ nhất đã đặt ra
mong muốn với ý nguyện nhất định là được mạnh mẽ lớn lên, dũng cảm trưởng
thành, dám mơ ước, dám thể hiện là điều con người nên nhận thức và nên hành động.
Con người để lớn lên về mặt thể xác là điều rất dễ dàng, nhưng lớn lên trong
tâm tưởng là điều đòi hỏi ở con người sự mạnh mẽ, dũng cảm, tha thiết với cuộc
sống.
Ước mơ tiếp thêm cho con
người sức mạnh bản lĩnh trước giông tố của cuộc đời, động lực cho con người
đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa kết trái, thôi thúc con người phát triển, trưởng
thành, dũng cảm, lớn lên mạnh mẽ, bước những bước chân vững chắn trên đường
đời. Cuộc sống chỉ thật sự ý nghĩa khi con người biết mơ ước, biết lạc quan
vươn lên và thành quả chính là sự thành công với ước mơ, là sự mọc lên của một
hạt mầm.
Mạnh mẽ vươn lên dũng cảm, ước
mơ để khẳng định mình chính là bước đệm vững chãi bước đến một cuộc đời tươi
đẹp, còn ngược lại với điều này chính là sự rụt rè, nhút nhát không dám mơ ước
đến những điều tốt đẹp như hạt mầm thứ hai. Sống như vậy con người sẽ bị vùi
dập, gạt ra khỏi cuộc sống.
Chúng ta không nên có lối sống
tiêu cực như thế bởi mỗi người có một cách sống riêng, có một cách nảy mầm
riêng. Cũng như trên cùng một mảnh đất màu mỡ “hai hạt mầm”, lại chọn cách
sinh tồn khác nhau. Hạt mầm thứ hai là đại diện cho những người hèn nhát, luôn
có suy nghĩ tiêu cực về tương lai, sợ sệt trước khó khăn nên vì thế mà
không dám ước mơ. Với những giấc mơ như vậy, họ tưởng tượng ra đủ thứ nghịch cảnh,
để ngụy biện cho sự hèn nhát của bản thân, sống không có ước mơ họ trở thành
những người không có động lực. Họ không có lòng dũng cảm đương đầu với những
thử thách. Họ trở nên sợ sệt, e dè trước những khó khăn cuộc đời. Họ sống rất
thụ động, rất vô nghĩa, chỉ biết nằm im và chờ đợi nhưng lại chẳng thể hiểu
bản thân chờ đợi điều gì, và có đủ bản lĩnh để nắm bắt cơ hội cho mình
hay không?
Hạt mầm thứ hai đã có một
suy nghĩ tiêu cực: “tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật
an toàn đã”. Nó bi quan nghĩ đến những rủi ro và những điều đáng sợ do nó tưởng
tượng ra mà không hề hay biết nhưng hiểm nguy thực sự sẽ đến nuế nó không chịu
vươn mầm. Điều tốt hơn hết mà nó cho rằng là nằm chờ đến khi thật an toàn rồi
mới tính tiếp đến việc nảy mầm. Cái khiến ta nực cười là ở chỗ một khi đã thụ
động rút nhát như vậy, thì đến bao giờ mới có cảm giác thật sự an toàn. Đây
là lỗi suy nghĩ của những con người không có lòng dũng cảm vươn lên và những
người đã quen sống trong sự bao bọc, che chở của người khác, với lối sống như
vậy con người sẽ thất bại trong cuộc sống, bị đào thải và gạt sang một bên giữa
nhịp sống vội vã của cuộc đời, của xã hội.
Chúng ta ai cũng đều biết đến
Beethoven, nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là người dám mơ ước và dũng
cảm sống mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Hồi nhỏ
Beethoven bị khiếm thính sau đó bị điếc hoàn toàn, sau đó nhờ vào ước mơ
cháy bỏng vào sự dũng cảm vượt qua mọi trở ngại. Ông vẫn trở thành một nhà soạn
nhạc vĩ đại nổi tiếng thế giới. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn
nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc khác, nhạc sĩ
và khán giả về sau chúng ta thật khâm phục và ngưỡng mộ ông.
Câu chuyện hai con ếch rơi
xuống hố sâu, một lần nữa nhắc nhỏ chúng ta phải biết vươn lên, đừng bao giờ bỏ
cuộc trước nghịch cảnh. Ếch Xanh và ếch Nâu chẳng may rơi xuống hố sâu. Hố quá
sâu lại không có nước, ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt khiến hai con ếch
nhanh chóng kiệt sức. Bất ngờ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ếch Nâu sau một hồi nỗ
lực tìm lối thoát đã bỏ cuộc và oán trách số phận. Còn ếch xanh vẫn cứ kiên trì
nhảy…nhảy…nhảy. Cuối cùng, nó cũng đã nhảy được ra khỏi hố. Nó liền chạy ngay
vào rừng kêu gọi mọi người tới giúp. Thế nhưng, khi mọi người tới, ếch Nâu đã chết
từ lức nào. “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”
Trong cuộc sống bên cạnh những
người có mơ ước, không ngừng vươn lên để đạt được những thành quả tốt đẹp,
cũng có không ít người luôn sợ hãi, rụt rè, nhút nhát trước những khó
khăn, thử thách của cuộc sống. Sống không có ước mơ, không học được cách lớn
lên và trưởng thành. Ngoài ra có những người có ước mơ nhưng đó lại là những
ước mơ nhỏ nhặt, vị kỉ, không mang ý nghĩa cao cả, tốt đẹp. Đó là những ham
muốn cá nhân không phải là ước mơ cao đẹp, những người những việc làm như vậy
đáng bị chỉ trích, phê phán và dễ bị đào thải giữa cuộc sống hối hả, tấp nập của
con người.
Qua câu chuyện “Hai hạt mầm”,
ta rút ra được bài học, hãy luôn mạnh mẽ vươn lên trong mọi hoàn cảnh, dũng cảm
lớn lên dám ước mơ, dám thể hiện. Chúng ta là những người trẻ những người
đang sống trong khoảng thời gian đẹp nhất tràn đầy sức sống nhất của đời
người. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những con người sống có lý tưởng, có
ước mơ, khát vọng, luôn ước mơ không ngừng cố gắng để vượt lên. Ta được ước
mơ, khẳng định chính mình, có như vậy ta mới có thể có một cuộc sống ý
nghĩa, trở thành người có ích cho xã hội. Lòng can đảm đưa con người đến với
vinh quang, tính hèn nhát dẫn con người đến cái chết.
Khi chúng ta mong ước cuộc
đời không nghịch cảnh, hãy nhớ rằng cây sồi trở nên mạnh mẽ trong gió ngược
và kim cương hình thành dưới áp lực. Cuộc đời con người không thể tránh khỏi
những khó khăn thử thách, nhưng hãy nhớ một điều, đủ nắng hoa sẽ nở, đủ hương
gió sẽ bay, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy. Hãy vứt bỏ lối sống tiêu cực.
Hãy chọn cách sống tích cực, cách suy nghĩ tích cực nhất để bản thân được nảy
mầm một cách hoàn thiện.
THAM KHẢO 2
Tôi có một câu hỏi khá thú vị: nếu mỗi người trong chúng ta là một hạt giống, vậy đâu là lúc ta thực sự nảy mầm? Có phải khi vừa chào đời không? Theo tôi là không. Giây phút thiêng liêng đó chỉ thực sự bắt đầu khi ta bắt rễ vào cuộc sống dung nạp nguồn dinh dưỡng và tìm cho mình con đường vươn lên. Nếu bạn còn bối rối, “Câu chuyện của hai hạt mầm” sẽ dạy mỗi người chúng ta về… cách nảy mầm!
Truyện kể về cuộc đời của hai hạt mầm “nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ”. Hạt mầm thứ nhất mang trong mình khát vọng được “bén rễ sâu vào lòng đất”, nó háo hức muốn lột xác để nhanh chóng cảm nhận cuộc sống rực rỡ sắc màu. Thế là hạt mầm ấy mọc lên! Hạt mầm thứ hai hoàn toàn ngược lại, sự sỡ hãi làm nó chỉ muốn sống mãi trong lớp vỏ màu xanh, không muốn trưởng thành. Đối với nó, cuộc sống đầy rẫy những bất trắc, khó khăn. Và vì ngoan cố không chịu nảy mầm, cuối cùng nó bị một con gà “mổ đi ngay lập tức”. Câu chuyện khép lại với nhiều nụ cười ý vị. Chắc rằng tất cả chúng ta đều ca ngợi hạt giống thứ nhất vì lòng dũng cảm và mỉa mai hạt còn lại vì đã sống đớn hèn. Thế nhưng, thử một phút lắng lòng và đặt mình vào “mảnh đất màu mỡ ấy”, liệu ta sẽ trở thành hạt mầm nào? Liệu ta có dám dũng cảm vươn tới “sự ấm áp của mặt trời” hay lo sợ rằng “không biết sẽ gặp phải điều gì nơi tối tăm đó”? Câu trả lời dành cho mỗi chúng ta, nhưng bản thân câu chuyện chính là bài học tuyệt với về lòng dũng cảm – chìa khóa của sự thành công.
Lòng dũng cảm – Cội rễ của mọi nguồn sức mạnh!
Từ bé, hẳn rằng ai cũng dược cha mẹ bảo ban dạy dỗ, rằng dũng cảm là không sợ hãi bất cứ điều gì, là sống anh dũng, hiên ngang, là “phải có danh gì với núi sông”. Tóm lại, dũng cảm là dám sống! Sống có ý nghĩa, sống có mục đích, có ước mơ, chứ không phải sống vật vờ nhờ oxi, sống thụ động như các loài sinh vật khác. Có rất nhiều người đã trở thành những hạt mầm vươn cao tới ánh sáng nhờ biết sống, dám sống! Như một nữ văn hào người Mĩ, từng nổi tiếng với câu nói “Tôi đã khóc khi không có giày để mang, cho tới khi tôi nhìn thấy một người không có chân để mang giày” – là một người tàn tật. Nhưng vượt lên tất cả, bà đã dùng tài năng chứng minh cho cả thế giới thấy khiếm khuyết thân thể không làm bà gục ngã. Người phụ nữ ấy đã dũng cảm sống phần đời của mình, dũng cảm chấp nhận định mệnh nghiệt ngã để biến nó thành động lực mạnh mẽ khôn cùng. Như vậy, dũng cảm còn là dám ước mơ. Hạt mầm thứ nhất trong câu chuyện dũ chưa hề đâm rễ xuống mặt đất cứng, dù chưa “nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân”, dù chưa “cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá”, vẫn cứ hình dung cuộc sống thật nên thơ và tươi đẹp! Đó là gì nếu không phải là ước mơ, không phải là niềm tin vào tương lai phía trước? Chính ước mó là nguồn gốc, là nơi nâng giấc mơ cho những tài năng trở thành hiện thực. Có ước mơ, ta chưa hẳn đã có điều mình muốn nhưng chắc chắn một điều rằng, ta sẽ chẳng có gì nếu thiếu ước mơ! Đã là ước mơ thì phải đẹp, phải cao cả, phải xứng đáng để ta phần đấu trọn đời. Người ta vẫn thường nói, giấc mơ miễn phí, vì vậy, đừng hà tiện cho bản thân được sống trong những giấc mơ đẹp nhất. Nhưng điều quan trọng, là phải có dũng cảm biến ước mơ trở thành sự thật. Phải phấn đấu không ngừng để rồi sẽ có ngày: “Và hạt mầm mọc lên!”. Phần thưởng của lòng dũng cảm?
Không chỉ có thế, dũng cảm còn là dám nhìn lại chính mình. Bởi con người dẫu sao vẫn chỉ là một sinh vật bất toàn, một vòng tròn chưa hoàn hảo. Người dũng cảm là người dám nhìn thấy những khuyết điểm, những méo mó của bản thân để từng ngày hoàn thiện. Ai dám bảo dũng cảm thì không có lúc yếu đuối? Không có những chông chênh? Không có những yếu lòng? Nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp con người đứng vững, giữ con người không bước qua khỏi ranh giới Thiện – Ác. Chính vì lẽ ấy, sức mạnh của con người để sống giữa cuộc đời này chính là sở hữu lòng dũng cảm.
Sự hèn nhát – Khắc tinh của cuộc sống!
Hèn nhát là kẻ thù số một nếu ta có ý định sống tốt, sống có ý nghĩa. Bởi nó sẽ “giúp” chúng ta đóng mọi cánh cửa vào đời. Kẻ hèn nhát
là kẻ đầu môi luôn
chực chờ hai chữ “Tôi sợ…”. Như hạt mầm thứ hai kia, chưa hề bắt rễ vào đất mẹ, nó đã sợ hãi, đã hoang mang với những điều không hay dẫu chỉ trong tưởng tượng. Mặc dù thật thà thú
nhận rằng, nó
“không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm xa xôi đó”, nhưng nó vẫn không đủ can đảm sống cuộc đời khác. Mỗi chúng
ta, nếu cứ sống hèn nhát, sống mãi với những lắng lo tủn mủn, cơ hội sẽ đi qua lúc nào không hay biết. Một cuộc sống tươi đẹp, một tình yêu hạnh phúc, một con người toàn thiện…là những điều không bao giờ xuất hiện trong đời một kẻ hèn nhát.
Họ giống như hạt mầm đáng thương kia, chỉ biết “nằm im và chờ đợi”. Xã hội ta ngày
nay dù ngày càng năng động, văn minh, vẫn không hề thiếu những người như thế. Họ là ai? Gần ta nhất là những cậu ấm cô chiêu đã quen với sự bảo bọc của cha mẹ, gia đình. Họ sợ vào đời vì sợ gặp hiểm nguy, bất trắc, cam chịu sống trong vòng tròn an toàn giả tạo của riêng mình. Tôi nhớ đến câu nói
của hạt mầm: “Tôi nên nằm đây cho đến khi cảm thấy thật sự an toàn đã”. Thật nực cười, nếu đã hèn nhát, đã sợ hãi, thì biết đén khi nào mới là lúc “thật sự an toàn”? Chẳng bao giờ cả! Chính vì vậy, hèn nhát là người bạn vô cùng thân thiết của Tiếc Nuối, của Giá Như,… Không dám sống, đến khi nhắm mắt xuôi tay
mới ân hận vì đã phí hoài cuộc đời duy nhất. Không
dám cống hiến, đến cuối cùng mới tiếc nuối không ai
nhận ra tài năng. Không dám yêu thương, đến cuối cùng mới nhận ra mình
chưa từng hạnh phúc… Đập và xây –
cái nào dễ hơn những tưởng ai cũng rõ. Vậy mà dũng cảm và hèn nhát – đã không ít kẻ chọn lối sống thứ hai. Để rồi một ngày nọ bị “một chú gà đi loanh quanh mổ ngay lập tức”…
Câu chuyện là bài học thâm thúy và đầy ý nghĩa về thái độ sống của con người. Ai đó đã nói “Đời thay đổi khi
chúng ta thay đổi”, nên nếu ta dám dũng cảm sống, dám ước mơ và nảy mầm, ta sẽ được cuộc đời đón nhận. Nhược bằng ta
trung thành với lối sống an toàn, hèn nhát, sợ hãi, sớm muộn ta cũng trở nên vô dụng, bị đào thải không thương tiếc. Mặt khác, câu chuyện còn là một lời nhắc nhở, cảnh tình rằng: cơ hội không đến hai lần. Hóa
công ban cho chúng ta sự sống chính là thứ cơ hội thiêng liêng, cao quí bậc nhất. Ta không nên để nó vụt qua chóng vánh, vô nghĩa. Có khó gì đâu, mỗi ngày nếu biết soi lại tâm hồn mình một chút, mạnh mẽ hơn một chút, sống đẹp hơn một chút, là ta đã tôi luyện cho mình lòng dũng cảm – đức tính cần thiết để sống giữa đời. Với riêng
tôi, câu chuyện còn nhắc đến một ranh giới mong
manh giữa sự Hèn Nhát và Cân Nhắc. Hạt mầm thứ hai không phải không có lí khi lo sợ, nhưng nếu nó chỉ dừng lại ở sự cân nhắc, và vẫn dũng cảm vươn mình, có lẽ kết cục đáng tiếc đã không bao giờ xảy ra. Hình ảnh chú gà cuối truyện lại chính là tượng trưng cho qui luật đào thải của cuộc sống: những kẻ lãng phí cơ hội sống mà Thượng Đế ban cho,
những kẻ hèn nhát,
ỷ lại, lười biếng, rồi sẽ nhận được số không
tròn trĩnh…
Người ta vẫn thường nói:” Đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong
chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”, nhưng bao nhiêu dũng cảm là đủ để bắt đầu cuộc sống nảy mầm?
(Phạm Thúy Vy – Cựu HS Chuyên
Văn Lương Thế Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai.)
THAM KHẢO 3( Nguồn: vanmau)
Đã
có ý kiến cho rằng “ước mơ có thành công hay không phụ thuộc
vào những gì bạn
làm ngày hôm nay”. Đúng như vậy, trong cuộc sống mỗi con người phải có những ước mơ để vươn lên, để sống cho ra sống, để có
được thành công và hạnh phúc của
chính mình. Nhưng thực hiện để thành công hóa ước mơ là một điều
không dễ, nó là cả một nỗ lực phấn đấu của
con người. Mượn hình ảnh hai hạt mầm và câu chuyện về
chúng, câu chuyện
hai hạt mầm đã
gây ra một quan niệm sống rất
tích cực, sống phải có ước mơ cao đẹp dám đương đầu với những
khó khăn, thử thách để thực hiện ước mơ.
Chuyện “hai hạt mầm” kể về cách nghĩ và dẫn đến
hành động giữa
chúng, hạt mầm thứ nhất muốn lớn
lên, bén rễ, đâm chồi nảy lộc, nở hoa
dịu dàng nên đã mọc lên. Hạt mầm thứ hai
sợ đất
sâu tối tăm, sợ trồi non bị côn
trùng nuốt, sợ trẻ con đùa nghịch vật
hoa nên đã nằm im chờ đợi và
thấy đây là một
cách an toàn, thế nhưng kết cục là bị gà
mổ tức khắc. Mượn
câu chuyện của hạt mầm
tác giả đã nêu lên và khẳng định một quan niệm
nhân sinh, đúng đắn,
tích cực. Con người sống phải có
ước mơ, mong muốn những điều tốt đẹp
trong tương lai, dám đối đầu với
khó khăn để biến ước mơ thành
hiện thực và
tỏa sáng. Sống
không có ước mơ, hèn nhát, sợ hãi thu động
chỉ nhận được thất bại,
thậm chí là sự hủy diệt là
lối sống đảng phê bình.
Cuộc sống rất đa dạng
và phong phú, có cơ hội cho con người lựa chọn, nhưng cũng lắm thử
thách gian nan. Hành trình sống của con người là
không ngừng vươn lên để
sáng tạo, in dấu ấn trong cuộc đời. khó khăn không hoàn toàn là trở lực và
là động lực
thôi thúc hành động để đạt đến thành công. Hành động của
con người dựa vào những
gì mà họ mong muốn.
Cuộc đời như một đường chạy, đường
chạy nó không hề bằng
phẳng mà rất
nhiều chông gai, thử thách. Đó là những khó khăn mà chúng ta phải vượt
qua, đã ước mơ thì đó là điều dĩ nhiên mà chúng ta phải làm. Gặp
khó khăn không phải sợ sệt mà
phải vượt
qua chúng, học được những bài học, từ đó con người ta
trưởng thành hơn đến gần với những ước mơ mà ta
mong muốn hơn.
Ước mơ tạo
nên bản lĩnh là nguồn sức mạnh tinh thần to
lớn giúp con người vượt qua khó khăn “xuyên qua đá
cứng”, để sống và tận hưởng hương vị vẻ đẹp của cuộc đời. Ước mơ là động lực thôi thúc con người tìm tòi, khám phá, đóng
góp sức mình làm cho cuộc sống
trở nên tươi đẹp hơn. Mỗi con
người sống là để ước mơ, vì vậy nó là cái nền tảng,
cái gốc rễ cho
tinh thần vượt
khó, cho hành động
không ngừng của
con người. Ước mơ giúp
con người ta có hướng sống tích cực,
có suy nghĩ tích cực, từ đó có hành động tích cực.
Suy cho cùng, ước mơ nuôi dưỡng tốt cả lý
trí và hành động của con người.
Người sống không có ước mơ chẳng
khác nào đèn có giàu mà không cháy, suốt có
bấc mà không bùng. Đó là những con người thụ động,
sống không hành động là gánh nặng của xã
hội, của cộng đồng.
Cuộc sống
chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ lực vượt
khó, chinh phục mọi thử
thách để sinh tồn và
phát triển. Ngược lại sợ hãi
trước cuộc sống,
không dám làm bất cứ điều
gì, chỉ biết
thu mình trong vỏ bọc hèn nhát, thụ động,
chờ đợi
con người sẽ trở nên
yếu hèn. Xã hội chỉ chấp nhận và
tôn vinh những người biết ước mơ và hiện thực
hóa ước mơ của
mình. Đó là những lối sống
lành mạnh, từ ý
nghĩ cho đến hành động, đó là những con người trưởng thành mạnh mẽ và
cứng cỏi.
Trong suy nghĩ của
chính họ và cộng đồng thì cuộc sống quả là
có ý nghĩa, bởi mình đã tận hưởng
và tận hiến.
Nhưng đối nghịch với đó chính là những con người sống thụ động, khiến cuộc sống dần mất đi
thiên chức và ý nghĩa của nó. Con người lịch sự
không nên sống theo lối sống
nhút nhát, ít suy nghĩ và hành động
như vậy.
Cuộc sống
không ước mơ, không dám đương đầu với thực tế là cuộc sống vô vị,
nhàm chán, sống thừa, sống vô
ích, con người chỉ có thể sẽ chỉ nhận được thất bại,
thậm chí có thể tan biến
trong cuộc đời.
Con người sinh ra là để cống
hiến và hưởng
thụ ước mơ và hành động.
Đó là mốc quan hệ tất yếu
trong sự sống của con người.
Cuộc sống
mà không ước mơ khiến ta
chỉ như một khối
xác thịt mà không suy nghĩ. Đó đã là điều không nên, hơn nữa xã
hội là một cộng đồng
mà tất cả mọi người đều ước mơ và hành động.
Nếu chỉ
mình ta sống thụ động,
thì đó là một điều riêng biệt
đáng chê trách. Nói tóm lại,
con người sống phải có
ước mơ hành động để cuộc sống trở nên
có ý nghĩa hơn.
Trong
thực tế, cuộc sống
có biết bao tấm gương sống để ước mơ, để hành động
và để thành công. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
là một người như vậy,
liệt hai tay từ thuở còn
nhỏ, bất hạnh hơn so
với bạn bè
cùng trang lứa rất nhiều lần. Thế nhưng, ước mơ được đi học đã thôi thúc con người đầy nghị lực đó vẫn
lên. Thày đã tập viết bằng
chân, có những lúc cơn chuột
rút tái phát, đau đớn vô
cùng nhưng đó chỉ là những
chuyện nhỏ đối với thầy. Bằng Mọi sự cố gắng
thầy đã viết bằng chân rất đẹp trở
thành một người thầy đáng quý của toàn dân tộc Việt
Nam. Hai cô gái vàng của thể thao Việt
Nam Nguyễn Ánh Viên là người đoạt huy chương vàng môn bơi lội
trong SEA Games nhưng đằng
sau vinh dự đó là có bao cố gắng
Bao nỗ lực vươn qua khó khăn gian khổ của
Ánh Viên… Đó là những tấm gương sáng ngời đáng để mọi người
nhìn theo và học tập.
Tuy
nhiên bên cạnh những người có
ước mơ không ngừng vươn lên để
sáng tạo cũng còn không ít người sợ hãi né tránh gian khổ khó khăn. Dường như đối với họ khó khăn thật sự
không thể vượt
qua là một điều mà
dường như khi gặp nó
là họ bất lực. Đó là cách sống thụ động đáng phê phán. Hãy bên cạnh những ước mơ cao đẹp của cộng đồng
cũng có những ước mơ vụn vặt tầm thường ích kỷ vụ lợi cá nhân. Thuộc có những
người có ước mơ mà không hành động
thì đó cũng là điều
đáng chê trách. Shakespeare đã từng
khẳng định “ước mong mà không làm theo
hành động, thì dù hi vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích…”
Câu
chuyện hai hạt mầm vừa là
lời khuyên, vừa là động lực, cũng là lời phê phán. Trong xã hội ta nên biểu dương
những người có
ước mơ, có nghị lực vươn lên. Ước mơ của họ cũng là ước mơ của xã
hội của cộng đồng,
đó là những ước mơ chân chính cố gắng vươn lên, cố gắng
hành động sẽ đạt được mục đích, được xã
hội kính trọng.
Ngược lại câu chuyện
còn là lời phê phán những người sống không có ước mơ, chủ động, ngại
khó, ngại khổ,
không có ý chí, nghị lực. Đó là những người yếu đuối trước khó khăn, không kiên trì
chỉ biết
kêu ca để thời
gian trôi đi một cách phí phạm, là một cuộc sống
vô nghĩa, sống hoài, sống phí.
Qua
câu chuyện “hai hạt mầm”, chúng ta như được thức tỉnh
giấc mơ.
Tuy nhiên ước mơ trong cuộc sống phải là
một ước mơ cao đẹp, vì xã hội
thì mới đáng trân trọng. Nếu là
những ước mơ cá nhân, những tư lợi riêng thì phần nào đã quay ngược lại với ý
nghĩa nhân sinh của
câu chuyện. Hơn nữa ước mơ là cái gốc, cái nền cho
mọi suy nghĩ, hành động của
chúng ta. Có ước mơ tốt
thì dĩ nhiên nó sẽ sản sinh ra ý nghĩ rất tốt,
và hành động tốt, hoặc ngược lại. Nói như vậy, ta không quá đề cao vai trò của ước mơ mà quên đi cái nhiệm vụ thực tại. Ước mơ cao đẹp, hành động
chính đáng mới đúng là người hoàn thiện.
Bản thân chúng ta đang là học sinh ngồi
trên ghế nhà trường,
phải không ngừng
hành động để xây
dựng tương
lai tốt đẹp hơn. biểu hiện đó chính là những ước mơ tốt đẹp, là cố gắng học tập để hiện thực
hóa ước mơ đó và đó là sự rèn luyện để xây dựng một tương
lai tốt đẹp hơn. Đó chính là một viên gạch
nhỏ, từ
ngay ngày đầu hôm nay để sau này bồi đắp một
ngôi nhà mà chúng ta luôn tự hào
về ngôi nhà đó, ngôi nhà của thành công, giấc mơ của vinh dự và
của sự nỗ lực.
Qua
câu chuyện “hai hạt mầm”, chúng ta đã phần nào ý thức được vai trò của ước mơ và hành động. Ước mơ cao đẹp phải đi
đến với
hành động, phải
dám đương đầu với khó khăn, thử thách để hiện thực mơ ước.
Và cuộc sống
phải trọn vẹn, ước mơ phải
hoàn chỉnh thì đó mới là cuộc sống đúng nghĩa, như Tố Hữu đã viết.
“Nếu là con chim chiếc lá,
Con
chim phải
hót chiếc lá
phải
xanh.”
Một câu chuyện đơn giản nhưng biết
bao ý nghĩa rút ra từ đó,
chúng ta phải hành động ngay từ hôm
nay để sau này nhìn quay lại ta không phải ân hận vì
những năm tháng đã sống hoài, sống
phí.