Đồng
chí ! Ôi tiếng gọi sao mà thân thương tha thiết quá. Nó biểu hiện thật đầy
đủ tình đồng đội của anh bộ đội Cụ Hồ thời kháng Pháp. Cảm nhận được tình cảm
vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ -
chiến sĩ đã xúc động viết bài thơ Đồng chí. Với lời thơ chân chất, tràn đầy
tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc. Cái đẹp trong khó
khăn, thiếu thốn và nhất là cái đẹp trong tình đồng chí, đồng đội, thắm thiết,
sâu nặng :
Quê hương anh nước mặn đồng
chua
làng tôi nghèo đất cày lên
sỏi đá
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn
quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên
đầu
Đêm rét chung chăn thành
đôi tri kỉ
Đồng chí !
Đọc Đồng chí, cảm nhận chung của chúng ta là người lính cách
mạng trong kháng chiến chống Pháp xuất thân từ nông dân. Hình ảnh họ được Chính
Hữu mô tả chân thực, giản dị mà cao đẹp. Đoạn mở đầu này có bảy dòng, theo ba
cặp và cuối cùng dồn lại ở một từ : Đồng chí. Một sự lí giải tình đồng chí của
nguời lính.
Bài thơ mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh:
“Quê hương anh nước mặn
đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên
sỏi đá”
Hai
câu thơ giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất
thân là nông dân. Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của
hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Họ đều là con
em của những vùng quê nghèo khó, là những nông dân ở nơi “nước mặn đồng chua”
hoặc ở chốn “đất cày lên sỏi đá.Hình ảnh “quê hương anh” và “làng tôi” hiện lên
với biết bao nỗi gian lao vất vả, mặc dù nhà thơ không chú ý miêu tả. Nhưng
chính điều đó lại làm cho hình ảnh vốn chỉ là danh từ chung chung kia trở nên
cụ thể đến mức có thể nhìn thấy được, nhất là dưới con mắt của những người con
làng quê Việt Nam. Thành ngữ dân gian được tác giả vận dụng rất tự nhiên, nhuần
nhuỵ khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung được những miền quê nghèo khổ,
nơi sinh ra những người lính. Khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ
sẵn sàng ra đi và nhanh chóng có mặt trong đoàn quân chiến đấu bảo vệ Tổ
Quốc.Hai câu thơ theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn
tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở
thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
Trước
ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”:
“Anh với tôi đôi người xa
lạ
Tự phương trời chẳng hẹn
quen nhau”
Những
câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Họ hiểu nhau, thương
nhau, tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vốn có từ lâu giữa những
người nghèo, người lao động. Nhưng “tự phương trời” họ về đây không phải do cái
nghèo xô đẩy, mà họ về đây đứng trong cùng đội ngũ do họ có một lí tưởng chung,
cùng một mục đích cao cả: chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Hình ảnh : “Anh – tôi”
riêng biệt đã mờ nhoà, hình ảnh sóng đôi đã thể hiện sự gắn bó tương đồng của
họ trong nhiệm vụ và lí tưởng chiến đấu:
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”. “Súng” và “đầu” là hình ảnh đẹp, mang ý nghĩa
tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu và lý
tưởng cao đẹp. Điệp từ “súng” và “đầu” được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh tình
cảm gắn bó trong chiến đấu của người đồng chí.
Tình đồng chí nảy nở bền
chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình
tri kỉ của những người bạn chí cốt mà tác giả biểu hiện bằng một hình ảnh thật
cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm
rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Đêm Việt Bắc thì quá rét, chăn lại quá nhỏ,
loay hoay mãi không đủ ấm. Đắp được chăn thì hở đầu, đắp được bên này thì hở
bên kia. Chính trong những ngày thiếu thốn, khó khăn ấy từ “xa lạ” họ đã trở
thành tri kỉ của nhau. “Tri kỉ” là người bạn thân thiết hiểu rất rõ về ta. Vất
vả nguy nan đã gắn kết những người đồng chí khiến họ trở thành người bạn tâm
giao gắn bó. Những câu thơ giản dị mà
hết sức sâu sắc, như được chắt lọc từ cuộc sống, từ cuộc đời người lính gian
khổ. Bao nhiêu yêu thương được thể hiện qua những hình ảnh vừa gần gũi vừa tình
cảm hàm súc ấy. Chính Hữu đã từng là một
người lính, đã trải qua cuộc đời người lính nên câu thơ bình dị mà có sức nặng,
sức nặng của tình cảm trìu mến, yêu thương với đồng đội. Hình ảnh thật giản dị
nhưng rất cảm động.
Từ trong tâm khảm họ, bỗng
bật thốt lên hai từ « đồng chí ». Từ “đồng chí” được đặt thành cả một dòng thơ
ngắn gọn mà ngân vang, giản dị mà thiêng liêng. Từ “đồng chí’ với dấu chấm
cảm như một nốt nhấn đặc biệt mang những
sắc thái biểu cảm khac nhau, nhấn mạnh sự thiêng liêng cao cả trong tình cảm
mới mẻ này. Đồng chí là cùng chí hướng, cùng mục đích. Nhưng trong tình cảm ấy
một khi có cái lõi bên trong là « tình tri kỉ » lại được thử thách, được tôi
rèn trong gian khổ thì mới thực sự vững bền. Không còn anh, cũng chẳng còn tôi,
họ đã trở thành một khối đoàn kết, thống nhất gắn bó. Như vậy, trong tình đồng
chí có tình cảm giai cấp (xuất thân từ nông dân), có tình bạn bè tri kỉ và có
sự gắn bó giữa con người cùng chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu. Và khi
họ gọi nhau bằng tiếng “đồng chí” họ không chỉ còn là người nông dân nghèo đói
lam lũ, mà họ đã trở thành anh em trong cả một cộng đồng với một lý tưởng cao
cả vì đất nước quên thân để tạo nên sự hồi sinh cho quê hương, cho dân tộc. Câu
thơ vẻn vẹn có hai chữ như chất chứa, dồn nén bao cảm xúc sâu xa từ sáu câu thơ
trước và khởi đầu cho những suy nghĩ tiếp theo. Quả thật ngôn từ Chính Hữu thật
là hàm súc.
Với
ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực, gợi tả, có sức khái quát cao nhằm diễn
tả cụ thể quá trình phát triển của một tình cảm Cách mạng thiêng liêng: Tình
đồng chí - một tình cảm chân thực không phô trương mà lại vô cùng lãng mạn và
thi vị. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí
là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất. Dường như Chính Hữu đã thổi vào
linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm
cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.