Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn đã gây nên bao cảnh mịt mù,đau thương .Các nhà văn nhân đạo đều xót xa , trân trọng và tập trung viết về họ- người phụ nữ . Có rất nhiều tác phẩm được viết về đề tài này như là truyện Kiều của Nguyễn Du hay “ chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đó đều là những tác phẩm khiến người đọc phải não nùng , búc xúc mỗi khi giở lại. Nguyễn Du đã từng thống thiết kêu lên:
“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Đó là những lời xót xa của Nguyễn Du khi viết về cuộc sống của những người phụ nữ trong xã hội mà ông đang sống . Dường như ông thấu hiểu sự đau khổ và bất lực của những người phụ nữ trong xã thời phong kiến , cái xã hội thối nát , đầy rẫy những sự bất công và trọng nam khinh nữ .Tất cả những người phụ nữ ở thời đại đó đều thùy mị , đảm đang nhưng chỉ vì những thế lực phong kiến , những cách nghĩ mu muội mà cuộc đời họ đã chịu nhiều khổ cực . Mỗi người họ đều có một cuộc đời riêng , một nỗi đau khổ riêng , nhưng họ đều có đặc điểm chung là bạc mệnh . Ta có thể thấy điều đó qua nhân vật Vũ Nương trong " chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều trong " Truyện kiều " của Nguyễn Du .
Người phụ nữ ngày phong kiến xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt . Ở Vũ Nương , nàng " thùy mị , nết na , lại thêm tư dung tốt đẹp " . Khi lấy Trương Sinh , biết chàng có tính hay ghen nên nàng " cũng giữ gìn khuôn phép , chưa từng lúc nào để vợ chồng xảy ra bất hòa " . Nàng luôn một lòng , một dạ quý chồng thương con nên khi chàng Trương đi lính , nàng " không mong được đeo ấn phong hầu , chỉ cần ngày về được mang theo hai chữ bình yên " . Có thể thấy , nàng là người con gái hiền lành , chất phác , cưới chàng Trương , nàng không hề mong danh lợi hay vinh hoa , phú quý mà chỉ vì một mong ước rất bình thường mà người phụ nữ nào cũng muốn " thú vui nghi gia , nghi thất " . Khi chàng Trương đi lính , Vũ Nương một mình nuôi con , hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như mẹ đẻ của mình . Lúc mẹ chồng bị bệnh , nàng đã hết mực khuyên lơn , rồi khi bà mất , nàng làm ma chay , tế lễ chu đáo , nuôi con khôn lớn chờ đợi ngày Trương Sinh trở về . Đó là những nét đẹp về ngoại hình và cả trong tâm hồn của người phụ nữ xưa . Và đăc biệt phải kể đến cả Thúy kiều , một người con gái tài sắc vẹn toàn . Khi cha bị nghi oan , không có tiền để cứu cha , nàng đã bán mình chuộc cha dù đã có lời thề non hẹn biển với Kim Trọng . Từ đó , nàng đã không biết bao nhiêu lần rơi vào tay của những tên bán người như Tú Bà , Sở Khanh , Mã Giám Sinh… lừa gạt . Ở nơi đất khách quê người , bị đẩy vào những chốn lầu xanh , nàng vẫn lo nghĩ cho Kim Trọng , cho cha mẹ mình hơn cả bản thân. Nàng nhớ đến Kim Trọng , nhớ đến những ngày thánh cùng chàng nguyện ước . Nàng lo không biết ai sẽ chăm lo cho cha mẹ , ai sẽ quạt cho cha mẹ mỗi khi hạ đến , ai sẽ ủ chăn cho cha mẹ mỗi khi sang thu .Một tâm hồn thủy chung và cao thượng .Họ , những người phụ nữ phong kiến đều là những con người đẹp người đẹp nết . Họ một lòng chung thủy , hiếu thảo với cha mẹ , luôn hêt lòng chăm sóc gia đình thật tốt và chu đáo .
Những người phụ nữ đẹp là thế , tâm hồn thanh cao là vậy , nhưng đáng tiêc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ , hồng nhan thì bạc phận . Với Vũ Nương , sau khi chồng về , tưởng rằng gia đình sẽ xum vầy trong hạnh phúc nhưng không ngờ số phận bạc bẽo đã xảy ra với nàng .Trương Sinh đi lính trở về và đứa con của chàng lúc đó đã biết nói. Tin lời của 1 đứa trẻ ngây ngô mà Trương Sinh đã đem lòng nghi oan cho Vũ Nương. Chàng bảo thủ , khăng khăng , nhiếc mắng và đánh đuổi Vũ Nương 1 cách thậm tệ. Bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn của dân làng, không thèm nghe những lời giải thích của Vũ Nương, Trương sinh Với cái tính ích kỉ, sự ghen tuông quá đỗi đã đẩy Vũ Nương đến ngõ cụt. Nàng phải lấy cái chết để giữ trong trắng cho bản thân mình . Nhưng cái chết đó không hề làm lương tâm Trương Sinh day dứt. Thật quá bất công. Cái chết của nàng không chỉ tố cáo tính cách của chàng Trương , mà còn tố cáo cả xã hội phong kiến thời bấy giờ . Với chế độ nam quyền thối nát , độc đoán , nó đã làm cho phụ nữ lúc bấy giờ phải chịu rất nhiều những oan trái ,tủi nhục không đáng có.Chỉ vì cái xã hội trọng nam khinh nữ , cái xã hội người phụ nữ luôn ở mức thấp hèn mà nàng đã phải ôm nỗi đau không được giải oan mà tự vẫn .
Không những Vũ Nương mà còn có rất nhiều người phụ nữ phải chịu những đau đớn đó. . “Phận đàn bà” trong xã hội ấy là “ đau đớn” , là “ bạc mệnh” , là tủi nhục không kể xiết. Như là Vương Thúy Kiều trong “truyện Kiều”-tiếng kêu thương thống thiết , ai oán , não nùng của đại thi hào dân tộc “ Nguyễn Du”. Số phận của nàng còn lênh đênh hơn nhiều Vũ Nương . Lần này , dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc. Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp . Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều.Để có tiền cứu cha và em trai của mình , nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong . đo đếm , cò ke, ngã giá... Và từ tay Mà Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà , mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp , tài năng, và đã sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo , dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở khanh lừa nàng , buộc nàng trở thành một cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục .Đau đớn thay !! Từ một cô gái trong trắng , đức hạnh, nàng đã trở thành một món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi. Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh , bèo dạt , mây trôi và lưu lạc 15 năm trời , đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu .
Vũ Nương và Thúy Kiều thật đáng thương !Họ dường như đại diện cho tầng lớp phụ nữ ngày xưa . Họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do . Thật bất công! Những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó.Nhưng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.
Đọc tác phẩm " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ và " Truyện Kiều " của Nguyễn Du , ta càng hiểu thêm và đồng cảm với những kiếp người bạc mệnh như các nhân vật chính trong truyện , và giúp ta bồi đắp lòng yêu thương con người và trân trọng vẻ đẹp cuả người phụ nữ Việt Nam.