Nguyễn Quang Sáng là một trong
những cây bút nổi tiếng trong dòng văn học hiện đại. Ông đã từng là người lính
nên ông có những cảm nhận sâu sắc về cuộc đời và hoàn cảnh trong chiến tranh.
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là tác phẩm chiếc lược ngà. Trong
tác phẩm thì nhân vật bé Thu cho ta thấy được khá rõ tình cảm sâu đậm của cha
con. Em rất thích nhân vật này, vậy chúng ta cùng tìm hiểu nhân vật bé Thu.
Bé Thu có một người cha đang đi
lính. Khi cha bé Thu trở về nhà thì lúc đó bé Thu đã được tám tuổi. Bé Thu
không nhận ông Sáu là cha của bé Thu là cha. Vì vết sẹo bên má phải nhìn rất
đáng sợ và không giống với hình chụp với mẹ bé Thu mà bé Thu đã biết. Khi ông
Sáu phải trở về căn cứ thì lúc đó bé Thu đã nhận ông Sáu là cha. Ông Sáu đã hứa
khi trở về sẽ tặng cho bé Thu một chiếc lược.
Xuyên suốt cả tác phẩm thái độ của
bé Thu có nhiều thay đổi. Nhưng tính cách của cô bé đã được tác giả khắc họa
rất tinh tế và nhạy bén là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc khi bé
Thu kiên quyết không nhận ông Sáu là cha. Lần đầu tiên được gặp ông Sáu và cũng
là lần đầu tiên được ông gọi là con nhưng cộ bé đã: “giật mình, tròn mắt nhìn”
kèm theo đó là: “ngơ ngác, lạ lung”. Có lẽ, đây là một hành động đổi là bình
thường đối với cái suy nghĩ của cô bé bây giờ. Và từ bất ngờ đến hốt hoảng và
lo sợ khi thấy vết sẹo trên má của ông Sáu đỏ ững lên và giần giật. Lúc này bé
Thu chỉ biết chay vào nhà và kêu thốt lên: “Má! Má!” Trong suốt những ngày ông
Sáu ở nhà bé Thu vẫn không nhận ông là cha. Vì cô bé quá nhỏ và vẫn chưa chấp
nhận được tâm lý nên chưa thể chấp nhận ông Sáu là cha chăng? Khi mẹ bảo bé Thu
kêu ba vô ăn cơm thì bé Thu nói trổng: “Vô ăn cơm”. Và cương quyết không nhận
ông Sáu và kêu ông Sáu là cha trong mọi tình huống: “Cơm sôi rồi, chắt nước dùm
cái.” ,”cơm nhão bây giờ” Khi ông Sáu gắp cái trứng cá vào chén thì : “Nó liền
lấy đũa xoi vào chén, để rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả
bàn” Hành động của bé Thu khi hất cái trứng cá và bị ông Sáu đánh mà vẫn không
khóc: “Gấp cái trứng cá vào chén” đã nhấn mạnh tình cảm của cô bé. Tác giả đã
dung rất nhiều chi tiết thách đố cho nhân vật bé Thu như khi cô bé bị mẹ dọa
đánh, bị đưa vào thế bí và khi bị ông Sáu đánh. Những hình ảnh xảy ra nhằm thể
hiện tình cảm của một cô bé có một tính cách rất bướng bỉnh và cũng rất lì lợm.
Nhưng trong cô bé vẫn còn một chút gì đó rất ngây thơ, dễ thương của một cô bé
tám tuổi: “xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói
khua rổn rảng, khua thật to” Sau đó chạy sang nhà bà ngoại Thu đã cho bà ngoại
là người yêu thương, quan tâm cô nhất nên đã chạy sang nhà bà ngoại mà khóc.
Đây là một khía cạnh khác trong nhân vật bé Thu. Ở đây, cô bé là một người rất
hồn nhiên, ngây thơ, dễ thương và cần sự yêu thương, dỗ dành. Khác hẳn với một
cô bé cứng cỏi, lì lượm của hằng ngày. Nhưng đối với hôm đó khi cô bé đã nghe
bà ngoại kể về chuyện nhận vết sẹo và chứng mình được rằng ông Sáu là cha, cô
bé im lặng: “thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”.
Đến đoạn cuối khi nhận cha. Bé Thu
đã trở thành một cô bé giàu tình cảm. Tình cha con mà bé Thu giữ gìn ấp ủ bấy
lâu nay giờ đã trỗi dậy. Sáng hôm đó, bé Thu đã được bà ngoại dẫn về nhà. Trong
đầu bé Thu lúc này là những ý nghĩ rất hỗn loạn.Hình ảnh người cah lí tưởng,
đáng tự hào mà ấp ủ và vun đắp trong tám năm trời đã ngăn cho nó không nhận
người đàn ông xa lạ kia là ba. Những suy nghĩ này đã khiến một cô bé cứng cỏi
lại như thể bị bỏ rơi. Bé Thu đã đứng dõi theo tất cả những hành động của mọi
người. Đến khi ông Sáu nói lời tạm biệt thì tình cảm của bé Thu đã trỗi dậy một
cách mãnh liệt. Cô bé đã kêu ông Sáu là: “Ba!”. Tiếng kêu của cô bé như làm xé
đi không gian yên tỉnh, xé đi lòng người. Vừa kêu, con bé chạy tới ôm lấy ba
nó: “Nó dang cả chân câu chặt ba nó.” Có
thể nó nghĩ đôi bàn tay đó không thể giữ ba nó ở lại. Tiếp theo là một hành
động khiến mọi người xúc động: “nó hôn lên tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn lên vết
sẹo dài trên má của ba nó” Hành động này cho ta thấy bé Thu rất thương ba mình
và yêu cả vết sẹo. Vết sẹo như là một chứng minh cho sự yêu nước của ông Sáu và
việc hôn lên vết seo cũng là sự mình chứng cho sự tự hào của bé Thu đối với ba
của mình. Trước khi ông Sáu trở về căn cứ bé Thu đã kêu ông Sáu tặng cho cô bé
một chiếc lược. Chiếc lược ở đây là món quá duy nhất mà bé Thu muốn được ba
mình tặng. Đây cũng chính là món quà duy nhất mà ông Sáu có thể tặng cho con
của mình. Chiếc lược ngà như một kỉ vật nói lên tình cha con của cô bé.
Nhân vật bé Thu thể hiện tính cách kiên
quyết và lì lợm của một cô bé có những suy nghĩ lớn hơn tuổi. Cô rất thương cha
mình mặc dù hai người xa cách nhau từ khi cô một tuổi. Trước khi nhận ông Sáu
là cha, cô bé đã rất cứng rắn, quyết định không nhận ông Sáu là cha, cô bé đã
rất cứng rắn, quyết định không nhận ông Sáu là cha nhưng khi tiếng tạm biệt từ
ba của mình cô bé đã dành tất cả tình cảm vào giây phút cuối cùng. Tình cảm của
cô bé như “giọt nước tràn ly” và tiếng nói của ông Sau như chất xúc tác để tình
cảm của cô bé được bộc lộ. Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên,
hợp lý, đoạn trích chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con
sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Truyện đã thành công
trong việc miêu tả tâm lý nhân vật và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là
nhân vật bé Thu. Nhan đề “Chiếc lược ngà” đã nhấn mạnh chiếc lược làm bằng ngà
mà bé Thu đã nhờ ba của mình ông Sáu tặng cho mình khi trở về thăm con. Chiếc
lược như một kỉ vật để tiếp them sức mạnh, nghị lực cho bé Thu. Chiếc lược là nhân
chứng cho tình yêu và nhân chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
Qua tác phẩm và đặc biệt là nhân vật
bé Thu đã cho ta thấy được tình cảm rất thiêng liêng giữa phụ tử. Dù trong cả
chiến tranh thì tình yêu đó vẫn được trong chính người cha là ông Sáu và đứa
con gái là bé Thu. Bây giờ, khi đất nước đã hòa bình, chúng ta đang có một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc. Vậy chúng ta nên trân trọng những gì ta đang có và cái
cần trân trọng nhất đó là tình cảm gia đình.
Le Thi Hong 9a3