Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.


 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt...
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên.
a.     Mở bài:
-     Dẫn dắt vào đề (...) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
-     Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: Gọi tên và đánh giá ( tốt hay xấu, phậm vi ảnh hưởng.)hiện tượng xã hội cần nghị luận .
b.     Thân bài:
1.     Định nghĩa khái quát, ngắn gọn hiện tượng xã hội cần nghị luận
2.     Trình bày thực trạng (Biểu hiện tiêu biểu) - Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (...). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (.).
Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
-      Tình hình, thực trạng trên thế giới (.)
-      Tình hình, thực trạng trong nước (.)
-      Tình hình, thực trạng ở địa phương (.)
3.      Phân tích những nguyên nhân của hiện tượng xã hội đã nêu ở trên.
+ Nguyên nhân chủ quan (Bản thân đối tượng): Ý thức - Thói quen
+ Nguyên nhân khách quan (Gia đình, nhà trường, xã hội) : Giáo dục - Môi trường
4.      Phân tích những tác hại của hiện tượng xã hội đã nêu ở trên.
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người: Sức khỏe, thời gian, tiền bạc, nhân cách…..
+ Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội: Quan hệ tình cảm, kỉ luật….
5.      Đề xuất những giải pháp - Bài học hành động:
a.     Đề xuất những giải pháp: Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu hậu quả tốt):
+ Đối với bản thân.
+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng: .
+ Đối với xã hội, đất nước: .
+ Đối với toàn cầu
a. Bài học hành động:
-      Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận. (tốt/ xấu, đúng /sai...)
-      Đưa ra các hành động cụ thể của bản thân để loại bỏ hay phát huy hiện tượng.
c.      Kết bài:
-      Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (.)
-      Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (.)
Đề. Thói ỷ lại là căn bệnh nguy hiểm đang dần hủy diệt sức trẻ. Viết một bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
a. Mở bài:
-     Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi con người phải tự giải quyết bằng chính sức lực,khả năng của bản thân mình. Nhưng hiện tại có rất nhiều người vẫn có thói ỷ lại vào người, phó mặc hoàn toàn số phận, cuộc đời mình vào tay kẻ khác từ việc lớn đến việc nhỏ.
- Đó là quan niệm, lối sống lệch lạc mà bất cứ ai cũng cần phải khắc phục.
b.      Thân bài:
1. Giải thích
- Ỷ lại là tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá.
- Căn bệnh đang hủy diệt sức trẻ: là cách nói hình ảnh diễn tả tác hại của thói ỷ l ại đến thế hệ trẻ, khiến họ trở nên thụ động, không có khả năng đối phó với những thử thách trong cuộc sống.
- Ý nghĩa: Câu nói nhấn mạnh đến tác hại của thói ỷ lại và cảnh báo về một hiện tượng trong đời sống: thói ỷ lại đang là căn bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
2.      Thực trạng:
- Nhiều bạn trẻ sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Họ thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suỵ nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc, bé thì được mua điểm, lớn thì được chạy việc cho.
- Không khó để bắt gặp những cảnh tượng bố mẹ đưa đón con đi học mỗi ngày dù con đã học cấp ba hay sinh viên đại học. Ở nhà, mẹ cũng là người giặt giũ, nấu cơm, dọn phòng.... gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,...
3.      Nguyên nhân dẫn tới thói ỷ lại:
-     Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy. Họ thích sống dựa vào người khác, thiếu đi tính độc lập, tự chủ cần có.
-     Do được gia đình nuông chiều. Bố mẹ gần như quyết định hộ con cái mọi thứ và nhiệm vụ của đứa con chỉ là ngoan ngoãn làm theo ý cha mẹ, nếu có vấn đề gì thì cha mẹ sẽ là người. chịu trách nhiệm.
4.      Hậu quả của thói ỷ lại:
-     Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết.Từ đó, họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo,... dễ gặp thất bại trong mọi việc.
-     Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Họ giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác và đánh mất hoàn toàn quyền tự chủ trong công việc cũng như trong cuộc sống.
-     Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy.
=> Đó là quan niệm sống lệch lạc.
5.      Giải pháp - Bài học nhận thức và hành động
-     Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.
-     Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện tính tự lập cho con em mình.
-     Bản thân mỗi chúng ta cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và chủ động đưa ra những quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong mọi việc.
c.     Kết bài :
Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình.