Có vốn văn hóa vô cùng
phong phú và đa dạng, một trong số đó có thể kể đến đó chính là những lễ hội.
Nguyễn Du đã đưa những truyền thống văn hóa dân tộc vào một tác phẩm vô cùng nổi
tiếng của mình - Truyện Kiều. Đặc biệt thể hiện rõ nét qua đoạn trích Cảnh ngày
xuân. Đoạn trích Cảnh
ngày xuân của Nguyễn Du đã tái hiện lại không khí đầy náo nhiệt của lễ hội Thanh
min cũng như sự náo nức, sục sôi của những thanh niên nam nữ khi tham gia trảy
hội. Bức tranh lễ hội mùa xuân cũng hiện lên tươi đẹp rực rỡ mà không kém phần
chân thực.
Nhắc đến mùa xuân người
ta thường liên tưởng đến không gian sự sống, không gian sinh sôi nảy nở của vạn
vật trong tự nhiên.
Thanh minh trong tiết
tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là
đạp thanh.
Gần xa nô nức yến
anh,
Chị em sắm sửa bộ
hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai
nhân,
Ngựa xe như nước áo
quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống
kéo lên,
Thoi vàng vó rắc
tro tiền giấy bay.
Nguyễn Du là một nghệ
sĩ thiên tài. Không chỉ tả tình sâu sắc mà ngòi bút của ông trong tả cảnh cũng
rất tài hoa. Với đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, ông không những vẽ lên một bức
tranh xuân trong sáng, tươi đẹp mà còn gợi lên không khí lễ hội rộn ràng và
tưng bừng. Đoạn thơ có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, tự nhiên từ bức tranh thiên
nhiên đến bức tranh lễ hội. Từ khung cảnh mùa xuân tươi mới, êm đềm ấy, nét bút
của Nguyễn Du bắt đầu tập trung khắc họa những hoạt động của con người.
Tháng giêng là
tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc,
tháng ba hội hè... (Ca
dao)
Lễ hội dân gian cứ tiếp
diễn đã bao đời nay được nhà thơ giới thiệu mục đích và ý nghĩa của nó:
Thanh minh trong tiết
tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là
đạp thanh.
Phong tục phương Đông
thường xuất hiện cả LỄ và HỘI. Lễ tảo mộ là thủ tục của cháu con
đến bên mộ ông bà cha mẹ thắp hương, cúng vái, đốt tiền giả, gieo
những thoi vàng bằng giấy để cho người âm có vàng, có tiền mà tiêu
ở chốn âm gian. Đặc biệt, ngày lễ này người ta thường lấy đất đắp
cho to cho cao những nấm mộ qua năm tháng gió mưa bị xói mòn hoặc là
trâu bò giẫm đạp mà sạt lở. Người ta bứng từng mảng cỏ bao quanh
ngôi mộ, dùng cỏ giữ cho mộ không bị nắng mưa xóa dấu… Ngày tảo mộ
trong Tết THANH MINH cũng là dịp mọi người ra không gian đồng nội
thoáng đạt để vui chơi. Chị em Thúy Kiều cũng không nằm ngoài không khí tấp nập đó mà náo nức chuẩn
bị quần áo chơi xuân. Cách
sử dụng điệp từ “lễ là”, “hội là” gợi ấn tượng về sự diễn ra liên tiếp của các
lễ hội dân gian, niềm vui tiếp nối niềm vui.
Không khí lễ hội rộn
ràng, huyên náo bỗng hiện ra thật sinh động trong từng dòng thơ giàu hình ảnh
và nhạc điệu:
Gần xa nô nức yến
anh,
Chị em sắm sửa bộ
hành chơi xuân.
Dập dìu tàị tử giai
nhân,
Ngựa xe như nước áo
quần như nêm.
Con người, cảnh vật
như cùng hoà nhịp trong không khí rộn ràng ngày xuân. Nó tương hợp với cảnh sắc
tràn đầy sức sống ở bốn câu thơ đầu. Tài năng của Nguyễn Du được thể hiện qua
cách sử dụng ngôn từ. Sự xuất hiện của hàng loạt các danh từ, động từ, tính từ
như: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,
đã gợi lên bầu không khí rộn ràng của lễ hội đồng thời làm rõ hơn tâm trạng của
người đi trẩy hội. Trước mắt ta như hiện lên một bức tranh náo nhiệt: người người,
tài tử giai nhân dập dìu, sánh vai nhau đi chơi xuân. Nguyễn Du một ngòi bút
miêu tả bậc thầy. Nguyễn
Du đưa vào trong mấy câu thơ ngắn: “gần xa”, “nô nức”, “dập dìu”, làm nổi
bật màu sắc tươi vui của lễ hội. “Gần xa” là khắc hoạ không gian; “nô
nức” là diễn tả tâm trạng của người dự hội; “dập dìu” là sự rộn
ràng, đông vui của ngày hội xuân.Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi
hình ảnh từng đoàn người náo nức du xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít. Hai
hình ảnh so sánh: “Ngựa xe như nước áo quần như nêm” đủ để khắc hoạ
khung cảnh nhộn nhịp, đồng vui của ngày hội.
Những câu thơ làm hiện
lên cả màu sắc, âm thanh, không khí, tâm trạng. Hầu hết các câu thơ đều được ngắt
nhịp 2/2 cũng góp phần gợi tả không khí nhộn nhịp, đông vui của lễ hội. Câu thơ
“Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” không chỉ nói lên một lời thông báo
mà còn giúp người đọc cảm nhận được những trông mong, chờ đợi của chị em Kiều.
Trong lễ hội mùa xuân, nhộn nhịp nhát là những nam thanh nữ tú, trai thanh gái
lịch vai sánh vai, chận nối chân nhịp bước. Họ chính là linh hồn của ngày hội.
Cặp tiểu đối “tài tử”/ “giai nhân”, “ngựa xe như nước”/ “áo quần như nêm”
đã khắc họa rõ nét sự hăm hở của tuổi trẻ. Họ đến với hội xuân bằng tất cả niềm
vui sống của tuổi xuân. Trong đám tài tử giai nhân ấy có ba chị em Thúy Kiều.
Nguyễn Du chỉ bằng vài
nét khắc hoạ đã làm sống động cả một không khí rộn ràng ngày xuân. Cảnh đẹp đẽ,
tươi vui hay chính là tâm trạng phơi phới của người trong cảnh.Có lẽ, Nguyễn Du
đã miêu tả cảnh lễ hội bằng đôi mắt và tâm trạng của hai cô gái “đến tuổi cập
kê” trước cánh cửa cuộc đời rộng mở nên cái náo nức, dập diu từ đó mà ra.
Toàn bộ dòng người đông vui, tưng bừng đó tấp nập ngựa xe như dòng nước cuốn,
áo quần đẹp đẽ, thướt tha đống đúc “như nêm” trên các nẻo đường. Thật là một lễ
hội tưng bừng, sang trọng và phong lưu. Chính sức trẻ của những giai nhân ấy đã
thổi hồn vào cảnh vật.
Trong cảnh ngày hội
vui tươi ấy, tác giả Nguyễn Du cũng đã có cơ hội khắc họa nên những hình ảnh
thuộc về đời sống tâm linh của con người:
Ngổn ngang gò đống
kéo lên,
Thoi vàng vó rắc
tro tiền giấy bay.
Hình ảnh “gò đống”
và hai sự việc rắc “thoi vàng vó” và “tro tiền giấy bay” đã gợi nên
không khí lễ. Để tưởng niệm người đã khuất, dân ta vẫn thường sử dụng vàng vó
và tiền giấy và cho đến nay thì thói quen ấy vẫn được lưu hành. Chỉ bằng vài
nét phác thảo, nhà thơ đã làm sống lại những nét đẹp văn hóa ngàn đời của người
Phương Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Lễ tảo mộ, hội đạp thanh
không chỉ là biểu hiện đẹp của lòng biết ơn tổ tiên, của tình yêu con người trước
cảnh sắc quê hương, đất nước mà còn gợi lên một vẻ đẹp của đời sống tâm linh với
phong tục dân gian cổ truyền.
Những câu thơ về ngày
hội xuân không phải là những trang đặc sắc nhất của Truyện Kiểu nhưng là một
trong những giai điệu vui tươi hiếm hoi trong khúc “đoạn trường tân thanh” não
ruột. Bằng ngòi bút tài hoa của đại thi hào như đang dựng lên bức tranh ngày
xuân rạo rực với không khí lễ hội đầy vui tươi. Từ đó cũng cho thấy tâm hồn nhạy
cảm và đầy tinh tế của những con người trẻ tuổi mà ở đây là Thúy Kiều.
Đoạn trích đã khẳng định
nghệ thuật miêu tả điêu luyện của Nguyễn Du. Nhà thơ đã kết hợp khéo léo giữa tả
và kể, sử dụng từ ngữ giàu tính tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân. Nhớ đến
Truyện Kiêu, độc giả không thể quên những vần thơ tươi sáng về khung cảnh lễ hội
ngày xuân, tràn ngập sắc xuân, tình xuân trong tiết thanh minh này.
Nguồn: ST &