Mỗi người sinh ra ai cũng có cho mình những
kỷ niệm về một thời tuổi thơ. Vui có buồn có, sướng vui có thì khó nhọc cũng
có. Nhà thơ Bằng Việt cũng vậy, với riêng ông, cả một thời tuổi thơ là những gì
cả cuộc đời sau đó ông đã không thể nào quên, những kỷ niệm bên người bà dấu
yêu, và đó là lý do mà bài thơ Bếp lửa ra đời. “Bếp lửa” không chỉ làm ấm tình
cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người... "Bếp lửa” hay cùng chính là bà
đang bên cháu, hình ảnh bà đang hiện về lung linh qua ánh lửa. Ở một đất nước
xa xôi, cô quạnh, bao nhiêu ký ức về người bà một đời khắc khổ nuôi ông lớn
khôn hiện hữu về như mới ngày hôm qua:
Tám
năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu
hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi
tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà
hay kể những ngày ở Huế
Tiếng
tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ
cùng cha công tác bận không về
Cháu
ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà
dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm
bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu
hú ơi! chẳng đến ở cùng bà
Kêu
chi hoài trên những cánh đồng xa?
Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động
về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết
ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những
kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt
gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà. Lớn lên từ những câu chuyện
bà kể, từ những việc bà dạy cháu, từ những bài học của bà, mọi thứ như đang ở
ngay trước mắt.
Giọng
thơ thủ thỉ như kể một câu chuyện cổ tích. Đó là những năm tháng của cuộc sống
gian khổ, cơ cực mà đứa cháu lớn lên trong sự che chở, đùm bọc, cưu mang của
người bà.
Tám
năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu
hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi
tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà
hay kể những ngày ở Huế
Tiếng
tu hú sao mà tha thiết thế!
Tám
năm. Tám năm kháng chiến. Tám năm khó khăn. Tám năm trời dài đằng đẵng với bao
kỉ niệm buồn vui bên bà, bên bếp lửa. Ngọn lửa ấy được nhóm lên bằng bàn tay của
hai bà cháu, vì cuộc sống cơm áo cực nhọc đời thường. Ngọn lửa ấy, bếp lửa ấy
là của tình yêu thương “ấp iu nồng đượm” mà bà đã sưởi ấm tâm hồn đứa
cháu ngây thơ từ những ngày xửa ngày xưa, khi cháu vừa “lên bốn tuổi”. Nếu
trong hồi ức lúc tác giả lên bốn tuổi, ấn tượng đậm nét nhất là mùi khói thì ở
đây, ấn tượng ấy là tiếng chim tu hú. Tiếng “tu hú” lúc mơ màng, lúc văng vẳng
từ những cánh đồng xa lâng lâng lòng người cháu xa xứ. Tiếng chim tu hú khắc
khoải làm cho dòng kỉ niệm của đứa cháu trải dài hơn, rộng hơn trong cái không
gian xa thẳm của nỗi nhớ thương.Tiếng chim tu hú vang lên vừa gợi lại trong tâm
hồn tác giả bao kỉ niệm khó quên, vừa dấy lên nỗi nhớ quê hương, nhớ nhà, nhớ
bà, nhớ bếp lửa. Tiếng chim tu hú gợi về những buổi mai, hai bà cháu cùng nhau
nhóm lửa giữa không gian mênh mông, cô quạnh. Tiếng chim lúc mơ hồ, vang vọng từ
“những cánh đồng xa”, lúc lại gần gũi, xót xa, nghe “sao mà tha thiết
thế”. Tiếng chim tu hú như giục giã, khắc khoải điều gì da diết lắm khiến
cho lòng người trỗi dậy những hoài niệm, nhớ mong. Tiếng chim tu hú chính là
hình ảnh của quê hương, nơi đó có người bà dù khó nhọc nhưng giàu tình yêu
thương con cháu.
Tiếng kêu tha thiết của chim tu hú trên những
cánh đồng xa gợi nhớ gợi thương, làm nhà thơ bồi hồi sống lại những kỉ niệm sâu
sắc thời thơ bé, bâng khuâng nhớ lại những chuyện kể của bà. “Tám năm ròng…”
– một thời gian khổ đã qua, nhưng cháu làm sao quên được? Cháu hồi tưởng, cháu
hỏi bà hay tư hỏi mình? Nhà thơ đang kể chợt quay sang trò chuyện với bà, tưởng
như bà đang ngồi đối diện “bà còn nhớ không bà”. Bởi chỉ có hai bà cháu mới
hiểu hết ý nghĩa của âm thanh ấy. Tiếng chim tu hú phải da diết, khắc khoải lắm,
nên cháu khó quên và bồi hồi xúc động khi nhớ lại. Bà có nhớ những câu chuyện
bà vẫn thường kể, những câu chuyện cổ tích hằng đêm, dưới ánh trăng sáng, cháu
ngồi trong lòng bà, đu đưa trên chiếc võng, vừa nghe bà kể vừa mân mê những sợi
tóc bạc của bà hay những câu chuyện về các anh bộ đội cụ Hồ dũng cảm, xả thân
vì nước, vì dân? Bà có nhớ những việc làm tận tụy đầy yêu thương của bà dành
cho cháu, nhất là trong những buổi chiều hai bà cháu ngồi nhóm bếp?
Làm
sao cháu có thể quên được hồi ấy:
Mẹ
cùng cha công tác bận không về
Cháu
ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà
dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm
bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.
Có
lẽ khi tiếng chim tu hú từ xa vọng lại, hai bà cháu mới cảm nhận rõ rệt nhất sự
thiếu vắng trong ngôi nhà của mình. Đứa trẻ nào không khao khát tiếng nói của
cha, hơi ấm của mẹ? Người bà nào chẳng ước mong tuổi già có con cháu quây quần
bên cạnh? Vì hoàn cảnh chiến đấu, bố mẹ công tác xa không về, bà nuôi cháu
trong trống vắng, quạnh hiu. Tình thương của bà là sự bảo ban, chăm sóc không
khác gì công ơn sinh thành và nuôi dưỡng. Đối với tác giả, bà chính là mẹ, là
cha, là người thầy dạy dỗ cháu nên người.
Hàng
loạt động từ được liệt kê: bà bảo, bà dạy, bà chăm. Cháu được dạy dỗ, chăm chút
trong tình yêu thương của bà. Bà dạy cháu những bài học quý giá về đạo làm người,
dạy cho cháu niềm tự hào về dân tộc ta, một dân tộc bất khuất, kiên cường,
không bao giờ chịu khuất phục để bảo vệ quê hương Việt Nam. Con đi xa, bao
nhiêu yêu thương bà dành hết cho đứa cháu nhỏ. Cháu cũng cảm nhận được tình yêu
thương đó và thấu hiểu nỗi vất vả của bà. Trong trái tim ngây thơ, cháu thầm
trách chim tu hú sao chẳng đến ở cùng bà cho vui nhà vui cửa, cho bà vợi bớt nhớ
mong. Điệp từ bà, cháu lặp đi lặp lại, góp phần diễn tả cảnh bà cháu quấn quýt
không rời. Dù thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ cha nhưng tình yêu thương của bà đã
bù đắp tất cả. Đối với cháu, bà và tình yêu thương sâu lắng của bà dành cho
cháu sẽ luôn là một chỗ dựa tinh thần vững chắc, là điểm tựa của tâm hồn cháu mỗi
khi cháu gặp thất bại, khó khăn. Cháu thật diễm phúc khi có một người bà như thế!
Đến tận bây giờ, dù đang du học nơi xứ
người, đang đứng dưới trời tiết giá lạnh, cháu vẫn cảm nhận được cái ấm áp của
tình yêu thương, của sự vỗ về, chăm sóc của bà. Càng nghĩ về bà, cháu lại càng
thương bà hơn. Cháu luôn ghi lòng tạc dạ đức công ơn trời bể ấy của bà: “Nhóm bếp
lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Chỉ một mình chữ “thương” thôi cũng đã đủ gói
ghém tất thảy tình yêu thương, sự kính trọng và niềm biết ơn sâu nặng mà người
cháu dành cho bà của mình.Thương bà ở một mình dưới túp lều tranh xiêu vẹo,
thương bà mỗi ngày một mình nhóm lửa, lòng luôn cầu mong đứa cháu được bình an.
Từ
tình yêu thương sâu sắc của mình dành cho bà, tác giả quay sang khẽ trách con
chim tu hú:
Tu
hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu
chi hoài trên những cánh đồng xa?
Tác
giả đang trách chim tu hú mãi bay xa ngoài các cánh đồng, không đến ở cùng với
bà đỡ cô quạnh, đỡ buồn tủi hay tác giả đang trách sự vô tâm, bất lực của chính
bản thân mình? Câu thơ như một lời than thở thật tự nhiên, cảm động vô cùng
chân thật, thể hiện nỗi nhớ thương da diết người bà của đứa cháu. Thời gian cứ
trôi qua, bà vẫn xa đằng đẵng…Tiếng chim tu hú khép lại khổ thơ mà cứ như xoáy
sâu vào tâm trí kẻ xa quê đang dáo dác kiếm tìm những kỉ niệm yêu thương… Âm điệu
trong khổ thơ thật da diết, trầm buồn, phù hợp với tâm trạng của thi sĩ: nỗi nhớ
quê, nhớ bà da diết, sâu đậm, day dứt…
Bài
thơ sáng tác khi tác giả đang học ở Liên Xô, nơi có nhiều bếp ga, bếp điện.
Nhưng người cháu không quên bếp lửa quê nhà. Nhớ đến bếp lửa là nhớ đến bà. Nhớ
đến bà là nhớ đến quê hương, nguồn cội. Nhớ quê hương nơi xứ lạ, đó chính là
tình yêu Tổ Quốc!
Có
thể nói, trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, bà là Tổ Quốc, bà là Quê hương!
Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu
thương, gắn bó với gia đình, quê hương. Cũng là khởi đầu của tình yêu đất nước,
con người. Kí ức về làng quê, về những người thân thương trong không gian ấu
thơ luôn là hành trang vững chắc để người ta mang theo trong tim qua những nẻo
đường đời… Nó giúp người ta thêm mạnh mẽ hơn để đối mặt với trăm chiều giông tố…