Lời của cha
như tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng
lòng của cha từ một thời sâu thẳm
Lần đầu
tiên trước biển khơi vô tận
Cha lại gặp
mình trong tiếng ước mơ con. (Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)
Cùng tiếng thơ
đồng điệu về chủ đề gia đình, tình cảm cha con - một đề tài ấm áp và ngọt ngào
trong văn học Việt Nam hiện đại với nhà thơ Hoàng Trung Thông, nhà thơ Y Phương
đã để lại dấu ấn qua bài thơ Nói với con.
Mượn lời nói đầy tâm tình và gần gũi, người cha truyền vào tâm hồn người con để
hình thành trong con một nghị lực sống vững chãi nơi miền đất gập ghềnh, biết
vươn lên phía trước để sống mạnh mẽ và có hoài bão... Những lời dạy ấy được
truyền đạt đầy tha thiết trong những lời thơ sau:
Dẫu làm sao
thì cha vẫn muốn
Sống trên
đá không chê đá ghập ghềnh
Sống trong
thung không chê thung nghèo đói
Sống như
sông như suối
Lên thác xuống
ghềnh
Không lo cực
nhọc.
Từ không gian
gia đình ăm ắp tiếng nói tiếng cười và tình yêu thương của cha mẹ đối với con,
nhà thơ Y Phương đã phát triển ý thơ để nói với con về “người đồng mình” ở nơi
đầy nắng, đầy gió. Trong cuộc mưu sinh đầy gian khó, người “đồng mình” đã tự
tay mình tạo ra những giá trị văn hóa và những giá trị ấy được lưu giữ, truyền
lại bao thế hệ.Người cha muốn đưa con trở về với mạch nguồn yêu thương, nơi bắt
đầu cho những cuộc đời, cho những tình cảm tốt lành để nhắc nhở con luôn trân
trọng và biết nhân lên những tình cảm đó trong cuộc sống. Người đồng mình không
chỉ tài hoa, cần cù mà còn sống trong sự gắn bó keo sơn, sâu nặng nghĩa tình.
Phẩm chất ấy thật cao đẹp và có sức sống lâu bền trong tâm hồn con.
Nói với con
trong những bước chập chững vào đời, người cha mong con hiểu và rèn cho mình ý
chí, nghị lực sống và phẩm chất như “người đồng mình” từng trải qua. Tình cảm
và ước muốn của người cha mạnh mẽ và
kiên quyết:
Dẫu làm sao
thì cha vẫn muốn
Lời khuyên
chân tình, nghe có chút miễn cưỡng nhưng lại ẩn chứa niềm mong mỏi thiết tha. Lời
thơ chứa đựng trong đó niềm mong mỏi và hi vọng đến cháy bỏng của người cha đối
với con. Bởi người cha biết rằng, trong cuộc sống mới, khi mà vật chất chiếm giữ
vai trò chủ đạo, thì việc gìn giữ và phát triển các giá trị của quê hương là một
nhiệm vụ rất khó khăn.Từ hình ảnh “người đồng mình”, người cha mong muốn ở con
những điều thật giản dị mà lớn lao đầy nghị lực:
Sống trên
đá không chê đá ghập ghềnh
Sống trong
thung không chê thung nghèo đói
Nếu như hội họa,
người họa sỹ dùng đường nét để sáng tạo, âm nhạc, người nghệ sĩ dùng âm thanh để
tạo nên tác phẩm hay trong điêu khắc dùng hình khối để sáng tác thì văn chương
dùng ngôn từ làm chất liệu. Nhà thơ đã chọn lọc, sử dụng điệp từ “sống”
cùng phép liệt kê “đá, thung” đã khắc họa một bức tranh làng bản núi đồi
thật đẹp.Với những hình ảnh cụ thể của rừng núi quê hương: đá gập ghềnh,
thung nghèo đói, nhà thơ gợi lại cuộc sống vất vả đầy gian nan, thách thức
giữa hoang sơ đại ngàn. Trên đá cằn khô ấy, trong thung cằn cỗi ấy, họ vẫn tìm
thấy sự tươi đẹp của cuộc đời. Cụm từ phủ định nhưng mang ý khẳng định “không
chê” được tác giả nhấn mạnh vấn đề một điều tiên quyết, con không bao giờ
được phép quên đi những khó khăn, vất vả của quê nhà mình, con hãy nhớ và không
ngừng nghỉ vươn lên. Những “người đồng mình” mạnh mẽ, bền bỉ, gắn bó với quê
hương dẫu còn nhọc nhằn, nghèo đói. Sự chấp nhận cuộc sống một cách tự nguyện,
không kêu ca là đức tính cao quý của người miền núi nói riêng và người Việt Nam
nói chung. Vì vậy, người cha mong muốn con mình phải có nghĩa tình thủy chung với
quê hương, biết chấp nhận, vượt qua gian nan, thử thách bằng ý chí, nghị lực của
bản thân.
Dù cuộc sống
có khó khăn, dù quê hương mình nghèo đói nhưng người cha vẫn muốn truyền vào đứa
con nghị lực để hình thành trong nó những tình cảm hết sức tốt lành:
Sống như
sông như suối
Lên thác xuống
ghềnh
Không lo cực
nhọc.
Phép so sánh
“Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian
khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh
đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống
trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. Y Phương gợi ý một cách sống
và làm việc cho con mình đó đây chính là hãy sống như tự nhiên, hãy biết mềm dẻo,
linh hoạt như con suối của bản làng để vượt qua những khó khăn trên đường đời. Đời
người giống như một dòng sông chảy từ núi xuống biển cả. Dòng sông ấy có đoạn gầm
gào thác đổ, có đoạn sôi sục lũ rừng nhưng rồi cũng đến cái êm ả của đồng bằng
và cuối cùng là vẻ mênh mông của biển cả. Đó chính là quy luật của tự nhiên.
Con người hãy như dòng sông, biết chấp nhận tất cả thác ghềnh đó: “Sống như
sông như suối”. Nhưng khi băng qua những thác ghềnh đó, con người phải học
lấy những bài học trong đó. Được vậy thì mọi khó khăn, gian nguy cũng không làm
ta nản chí
Vượt lên trên
tất cả những khó khăn, gian khổ của quê hương, là sự hình thành trong con người
đứa con nghị lực biết vượt lên hoàn cảnh để trụ vững, để đối mặt với những gian
nan phía trước. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” được tác giả sử dụng ở
đây khá đặc sắc, nó tạo âm hưởng thơ thêm trúc trắc, giàu sức gợi. Nhịp thơ
tuôn chảy mạnh mẽ gợi lên sức sống bền bỉ, mãnh liệt của con người trước vất vả,
cực nhọc của cuộc đời. Nhà thơ biết rằng, con cũng như tất cả mọi người đều phải
sở hữu những ước mơ, hoài bão như sông suối vì tất cả đều hướng ra phía nơi
mênh mông của biển khơi để thấy cuộc đời rộng lớn và có nhiều điều cần phải học
hỏi hơn.Bởi bên cạnh đứa trẻ, những người “đồng mình” là nhân chứng sống để con
học tập và tự tu rèn bản thân mình. Dù có đi bất kỳ phương trời nào thì quê
hương vẫn luôn là điểm tựa và niềm tin để con nhớ về và có thêm sức mạnh.
Y Phương là
nhà thơ dân tộc Tày, người gắn bó đến sâu nặng với thung lũng Tày Cô Sầu đầy
thương nhớ. Chính vì vậy, trong bài thơ “Nói với con”, từng câu, từng chữ thấm
đượm lời ăn tiếng nói của quê hương xứ sở. Hình ảnh thơ bình dị, quen thuộc và
gần gũi. Mạch thơ hết sức tự nhiên, lời thơ như lời trò chuyện, thủ thỉ, tâm
tình của người cha đối với con. Nhờ vậy, từ một đề tài quen thuộc, bài thơ đã
thể hiện được một tư tưởng với những giá trị giáo dục hết sức lớn lao về cuộc sống
và con người.
Bài thơ là một
lối nhỏ để người đọc hiểu thêm về tâm hồn của người cha yêu thương con đến nhường
nào. Thông qua đó, bài thơ truyền tải thông điệp hãy biết tự hào con người
mình, dân tộc bản địa của mình dù là nghèo khổ, khó khăn, hãy biết trân trọng
và yêu quý gia đình của mình khi còn tồn tại.