Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH CỦA PHẠM TIẾN DUẬT


DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH CỦA PHẠM TIẾN DUẬT

A. Mở bài

- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) là nhà thơ lớn, có nhiều sáng tác, trưởng thành trong đội ngũ các nhà thơ thời kháng chiến chống Mĩ.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, ca ngợi tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của các chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

B. Thân bài

1.  Khái quát hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

- Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã gác bút nghiên để lên đường đánh giặc.

- Phạm Tiến Duật đã ghi lại những hình ảnh tiêu biểu của nơi khói lửa Trường Sơn trong đó có những đoàn xe vận tải vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù để ra trận.

- Cảm hứng từ những chiếc xe không kính đã làm nền để nhà thơ chiến sĩ khắc hoạ thành công chân dung người chiến sĩ lái xe.

(Bài thơ có bảy khổ, khổ nào cũng có hình ảnh chiếc xe, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ và cái ác liệt cùng sự anh hùng. Từ những chiếc xe tải không kính trên tuyến đường Trường Sơn, ta vẫn thấy được tinh thần ung dung bình tĩnh, hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe. Mỗi khổ thơ hiện lên một vẻ đẹp của người chiến sĩ. Bức chân dung đẹp ấy lại được khắc họa rõ nét qua tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng cao cả, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.)

2. Phân tích:

a. Khổ 1

- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực: Không có kính không phải vì xe không có kính, / Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

+ Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.

+ Điệp từ “bom” kết hợp với động từ rất mạnh “giật,rung,vỡ” nhấn mạnh sự hủy hoại của chiến tranh với cuộc sống con người.(những chiếc xe bằng sắt nó còn bị thương chịu nhiều mất mát nói chi còn người).

+ Cụm từ “đi rồi” với giọng thơ nghẹ nhàng,bình thản ,cho thấy sự bình tĩnh đối mặt với mất mát ,hy sinh của người lính lái xe.

=> Hai câu thơ đã giải thích nguyên nhân những chiếc xe lại không có kính. Lời thơ giản dị, tự nhiên, gần gũi như chính cuộc sống đời thường đi vào trong trang viết. Nhưng ẩn sau những lời thơ giản dị, mộc mạc ấy là một hiện thực chiến tranh vô cùng khốc liệt.

- Hình ảnh người lính lái xe xuất hiện với tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có: Ung dung buồng lái ta ngồi, / Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

+ Đảo ngữ, từ láy “ung dung” nhấn mạnh tư thế chủ động,thể hiện sự lạc quan , yêu đời của những người lính lái xe.Họ vẫn bình tĩnh, tự tin tiếp tục công việc của mình cho dù xung quanh có xảy ra những điều dữ dội,đau thương mất mát.

+ Điệp từ “nhìn” và phép liệt kê “đất, trời, thẳng”: khí phách kiên cường như thách đố với khó khăn với quyết tâm,ý chí lên đường. Đặc biệt, từ “nhìn thẳng” nhấn mạnh thái độ dứt khoát, tự tin của một con người sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn thử thách đang chờ đợi mình.

+Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng hoàng.

b. Khổ 2: Hình ảnh hiên ngang bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm gan góc chuyển hàng ra tiền tuyến.

Những câu thơ tả thực, chính xác đến từng chi tiết. Không có kính chắn gió, xe lại chạy nhanh nên người lái phải đối mặt với bao khó khăn nguy hiếm.

-  Điệp ngữ “Nhìn thấy”, liệt kê “gió vào xoa mắt đắng,con đường chạy thẳng vào tim” có giá trị biểu cảm gợi nỗi vất vả, khổ cực của người lính lái xe đã trải qua

+ Hình ảnh rất đẹp “xoa mắt đắng” để diễn tả cát bụi làm cay đôi mắt người lính trong lúc chiếc xe lao vun vút trên đường.

+ Hình ảnh miêu tả thể hiện ý nghĩa ẩn dụ “con đường chạy thẳng vào tim” vừa tả thực tốc độ lao nhanh của chiếc xe đồng thời tượng trưng cho con đường lý tưởng. Đó là con đường ra tiền tuyến, con đường chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc mà người lính tự nguyện dấn thân theo đuổi trong suốt cuộc đời mình.

- Với phép liệt kê “thấy sao trời và đột ngột cánh chim” và so sánh “Như sa, như ùa vào buồng lái” ta hiểu thêm công việc vô cùng vất vả và quyết tâm lên đường của người lính,họ lên đường bất kể ngày đêm.

+ Hình ảnh “sao trời và cánh chim” cho ta hiểu thêm những người lính chạy xe suốt đêm ngày. Thiên nhiên, vạn vật dường như cũng bay theo ra chiến trường. Tất cả điều này đã giúp người đọc cảm nhận được ở các anh nét hào hoa, kiêu bạc, lãng mạn và yêu đời của những người trẻ tuổi.

+ Câu thơ “Như sa …buồng lái” vừa mang nét hiện thực vừa lãng mạn. Đó là những con người có tâm hồn lãng mạ, yêu đời. Mặc dù con đường đầy gian khổ nhưng người lính vẫn mở rộng lòng mình ra để đón nhận vẻ đẹp thiên nhiên đất trời và tạo vật dù chỉ là trong khoảnh khắc.

3. Khổ 3: Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan hồn nhiên của người lính trẻ.  

- Giọng thơ mang tính khẩu ngữ, nhịp thơ khỏe khoắn 2/2/3 tái hiện tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, và mang những nét thanh thản, vui tươi.

- Khổ thơ bắt đầu bằng điệp cấu trúc không có kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngang tàng, bất chấp tất cả khó khăn. Cụm từ “ừ thì” diễn tả thái độ chấp nhận khó khăn ,vất vả ấy là đương nhiên khi lái những chiếc xe không kính.

+ Điệp ngữ “bụi” và động từ “phun” diễn tả, nhấn mạnh mức độ ghê gớm đến đáng sợ của bụi: bụi bay, bụi cuốn mù mịt cả không gian, đất trời mỗi lần xe chạy và kéo dài suốt cả chặng đường dài.

+ Hình tượng ngộ nghĩnh qua cách so sánh của nhà thờ “tóc trắng như người già” vừa tinh nghịch, dí dỏm, đáng yêu. Cái gian khổ của anh chiến sĩ lái xe được diễn tả sao mà nhẹ nhàng đến thế. Họ không kêu ca,than vãn mà lại lấy chính cái gian khổ của mình để khôi hài nữa chứ.

+  Các từ “chưa cần” và “phì phèo” gợi lên vẻ mặt “đáng yêu” của người lính.Hai từ ấy cho thấy một phong thái rất nhà binh.

+ Tiếng cười ha ha thật sảng khoái như xóa tan đi hết những bụi đường những vất vả của cuộc hành trình.Tiếng cười ấy lan rộng khắp cánh rừng Trường Sơn.Đó chính là tinh thần lạc quan,ý chí chiến đấu của họ.

-> Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

4. Khổ 4: Thái độ bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ, tinh thần lạc quan hồn nhiên của người lính trẻ.  

- Giọng thơ mang tính khẩu ngữ, nhịp thơ khỏe khoắn 2/2/3 tái hiện tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, và mang những nét thanh thản, vui tươi.

- Khổ thơ bắt đầu bằng điệp cấu trúc không có kính … ừ thì chưa cần thể hiện tính cách ngang tàng, bất chấp tất cả khó khăn. Cụm từ “ừ thì” diễn tả thái độ chấp nhận khó khăn,vất vả ấy là đương nhiên khi lái những chiếc xe không kính.

+ Điệp từ “mưa” kết hợp với các động tác mạnh “tuôn, xối” và phép so sánh “như ngoài trời” càng khắc họa rõ nét hơn nỗi vất vả,khó khăn của người lính lái xe. Thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”.

+ Từ ngữ mang ý nghĩa phủ định “chưa cần” ở câu ba và nhịp thơ 2/2/3 rất khỏe khoắn mạnh mẽ ở câu bốn thể hiên sự ngang tàn , khí phách hiên ngang của những người lính lái xe Trường Sơn.Họ đối mặt với những khó khăn ấy một cách thường xuyên và xem những điều đó là nhỏ nhặt ,vụn vặt, không đáng quan tâm.

+ Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 – 20.

-> Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao.

5. Khổ 5: Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết.

   + Tiểu đội xe là “Những chiếc xe từ trong bom rơi” gặp nhau. Câu thơ như một lời tự sự,miêu tả. Một hình ảnh mang vẻ đẹp lãng mạn nhưng gai góc. “Từ trong bom rơi” có nghĩa là từ trong ác liệt, từ trong cái chết trở về. Tình cảm đồng đội, đồng chí của người lính lái xe được hình thành ở nơi dầu sôi lửa bỏng, nơi chiến trường đạn bom ác liệt, cùng chung vai sát cánh trong chiến đấu.

+ Những chiếc xe “họp” mặt chính là hình ảnh của những anh lính lái xe cùng quây quần bên nhau để trò chuyện, chia sẻ những chuyện vui buồn của đời lính.

+ Chỉ cần nhìn thấy “bạn bè dọc đường đi tới” là niềm vui,hạnh phúc dâng trào trong tâm hồn họ.

+ Những cái bắt tay qua “cửa kính vỡ rồi” là hình ảnh đẹp nhất về tình đội đội, đồng chí. Cái “bắt tay” qua ô kính vỡ vừa mạnh mẽ, dứt khoát vừa cho thấy tâm hồn và khí phách của người lính lái xe. Đó có thể là một lời thăm hỏi ,động viên,một câu chúc bình an, một lời hẹn gặp lại ngày hòa bình. Chỉ cần cái bắt tay ấy người lính đã cảm nhận được tình cảm chân thành và nồng hậu của đồng đội mình.

   6. Khổ 6: Từ trong khó khăn, người lính từ mọi miền xa lạ trở thành “gia đình” của nhau với một niềm tin tất thắng.

- Tình đồng đội được gắn kết khi ta cùng chung bát đũa, chung bữa cơm dã chiến trên rừng, nằm cùng nhau kể lể chuyện tâm tình.

+ Giữa chiến trường đầy bom đạn mà họ vẫn đàng hoàng “Bếp Hoàng Cầm ta dùng giữa trời”. Cụm từ “dựng giữa trời” một lần nữa cho thấy sự hiên ngang bất khuất của người lính.

+ Bữa cơm dã chiến chỉ có một bát canh rau rừng, có lương khô… thế mà rất đậm đà. Với Phạm Tiến Duật nói riêng cũng như tất cả những người lính thì tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết

+ Một chữ “chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm của người lính. Tiểu đội xe không kính đã trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. Chính tình cảm ấy giúp họ mạnh mẽ hơn tiếp tục lên đường.

- Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Sau giây phút nghỉ ngơi ngắn để rồi các anh lại tiếp tục hành quân.

+ Từ láy “chông chênh” gợi ra con đường gập ghềnh, khó khăn ở phía trước, giấc ngủ của người lính cũng không được trọn vẹn mà luôn lắc lư theo nhịp chiếc xe.

+ Điệp từ “lại đi” biểu hiện đoàn xe không ngừng tiến tới, không một sức mạnh bạo tàn nào của giặc Mỹ có thể ngăn nổi. Không gì ngăn cản được các anh đến chi viện cho chiến trường miền Nam.

+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” là một hình ảnh đầy chất thơ và giàu ý nghĩa. Trời xanh là một bầu trời cao, rộng, yên bình và đẹp đẽ. Câu thơ đã mở ra một khung cảnh thật tươi đẹp, đẹp như chính tâm hồn trẻ trung, phơi phới niềm lạc quan, niềm tin quyết chiến quyết thắng của những người lính vậy!

7. Khổ 7: Vẻ đẹp tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt

- Hình ảnh chiếc xe bị bom đạn Mĩ phá đến biến dạng càng góp phần khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam.

+ Điệp ngữ “không có” đi cùng với phép liệt kê “kính, đèn, mui, xe”. Hai câu thơ càng khắc họa tô đậm rõ nét, chân thực sự tàn phá, hủy hoại khủng khiếp của chiến tranh.

- Những chiếc xe đó lại như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng: vì miền Nam

+ Từ gợi tả “vẫn” cho thấy ý chí,quyết tâm của người lính,không hề lung lay trước khó khăn nguy hiểm. Đây là lời khẳng định chắc nịnh, mạnh mẽ, tinh thần dũng cảm,ý chí kiên cường,lòng yêu nước nồng nàn của người lính lái xe.

+ Hình ảnh hoán dụ “trái tim” ở cuối dòng thơ thật đẹp.Đó chính là “trái tim” yêu nước, hi sinh tất cả để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,là niềm tin vào chiến thắng, vào tự do.

+Hình ảnh "trái tim cầm lái" kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Đây là cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái.

+ Giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng, vẫn là cách nói thản nhiên ngang tàng của lính, nói nhiều “cái không” nhưng câu thơ lại nhấn mạnh “cái có”: một tinh thần trách nhiệm, một tinh thần yêu nước nồng nàn.

=> Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có đạn bom nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được. Chính nhờ có lòng yêu nước nồng nàn đó, những người lính của chúng ta đã góp sức mình làm nên những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

3. Đánh giá đặc sắc nghệ thuật:

- Kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ

- Sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ...

- Sáng tạo được những hình ảnh độc đáo có chất liệu hiện thực sinh động

- Ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.

Với quan niệm “chủ yếu đi tìm cái đẹp từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống”, Phạm Tiến Duật đưa tất cả những chất liệu hiện thực của cuộc sống chiến trường vào trong thơ. Cách tiếp cận hiện thực ấy đã đem lại cho thơ Phạm Tiến Duật một giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, tinh nghịch mà sâu sắc. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của ông. Nổi bậc trong bài thơ hình tượng người lính lái xe được khắc họa hết sức độc đáo, mang đậm phong cách thơ hóm hỉnh, tinh nghich của phạm Tiến Duật.

C. Kết bài

Tác giả đã xây dựng thành công hình tượng người lính lái xe trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là những con người anh hùng, dũng cảm, lạc quan, yêu đời, coi thường gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ, biết hi sinh bản thân mình vì nghĩa lớn, vì nhân dân, vì đất nước:

“Cái vết thương xoàng mà đưa viện

Hàng còn chờ đó tiếng xe reo

Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến

Nôn nao ngồi dậy nhơ lưng đèo.”

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật đã góp phần hoàn thiện, hoàn mĩ bức tượng đài nghệ thuật bất tử về người lính Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là hình tượng đẹp nhất của thế kỷ “Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi” (Tố Hữu).