DÀN Ý PHÂN
TÍCH ÔNG SÁU TRONG ĐOẠN TRÍCH CHIẾC LƯỢC NGÀ CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
A.
Mở bài
-
Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng
Việt Nam.
-
Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng
liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến
tranh ác liệt.
-
Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử
chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé
Thu.
(Tình
cảm cha con luôn là một trong những tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất. Nhắc đến
gia đình, thường người ta sẽ nghĩ đến sự vất vả cực nhọc của người mẹ nhưng đến
với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp, sự hi sinh của người
cha. Người cha lúc nào cũng hi sinh vì gia đình, yêu thương con nhưng đặc biệt
trong thời chiến thì tình cảm ấy càng quý giá hơn bao giờ hết. Và tất cả vẻ đẹp
của tình cảm ấy đã được thể hiện qua nhân vật ông Sáu.)
B.
Thân bài
1.
Khái quát hoặc Tóm tắt
-
Trong thời đại kháng chiến vĩ đại, ông Sáu cũng như bao thanh niên khác, theo
tiếng gọi tổ quốc lên đường nhập ngũ. Lập gia đình không được bao lâu, ông Sáu
đã lên đường, còn chưa kịp nhìn đứa con gái yêu quý của mình. Suốt 8 năm ròng
ông chưa từng được gặp mặt đứa con gái của mình.
-
Những ngày ở chiến khu lòng ông lúc nào cũng đau đáu nhớ về gia đình và bé Thu.
Ba ngày nghỉ phép như một phép màu, giúp ông thỏa nỗi nhớ quê hương, đặc biệt
là được gặp đứa con thân thương của mình.
=>
Chiến tranh đã khiến bao gia đình phải sống trong xa cách.
(Câu
chuyện xoay quanh nhân vật ông Sáu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc con gái
chưa đây một tuổi. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm
nhà, thăm con. Chỉ vì vết sẹo trên mặt đã khiến bé Thu, con gái ông, không chịu
nhận ông là cha. Đến khi bé Thu hiểu ra thì cũng là lúc ông phải lên đường trở
về cứ. Cuộc chia tay trên bến sông đẫm đầy nước mắt khiến ai cũng ngậm ngùi. Ở
khu căn cứ, ông dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một
chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước
lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con
gái.)
2.
Phân tích
a.
Tình yêu dành cho con của ông Sáu trong những ngày ông nghỉ phép về thăm quê:
-
Một người cha luôn sống trong nỗi thương nhớ vơi đầy về cô con gái nhỏ và nỗi
khát khao gặp lại đứa con gái bé bỏng của mình. Anh khao
khát được nghe con gọi tiếng ba.
+
Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: “không thể chờ xuồng cập bến,
anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”. “bước vội vàng với
những bước chân dài, rồi dừng lại, kêu to: “Thu! Con”.
+
sự xúc động tột độ còn thể hiện ở hình ảnh về “vết thẹo dài trên má phải đỏ ửng
lên, giần giật…”
+
Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
Bao nhiêu sự hụt hẫng bóp nghẹn trái tim ông như cả bầu trời sụp đổ.
=>
Nói sao hết những buồn bã, đau đớn, thất vọng của ông Sáu lúc đó. Bao viễn cảnh
tươi đẹp anh vẽ ra đều tan biến đọng lại đó là một cảm giác đau nhói. Một nụ cười
chua chát hiện ra trên gương mặt anh.
-
Trong ba ngày về thăm gia đình ấy, ông đã dành hết tình cảm cho bé Thu với sự
nhẹ nhàng, ân cần và chăm chút, chờ con gọi một tiếng “ba”.
+
Cô con gái cự tuyệt, bướng bỉnh bao nhiêu thì ông Sáu lại nhẫn nại và bền bỉ bấy
nhiêu. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng,
không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn
của người cha khi con gái không nhận mình.
=>
Không chỉ thương yêu mà còn bao dung, bởi lẽ ông hiểu con bé còn nhỏ, và chính
ông cũng có lỗi khi không kề bên con trong ngần ấy năm cuộc đời của con.
+
Sự cự tuyệt kiên quyết của con đã khiến ông Sáu “vung tay đánh mạnh vào mông
con gái” rồi hét lên “sao mày cứng đầu quá vậy”. Sự tức giận và hành
động ấy được xuất phát từ sự đau đớn bất lực. Ông đánh con
nhưng ông lại chính là người đau đớn hơn cả.
-
Trái tim người cha như vỡ òa trong hạnh phúc khi được nghe tiếng con gọi ba,
+
Ông nhìn con buồn rầu, bất lực với bao nhiêu tình cảm dồn nén và ấp ủ “đôi mắt
trìu mến lẫn buồn rầu”, muốn ôm con, hôn con, nhưng cũng lại sợ nó giãy
lên, lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó…
+
Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn
lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
_ Đó không phải
là giọt nước mắt tủi hờn mà là giọt nước mắt hạnh phúc. Hạnh phúc vì cuối cùng
ông cũng được nghe con gọi cha, hạnh phúc vì cuối cùng ông cũng cảm nhận được
tình yêu thương.
+
Tuy rất yêu thương con nhưng ông cũng phải gác lại tình yêu thương ấy để lên đường
hoàn thành nhiệm vụ sứ mệnh với đất nước.
⇒Còn gì cảm động
hơn khi lúc con gái nhận ra ông thì lại là lúc hai cha con phải chia tay. Có lẽ
độc giả sẽ không bao giờ quên cảnh chia tay đặc biệt đó.
b.
Tình yêu dành cho con của ông Sáu trong những ngày ông ở căn
cứ:
-
Cứ lúc nhớ con, anh cứ ân hận sao mình lại đánh con. Nỗi khổ tâm đó cứ giày vò
anh.
-
Lời hứa làm chiếc lược cho con không lúc nào vơi trong ông. Đã thôi thúc ông
nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà để tặng cho con.
+
khi kiếm được khúc ngà voi ông đã vô cùng vui mừng sung sướng “mặt anh hớn hở
như một đứa trẻ được quà”.
+
ông Sáu dồn hết tâm sức và tình yêu thương làm chiếc lược “những lúc rỗi,
anh cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố gắng như một người thợ bạc.”
+
gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét “yêu nhớ tặng Thu con của ba”
+
Những đêm nhớ con anh anh mang chiếc lược ngà ra ngắm ngía rồi mài lên tóc cho
cây lược thêm bóng, thêm mượt.
=>
chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của ông Sáu là kết tinh của tình phụ
tử mộc mạc đằm thắm sâu lặng.
-
Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn nghe được lời nhắn
nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.
=>
Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: Bom đạn của kẻ thù
chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người –
tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được.
3.
Đánh giá
-
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc.Ngôn
ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn
từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.
-
Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự
nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh.
(Tình
huống truyện độc đáo góp phần khẳng định chủ đề tác phẩm. Nhân vật anh Sáu được
nhà văn xây dựng một cách chân thật sông động, gần gũi, có đời sống nội tâm
phong phú, rất mực thương con và giàu lòng yêu nước. Xây dựng chi tiết chiếc lược
ngà trở thành biểu tượng thiêng liêng cao đẹp cho tình cảm cha con thiết tha
sâu nặng mà bom đạn kẻ thủ không thể tàn phá nổi. Lời văn nôm na, bình dị nhưng
giàu cảm xúc, rất đặc trưng của người dân Nam Bộ)
C.
Kết bài
-
Qua truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của
tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị
nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo
của chiến tranh.
(Qua
nhân vật ông Sáu, câu truyện đã để lại trong lòng ta nhiều suy nghĩ về tình cảm
cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Đồng thời, truyện cũng ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người dân
Nam bộ. Sự hi sinh anh dũng của ông Sáu, người chiến sĩ giàu lòng yêu nước, suốt
cuộc đời quên đi hạnh phúc của cá nhân mình vì nhân dân đất nước đã mãi mãi nhắc
nhở mỗi người chúng ta phải biết trân trọng nền độc lập hôm nay. Bởi thế, hãy kế
thừa và sống xứng đáng với truyền thống đấu tranh anh hùng của cha ông ta thuở
trước.)