Nguyễn Thành
Long quê ở Quảng Nam, cây bút truyện ngắn xuất sắc, nổi tiếng với các tác phẩm
như “giữa trong xanh”, “Ly Sơn mùa tỏi”...
Truyện ngắn
“Lặng lẽ Sa Pa” rút trong tập “Giữa trong xanh”. Truyện ca ngợi những con người
sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng vì Tổ quốc, có trái
tim nhân hậu rất đẹp.
“Lặng lẽ Sa Pa”
có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông
hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh
Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên- chỉ hiện ra
trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân
vật khác những tình cảm tốt đẹp. Nghệ thuật trần thuật của truyện cũng rất đáng
chú ý. Mặc dù không kể truyện từ ngôi thú nhất, nhưng truyện đã được trần thuật
chủ yếu từ điểm nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ. Vì vậy, dù không phải
là nhân vật chính nhưng nhân vật ông hoạ sĩ có vị trí quan trọng trong truyện.
Cùng với nhân vật anh thanh niên, các nhân vật khác đều góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác
phẩm.
Tuy có nhiều
nhân vật , nhưng nhân vật chính của truyện là anh thanh niên. Truyện tập trung
khắc hoạ hình ảnh nhân vật này qua cái nhìn
và cảm nghĩ của nhân vật khác, qua sự xuất hiện của anh trong cuộc gặp
gỡ tình cờ, ngắn ngủi với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư. Đúng như lời tác giả truyện
ngắn này là “một bức chân dung” chân dung nhân vật anh thanh niên. Là một chân
dung, nhân vật hiện lên với một số nét đẹp trong công việc thầm lặng, trong
cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
Truyện đưa ra
bốn nhân vật: bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên
ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh thanh niên,
nhân vật chính không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp
gỡ giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dùng lại nghỉ. Nhân vật ấy chỉ
hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một
“kí hoạ chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt
ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Nhân vật anh thanh niên hiện
ra để cho mọi người cảm nậhn được rằng “Trong cái lặng im cuả Sa Pa..., Sa Pa
mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm
việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
Về ngoại hình,
nhân vật chính có “tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ”. Anh sống và làm việc một
mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công
việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nằng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự
vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.
Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Nửa
đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra
ngoài trời làm công việc đã quy định.
Nhưng cái gian
khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một
mình trên đỉnh núi cao không một bóng người- một hoàn cảnh thật đặc biệt.
Điều gì giúp anh
vượt qua được hoàn cảnh ấy?
Trước hết đó là ý thức về công về công
việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy có ích cho
cuộc sống, cho mọi người. Khi được biết
là một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào
chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh
phúc”.
Anh còn có những suy nghĩ thật đúng đắn
và sâu sắc về công việc đối với cuộc
sống và con người: “khi ta làm việc, ta với công việc aà đôi, sao gọi là một
mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em,
đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu
buồn đến chết mất”.
Một mình ở giữa
cỏ cây và mây núi Sa Pa nhưng anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà
anh thấy lúc nào cũng có người để trò chuyện.
Anh không nhàn
rỗi là vì biết cách tổ chức, sắp xếp
cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: nào trồng hoa,
nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
Ở người thanh niên ấy còn có có những nét tính cách và phẩm
chất đnág mến khác nữa: sự cời mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi
người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. Điều này thể hiện rất
rõ qua tình cảm thân thiết giữa anh với bác lái xe, thái độ ân cÇn, chu ®¸o, sù c¶m ®éng vui
mõng cña anh khi cã kh¸ch xa tíi th¨m bÊt ngê...Anh cßn lµ ngêi khiªm tèn,
thµnh thùc, c¶m thÊy c«ng viÖc vµ nh÷ng ®ãng gãp cña m×nh chØ lµ nhá bÐ. Khi
«ng ho¹ sÜ muèn vÏ ch©n dung anh, anh nhiÖt thµnh giíi thiÖu víi «ng nh÷ng
ngêi kh¸c ®¸ng c¶m phôc h¬n nhiÒu nh
«ng kÜ s ë vên rau Sa Pa, anh c¸n bé nghiªn cøu lËp b¶n ®å sÐt.
Tóm lại, chỉ bằng
một số chi tiết và chỉ cho xuất hiện trong khoảnh khắc truyện, tác giả đã phác
hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét
đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về
ý nghĩa công việc. Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công
việc bình thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước,
cho cuộc sống vì độc lập của dân tộc, dưới bầu trời Sa Pa lặng lẽ, trên đỉnh
núi Sa Pa mây phủ, đẹp tuyệt vời.
Lặng lẽ Sa Pa như một bài thơ về vẻ đẹp
trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động bình dị mà cao cả, những
mẫu người của một giai đoạn lịch sử nhiều gian khổ, hi sinh nhưng cũng thật
trong sánh, đẹp đẽ. Từ hình ảnh những con người như thế gợi cho ta những suy
nghĩ về ý nghĩa cuộc sống, của lao động tự giác, về con người và nghệ thuật.