gợi ý :
Triển khai bày tỏ cảm nhận về nét
đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam qua hai bài thơ trên cơ sở những
ý chính sau:
1. Trong bài thơ “Bếp lửa”, nét đẹp ân tình, chung thuỷ được thể hiện trong tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi
đã khôn lớn trưởng thành:
♦ Khi đã trưởng
thành, sống trong điều kiện sung túc, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng
tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà. Lời tự
nhắc của cháu cuối bài thơ đã thể hiện tấm lòng biết ơn với bà.
♦ Cháu (nhân vật
trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan cơ cực:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…
♦ Cháu khẳng
định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa
thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng, sưởi ấm và soi rọi suốt cuộc
đời cháu:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm…
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
2. Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, nét đẹp ân tình chung thuỷ được thể hiện qua tâm tình và lời nhắn nhủ
của người chiến sĩ sau những năm tháng trở về từ cuộc kháng chiến:
♦ Anh (nhân vật
trữ tình) nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa
tình trong quá khứ:
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.
♦ Anh nghĩ lại
những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc sống hào nhoáng,
anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu
nặng ân nghĩa vừa trải qua:
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.
♦ Anh giật mình,
thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá khứ ùa về
trong tâm thức:
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
nhủ là sông là rừng.
♦ Anh suy ngẫm
và nhắn nhủ với mọi người: nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị tha, tràn đầy ân
nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân
và đất nước. sự “giật mình” của anh
đã nói được điều đó.
▪
Khái quát: Nét đẹp ân tình, chung thuỷ trở thành truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam
trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài “Bếp lửa” đến mối quan hệ với quá khứ,
với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài “Ánh trăng”.
3. Vài nét về nghệ thuật thể hiện:
•
“ Bếp lửa”: - Thể thơ tám chữ, âm hưởng
giọng điệu tha thiết, hình ảnh thơ (bà, bếp lửa…) bình dị mà gợi cảm, có sức
lay động tâm hồn…
• “Ánh trăng”: - Thể thơ năm chữ, giọng điệu
tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư day dứt, hình tượng vầng trăng,
ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa…