PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
THUỐC - Lỗ
Tấn
Câu 73.
Trình bày hiểu biết về tác giả Lỗ Tấn?
- Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên thật
là Chu Thụ Nhân, bút danh là Lỗ Tấn là ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) cùng với chữ
“Tấn hành” (đi nhanh lên - một kỉ niệm thời thơ ấu). Quê ở tỉnh Triết Giang,
miền đông nam Trung Quốc.
- Trước khi trở thành nhà văn,
ông từng học: hàng hải (mong được đi đây đó để mở rộng tầm mắt), khai mỏ (mong
muốn làm giàu cho đất nước), ngành y (với mong muốn chữa bệnh cho người nghèo,
ốm mà không có thuốc như bố ông). Khi đang học y khoa ở Nhật, một lần xem phim,
ông nhìn thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh đi xem người Nhật chém đầu người
Trung Quốc, từ đó ông mới giật mình và nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không
quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần và ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Chủ đề trong các sáng tác của
Lỗ Tấn là “Phê phán quốc dân tính”.
Ông cho rằng các căn bệnh tinh thần đã khiến cho quốc dân mê muội, tự thoã mãn,
ngủ say trong một “cái nhà hộp bằng sắt
không có cửa sổ”. Ông hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của họ,
chỉ cho họ thấy bước đi sai nhịp trên con đường hướng về phía tương lai với
thái độ phê phán nghiêm khắc. Chủ trương của ông trong tất cả các sáng tác là
dùng ngòi bút phanh phui các căn bệnh tinh thần của dân tộc và lưu ý mọi người
phương chạy chữa. .
- Tác phẩm tiêu biểu: Gào thét, Bàng hoàng, Nấm mồ, Cỏ dại, Chuyện
cũ viết theo lối mới,..
- Lỗ
Tấn là nhà văn CM hiện thực xuất sắc nổi
tiếng của văn học hiện đại Trung Quốc đầu TK XX. Năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và
tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.
Câu 74. Trình bày hoàn cảnh sáng
tác và xuất xứ, ý nghĩa văn bản?
- HCST:
Truyện được viết năm 1919, đúng vào lúc bùng nổ phong trào Ngũ tứ. Đây là thời kì Trung Quốc bị
chèn ép bởi các thế lực đế quốc phương Tây. Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh
Niên tháng 5 – 1919, sau được in
trong tập Gào Thét (1923).
- Ý
nghĩa văn bản: Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội
về
tinh thần. Nhân dân không nên "ngủ say trong
cái nhà hộp bằng sắt" và người cách mạng thì không nên "bôn ba trong
chốn quạnh hiu', mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ. Người TQ cần
suy nghĩ nghiêm túc về phương thuốc để cứu dân tộc.
Câu 75. Tóm tắt truyện “Thuốc” và
cho biết ý nghĩa nhan đề?
-Vợ
chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời
bấy giờ). Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu
người tử tù về cho con ăn, vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh. Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu
người tử tù về cho con ăn với niềm tin tuyệt đối đứa con sẽ khỏi bệnh, mặc dù
vừa mới ăn xong thằng thuyên nổi lên một cơn ho dữ dội và không bao lâu sau thì
chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao. Trong khi đó, tại quán trà
của lão Hoa Thuyên, bác Cả Khang và mọi người bàn tán về cái chết của người tử
tù vừa bị chém sáng nay. Đó là Hạ Du,
một nhà cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, nhiều người cho
anh điên, anh chán sống, vuốt râu hùm,… Năm sau vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du
và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau, hai người mẹ đau khổ
có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen
lẫn nhau. Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm, bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất .
- Ý nghĩa tựa đề “Thuốc”: Thuốc là một nhan đề đa nghĩa:
- Nghĩa
gốc: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh lao: bánh bao tẩm máu người.
- Nghĩa
chuyển: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân Trung Quốc:
+
Sự ngu muội, lạc hậu, mê tín dị đoan của quần chúng nhân dân.
+ Thái
độ thờ ơ, lãnh đạm, xa rời cách mạng của quần chúng.
+ Sự
sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc: hoạt động
đơn lẻ, xa rời quần chúng, chưa tận dụng được sức mạnh của nhân dân...
Câu 76. Hình
tượng chiếc bánh bao tẩm máu người
- “Chiếc bánh bao có tẩm máu người” nghe như chuyện thời Trung cổ nhưng vẫn xảy
ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất – thuốc chữa bệnh lao (Thứ mà
lão Hoa Thuyên xem là tiên dược để cứu thằng con trai mười đời độc đinh nhưng
không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó). Đây còn là thứ thuốc mê tín dị
đoan.
- Trong
truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gỡ và đám
người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Tầng nghĩa thứ 2 của
nó mang tính khai sáng – đây là thứ thuốc độc – mọi người cần giác ngộ, cần
tỉnh giấc không được ngủ say trong nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.
- Chiếc
bánh bao – liều thuốc độc hại lại được pha chế bàng máu của người CM Hạ Du –
một người xả thân vì nghĩa, đổ máu vì sự nghiệp giải phóng nông dân,... Nhưng
những người dân ấy lại dững dưng mua máu anh như mua máu súc vật. Với hiện
tượng này, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề hệ trọng: ý nghãi của sự hi sinh. Từ đó dẫn
đến tầng nghĩa thứ ba: tìm phương thuốc chữa bệnh cho quần chúng, làm cho CM
gắn bó với quần chúng.
Câu 77.
Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
Nhân vật Hạ Du xuất hiện gián
tiếp qua sự bàn luận của những người trong quán trà.
- Hạ Du là một trong những người
cách mạng tiên phong của cách mạng Trung Quốc đầu thế kỉ XX, anh có lí tưởng rõ
ràng: lật đổ ngai vàng và đánh đuổi ngoại tộc giành độc lập cho dân tộc. Hạ Du
hiên ngang đứng trước cái chết, dũng cảm tuyên truyền cách mạng với cả tên cai
ngục trong những ngày ở tù chờ án chém. Thế nhưng tất cả ý chí, mục đích và
hành động của anh lại bị nhận thức một cách méo mó, đầy sai lạc trong con mắt
của quần chúng nhân dân và cả người thân trong gia đình.
- Đối với quần chúng thì Hạ Dụ
chỉ là "thằng khốn nạn",
"nhãi con không muốn sống",
"quân làm giặc", "kẻ điên khùng", "đáng tội chết". Đối với họ hàng thì
"may mà tố giác được không thì cả
nhà mất đầu". Đối với người bị bệnh thì "may phúc quá" khi lấy được thứ thuốc đặc hiệu. Với những kẻ khác
thì "thích quá", "ái chà chà", "nghe như chuyện làm
giặc cơ vậy"... Thật xót xa và đau đớn cho hình ảnh người
chiến sĩ cách mạng trong con mắt của quần chúng mê
muội.
- Qua nhân vật Hạ Du, tác giả tỏ
thái độ trân trọng đối với người cách mạng, nhưng cũng có ngầm ý phê phán anh
ta xa rời quần chúng, xa rời đến nỗi mẹ anh ta cũng không biết con mình làm
cách mạng. Đây là sai lầm của những người làm cách mạng. Cái chết của Hạ Du là bi
kịch của người CM.
Câu 78. Hình
ảnh con đường mòn và ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du
- Hình ảnh con đường mòn có 2 ý nghĩa.
+ Vô tình, những người chiến sĩ
CM cũng bị xem là giặc. Con đường mòn là biểu tượng của tập quán xấu đã trở
thành thói quen, trở thành suy nghĩ đương nhiên.
+ Con đường mòn chia cắt nghĩa
địa của người chết chém (người phản nghịch, người CM) với nghĩa địa người chết
bệnh (người lao động nghèo khổ). Đây là biểu tượng của ranh giới vô hình của
lòng người, của những định kiến xã hội.
+ Cuối truyện phải qua thời gian
giác ngộ, hai bà mẹ mới bước qua con đường mòn đến với nhau, hiểu nhau và cảm
thông cho nhau.
- Sự xuất hiện của vòng hoa
trên mộ
Ai đó thấu hiểu, tiếc thương,
tưởng nhớ đã đặt một vòng hoa trên mộ “một
vòng hoa trắng, hoa hồng nằm khoanh trên nấm mồ”. Hình ảnh này biểu tượng
cho lòng cảm phục, kính trọng người CM. Đồng thời là niếm lạc quan tin tưởng
vào tương lai, tiền đồ tươi sáng của CMTQ.
Câu 79.
Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện.
Thời gian có sự vận động: có một ngày mùa thu và một ngày mùa xuân.
Có ba buổi sáng sớm: một buổi sáng sớm
nơi pháp trường, một buổi sáng sớm nơi tiệm trà và một buổi sáng sớm ở bãi tha
ma. Thu qua, xuân tới là qui luật của đất trời. Thu là buổi chiều của năm,
mùa thu lá vàng bay để tích nhựa qua đông đón xuân đâm chồi nảy lộc. Cái chết
của hai con người do u mê, lạc hậu để tích nhựa cho mùa xuân hy vọng cũng như
gieo mầm.
-
Không gian; một quán trà lặng lẽ về đêm nhưng ồn ào vào ban ngày, một pháp
trường nhốn nháo và hỗn tạp, một nghĩa địa mênh mông và lạnh lẽo. Đây cũng là
không gian của xã hội TQ đương thời.
Câu 80. Nêu
chủ đề, nghệ thuật và ý nghĩa câu nói “Thế này là thế nào?” của mẹ Hạ Du?
- Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, khả năng lực chọn tình tiết
và cách sắp xếp không gian, thời gian
nghệ thuật cùng cách tạo tính đa nghĩa của ngôn từ
và hình tượng.
- Chủ đề: Phê phán sự lạc hậu của quần chúng và bi kịch của người
chiến sĩ CM tiên phong. Từ đó làm bật lên tư tưởng: làm thế nào để tìm phương
thuốc chữa bệnh cho dân tộc Trung Quốc
- Câu hỏi “Thế này là thế nào?” được lặp lại như một điệp khúc gợi
nhiều day dứt. Câu hỏi trước hết cho thấy sự bế tắc lạ lẫm vì ngay cả bà cũng
không hiểu việc làm của con trai mình. Câu hỏi còn là lời tự trách. Đặt câu hỏi ở
cuối truyện, tác giả muốn gợi cho người đọc suy ngẫm về cái chết của Hạ Du
và gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ giữa quần chúng và CM.
ÔNG GIÀ VÀ
BIỂN CẢ (Trích) Hê – minh - uê.
Câu 81. Vài
nét chính về tác giả Hê-minh-uê
- Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961) là
nhà văn hiện thực Mĩ. Từng nhận giải thưởng Pu-lit-dơ (1953), giải Nô-ben văn
học (1954). Ông từng tham gia thế chiến thứ I, nội chiến Tây Ban Nha và thế
chiến thứ II với tư cách là người lính, là nhà báo, là phóng viên mặt trận. Sau
đó bị thương trở về Hoa Kì, nhưng ông hoàn toàn thất vọng về xã hội đương thời,
tự nhận mình là thế hệ mất mác. Cuối đời ông sống ở Cu-Ba.
- Ông đã góp phần trong việc đổi
mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới. Văn phong của
Hê-minh-uê giản dị, trong sáng. Dù viết về đề tài nào, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực
về con người” và thực nghiệm thành công về nguyên lý “Tảng băng trôi” (Như một tảng băng trôi trên biển chỉ có một phần
nhỏ nổi trên mặt nước, phần lớn chìm dưới mặt nước. Nhà văn không trực tiếp công
khai phát biểu ý tưởng của mình mà để người đọc tự rút ra ẩn ý).
-Các tác phẩm: Mặt
trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940),…
Câu 82. Tóm
tắt, nêu HCST và ý nghĩa văn bản “Ộng già và biển cả”
1. Tóm tắt: Lão
Xan-chi-a-gô 74 tuổi đã lâu không câu được con cá nào. Hôm nay lão quyết định
một mình đi ra biển và câu được một con cá kiếm lớn. Ông phải chiến đấu với nó
suốt ba ngày đến kiệt sức nhưng nhờ kiên trì và dũng cảm, cuối cùng ông cũng
giết được nó và buộc nó sau thuyền hướng vào bờ. Bỗng đàn cá mập xuất hiện, tấn
công con cá kiếm. Lão lại phải chiến đấu với lũ cá mập hung dữ và khi con cá
mập cuối cùng bị đánh đuổi thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Ông cũng
mệt ngoài và lên bờ ngũ mơ về những con sư tử ở Châu Phi.
2. HCST: Sau gần 10 năm sống ở Cu-Ba, ông cho ra đời tác phẩm “Ông già và biển cả” (1952). Bối cảnh là
một làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Tác phẩm ra mắt người đọc trước khi
Hê-minh-uê được
giải thưởng Nôben văn học 1954. Tác phẩm có những
nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.
3. Ý nghĩa văn bản: Hành trình đơn độc và nhọc nhằn
của con người vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lý: “con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể
bị đánh bại”.
Câu 83.
Trình bày giá trị của tác phẩm “Ông già và biển cả”
Thời gian và nhân vật được thu
hẹp đến mức cực hạn, nhưng câu chuyện cực kì đơn giản ấy lại mở ra nhiều tầng ý
nghĩa:
- Một cuộc tìm kiếm con cá kiếm
lớn nhất, đẹp nhất đời.
- Hành trình đầy khó nhọc và dũng cảm của người lao
động.
- Thể nghiệm thành công và thất
bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo.
- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
“Ông già và biển cả” còn rất tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi” mà Hê-minh-uê đề xướng (mượn
hình ảnh tảng băng trôi trên trên mặt nước chỉ có một phần nổi, bảy phần lớn
chìm). Hê-minh-uê yêu cầu: nhà văn phải tạo ra được những văn bản giàu “khoảng
trống”, tạo tính đa nghĩa cho câu chuyện. Tác giả chủ trương tự giấu mình,
không trực tiếp nói ra ý tưởng của mình mà với văn phong giản dị, kết hợp độc
thoại nội tâm, xây dựng những hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự hiểu,
tự rút ra ẩn ý.
Câu 84. Ý
nghĩa hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm?
Câu 85.
Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng của nó?
Câu 86. Thế
nào là nguyên lý Tảng băng trôi?
Nguyên lý Tảng băng trôi được thể
hiện trong đoạn trích như thế nào?
Câu 87. Ý
nghĩa tựa đề Ông già và biển cả?
Câu 88. Trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, ông lão Xan-ti-a-gô
gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào? Nguyên nhân nào giúp ông lão vượt qua
những khó khăn ấy ?
- Hoàn cảnh của ông lão: đơn độc
giữa đại dương bao la, tuổi già,
sức lực cạn dần khi phải đối đầu
với con cá kiếm to lớn.
- Nguyên nhân giúp lão vượt
qua hoàn cảnh khó khăn là nhờ: có kinh nghiệm, trí tuệ sáng suốt, ý chí, nghị lực, khát vọng lớn lao.
Câu 89. Đoạn trích truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê kể lại sự việc gì ? Nhân vật
Xan-ti-a-go là một người như thế nào qua sự việc ấy?
- Sự việc: Ông lão đánh cá Xan-ti-a-go vất vả săn bắt con
cá kiếm lớn nhất, đẹp nhất đời, là vận may.
- Xan-ti-a-go là một ngư
phủ lành nghề, là người dũng cảm, mưu trí, kiên trì, giàu ý chí, nghị lực, giàu
khát vọng …
Câu 90. Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả”, nêu nghệ
thuật và chủ đề (Chủ đề cũng là ý tưởng mà nhà văn
muốn gởi gắm qua Ông già và biển cả)