Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta . Qua các bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, Bếp lửa của Bằng Việt và Nói với con của Y phương , em hãy chứng minh nhận định trên .

Truyền thống  “ Uống nước nhớ nguồn”  là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta .
 Qua hai bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Nói với con của Y phương , em hãy chứng minh nhận định trên .

I. Mở bài :        “ Con người có cố có ông / Như cây có cội , như sông  có nguồn “.

- Bếp lửa của Bằng Việt, Ánh trăng của Nguyễn Duy và Nói với con của Y Phương là các bài thơ gợi nhắc đạo lí ân tình thủy chung của dân tộc ta . Đó là lòng biết ơn gia đình , quê hương đất nước và thẳm sâu hơn nữa là  cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người .

II. Thân bài 

a. Giải thích ngắn : “ Uống nước nhớ nguồn “ là tình cảm biết ơn những con người đã tạo ra những giá trị vật chất hay tinh thần cho ta hưởng thụ . Là lòng yêu kính , trân trọng những tình cảm yêu thương ta nhận được từ cuộc sống , từ người thân.

b. Chứng minh qua các luận điểm :

b.1. Trong Bếp lửa , lòng biết ơn thể hiện ở dòng hồi ức về những kỉ niệm đầy xúc động của 2 bà cháu
  - Xa Tổ quốc , bếp lửa hồng gợi nhắc những hình ảnh  thân thương :“ Một bếp lửa ….nắng mưa “
  - Những kỉ niệm  trong những năm tháng khó khăn càng thể  hiện niềm biết ơn sâu nặng của cháu với công lao khó nhọc của bà :“ Lên bốn tuổi … còn cay"
“ Tám năm ròng …  cánh đồng xa"
  - Niềm biết ơn còn thể hiện ở những suy ngẫm của đứa cháu xa quê về hình ảnh bếp lửa hồng , về bà , về quê hương Tổ quốc :      “ Mấy chục năm rồi ……..những tâm tình tuổi nhỏ “
  - Trân trọng , biết ơn bà cũng chính là biết ơn gia đình , quê hương đất nước : Giờ cháu đi xa  …             Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? “

b.2. Trong bài thơ  Nói với con , lòng biết ơn thể hiện qua lời tâm tình trìu mến khi  người cha gợi nhắc con nhớ tới cội nguồn sinh dưỡng thiêng liêng của mỗi con người :  “ Chân phải bước ….tiếng cười “
  - Biết ơn quê hương , người cha  mong mỏi con phải tiếp nối những đức tính quí báu của người đồng mình và biết sống tự hào về quê hương :
      Đức tính phẩm chất đó là :
  +  Thái độ sống thủy chung , chấp nhận mọi khó khăn thử thách : “ Sống trên đá ….nghèo đói “
  + Lối sống mạnh mẽ , bền bỉ mà khoáng đạt , sống mộc mạc giản dị mà giàu ý chí , niềm tin : “ Sống như sông ……….đâu con “
  + Tự lực tự cường trong lao đông xây dựng kiến thiết quê hương , tạo tự mình lên những phong tục truyền thống đẹp đẻ tôn vinh vẻ đẹp của quê hương:“ Người đồng mình …….phong tục “
- Qua lời tâm tình , người cha chẳng những thể hiện tình cảm trìu mến , tin tưởng đối với con mà còn truyền cho con niềm yêu quí tự hào vô tận với quê hương để con tiếp nối truyền thống của quê hương :    “ Con ơi tuy thô sơ … Nghe con . “
          Mang theo bên mình hành trang tinh thần vô giá là sức sống mạnh mẽ của quê hương . Biết ơn và tự hào về quê hương , ta sẽ ngẩng cao đầu mà đi , thẳng bước mà tiến trên mọi nẻo đường đời

 b.3. Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, nét đẹp ân tình chung thuỷ được thể hiện qua tâm tình và lời nhắn nhủ của người chiến sĩ sau những năm tháng trở về từ cuộc kháng chiến:
- Anh (nhân vật trữ tình) nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình trong quá khứ: “ Hồi nhỏ sống với đồng …..cái vầng trăng tình nghĩa “.
-  Anh nghĩ lại những tháng ngày trở về thành phố, quen dần với cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng ân nghĩa vừa trải qua: “Từ hồi về thành phố…..như người dưng qua đường:”
- Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức: “Ngửa mặt lên nhìn mặt…như là sông là rừng”.
- Anh suy ngẫm và nhắn nhủ với mọi người: nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị tha, tràn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước. sự “giật mình” của anh đã nói được điều đó.: “Trăng cứ tròn vành vạnh….đủ cho ta giật mình”

III. Kết bài :
  Ba bài thơ nằm trong mạch chủ đề lòng biết ơn  – Đạo lí tốt đẹp của dân tộc . Sự yêu quí tự hào gắn bó với quê hương , trân trọng những tình cảm gia đình , của những người thân là yếu tố quan trọng đưa các bài thơ đi đến thành công .