Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cất lên từ nhịp sống lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Bài thơ diễn tả một chuyến đi khơi của đoàn thuyền đánh cá; là một khúc ca lao động tập thể, khúc ca về vẻ đẹp của thiên nhiên; là niềm vui, niềm ngưỡng mộ của tác giả trước con người và cuộc sống mới. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:
Thuyền ta lái gió với
buồm trăng
Lướt giữa mây cao với
biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng
biển,
Dàn đan thế trận lưới
vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá
đé,
Cá song lấp lánh đuốc
đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng
vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước
Hạ Long.
Bài thơ “Đoàn thuyền
đánh cá” được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn
Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn
thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần
làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng
đất nước.
Mang trong mình cả phong
vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ
hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và
tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa. Hai khổ đầu bài thơ là
hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân
chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Khổ 3,4 nổi bật với vẻ đẹp tráng lệ của
biển khơi và vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người trong
lao động. Tất cả được viết lên bằng trí tưởng tượng mãnh liệt,bằng niềm hứng khởi
bay bổng và bút pháp tạo hình đầy sáng tạo.
Trên cái nền hùng vĩ,
mĩ lệ, cảnh đánh cá trên biển vào đêm trăng hiện lên thật đẹp.
Đoàn thuyền đang ở giữa mênh mông của sóng nước, giữa mênh mông của không gian
vũ trụ rộng lớn bao la. Hình ảnh đoàn thuyền lướt nhanh giữa trời cao biển rộng
có cái lâng lâng, sảng khoái lạ thường:
Thuyền ta lái gió với
buồm trăng
Lướt giữa mây cao với
biển bằng.
Ra đậu dặm xa dò bụng
biển
Dàn đan thế trận lưới
vây giăng.
Câu thơ tả thực đậm chất
lãng mạn, biển cả bao la hiền hòa. Hai tiếng “thuyền ta” vang lên một
cách đầy kiêu hãnh, tự hào. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao
la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Bằng những hình
ảnh “lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng”, Huy Cận đã biến những con
thuyền vốn bình thường, gần gũi trở lên con thuyền kì vĩ của thiên nhiên. Đoàn
thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh
của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Thuyền có
gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời
và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Biển
và bầu trời đêm đã hòa làm một. Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng
trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con
người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ
trụ. Con người mang tư thế hiên ngang, sánh ngang tầm, làm chủ thiên nhiên và
vũ trụ, biến thiên nhiên thành người bạn của mình.Không chỉ vậy, họ còn nổi bật
ở vị trí trung tâm: ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế
trận, bủa lưới vây giăng.
Giữa không gian thâm
sâu khó lường của biển cả mênh mang, đoàn thuyền đang thăm dò “bụng biển”.
“Dò bụng biển” - phải chăng đây là hành động dò tìm, kiếm tìm những đàn
cá lớn giữa biển cả bao la? Đến khi “dò” kiếm được đàn cá lớn, giữa cái
mênh mông ấy, đoàn thuyền “dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Hình ảnh
thơ thật lãng mạn biết chừng nào! Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động
biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí
thế đua tranh. Giữa không gian bao la ấy, con người thật nhỏ bé nhưng cũng thật
kiên cường. Họ đang chiến đấu cùng với thiên nhiên bằng trí tuệ và năng lực nghề
nghiệp của mình để mang về những thành quả lớn. Họ những dân chài mang theo cả
sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm
của thiên nhiên. Công việc của họ vất vả, gian khổ như thế, nhưng họ vẫn cất
cao tiếng hát yêu đời, lạc quan, biến một công việc khó khăn trở thành một công
việc đầy ắp tiếng cười và niềm vui hạnh phúc. Trên nền thiên nhiên hùng vĩ, con
người lao động hiện lên với vẻ đẹp thật rạng rỡ. Vẻ đẹp của họ hòa quyện cùng vẻ
đẹp của thiên nhiên tạo nên bức tranh lao động thật hào hùng, thật màu sắc, vừa
hiện thực lại cũng thật lãng mạn biết bao. Có thể nói, lòng tin yêu thiên
nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một
hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.
Bức tranh lao động được
điểm tô bằng vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái nhìn của nhà thơ đối với biển và cá
cũng có những sáng tạo bất ngờ, độc đáo:
Cá nhụ cá chim cùng cá
đé
Cá song lấp lánh đuốc
đen hồng.
Cái đuôi em quẫy trăng
vàng chóe
Thủ pháp liệt kê “cá
nhụ, cá chim, cá đé, cá song” kết hợp với sự phối sắc tài tình qua việc sử
dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen hồng”,”vàng chóe”… đã tạo nên một bức
tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng, lung linh huyền ảo như trong câu chuyện
cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Mỗi loài cá là một kiểu dáng, một màu sắc: “Cá
nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” làm nên sự giàu đẹp
của biển cả quê hương. Như có một hội rước đuốc trong lòng biển đêm sâu thẳm. Mỗi
khi “cái đuôi em quẫy”, trăng như vàng hơn, rực rỡ hơn, biển cả như sống
động hẳn lên. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức
tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây
hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật
thi vị, hữu tình. Người xưa thường nói “Thi trung hữu họa” – nghĩa là
trong thơ có hình có ảnh. Quả đúng như thế, mỗi loài cá ở đây là bức kí họa thần
tình. Chúng đâu chỉ là sản phẩm vô tri được đánh bắt bởi bàn tay con người. Với
họ - những người ngư dân này – cá là bạn, là “em”, là niềm cảm hứng cho
con người trong lao động, và cũng chính là đối tượng thẩm mĩ cho thi ca. Cách tả
như vậy giúp ta cảm nhận được cái giàu và đẹp của biển , vì tất cả ánh sáng,
màu sắc đều của cá và do cá tạo nên.
Cảnh đẹp không chỉ ở
màu sắc, ánh sáng, mà còn ở âm thanh.Nhìn bầy cá bơi lội, nhà thơ lắng nghe tiếng
sóng vỗ rì rầm:
Đêm thở: Sao lùa nước
Hạ Long.
Bằng nghệ thuật ẩn dụ
kết hợp nhân hóa, biển cả như một sinh thể sống động. Tiếng sóng vỗ dạt dào
dâng cao hạ thấp là nhịp thở trong đêm của biển. Thế nhưng nhà thơ lại viết “Đêm
thở:sao lùa nước Hạ Long”. Thật ra, là sóng biển đu đưa rì rào va đập vào mạn
thuyền. Trăng, sao phản chiếu ánh sáng xuống nước biển, mỗi khi sóng vỗ nhịp tưởng
như có bàn tay của sao trời đang“lùa nước Hạ Long”. Đó là sự độc đáo, mới
lạ trong sáng tạo nghệ thuật. Có thể nói, bằng tâm hồn hết sức tinh tế, tác giả
đã cảm nhận được hơi thở của thiên nhiên, vũ trụ. Những miền, những chiều không
gian khác nhau nhưng lại được Huy Cận nối lại thành một cách liền mạch. Không
gian của đêm, của biển, của sao trời và ánh trăng đã nối thành một điểm và ở giữa
điểm đó là hình ảnh của những con người lao động đang miệt mài với công việc của
mình. Phải chăng chính không khí say sưa xây dựng đất nước của những năm đầu
khôi phục và phát triển kinh tế là cơ sở hiện thực của những hình ảnh lãng mạn
trên. Lao động trong một khung cảnh nên thơ như vậy quả là thú vị.
Chỉ với hai khổ thơ ngắn
trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, người đọc cũng đủ thấy rõ tài năng của Huy Cận.
Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất
ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh
thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa. Bằng
bút pháp hiện thực pha lẫn lãng mạn, ông đã tạo nên một bức tranh tổng hòa giữa
thiên nhiên và con người lao động thật đẹp biết nhường nào. Cùng với đó, nghệ
thuật miêu tả, so sánh, nhân hóa, phóng đại được Huy Cận sử dụng thật nhuần
nhuyễn, góp phần tạo nên vẻ đẹp cho bức tranh tổng hòa. Đặc biệt là cách ngắt
nhịp thơ độc đáo trong từng câu thơ đã tạo nên sắc thái rộn ràng, hào hứng.
Nó đã thể hiện niềm cảm xúc dào dạt của ông trước cuộc sống
mới của những người dân sau bao năm tháng chiến tranh.
Đoàn thuyền đánh cá của
Huy Cận đã làm nổi bật niềm say mê, nhiệt tình lao động, tình yêu quê hương của
những người dân chài. Họ cần cù, chăm chỉ
hăng say để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, lao
động với niềm vui phấn khởi để thực hiện ước mơ được làm chủ cuộc đời mình. Họ
chính là tấm gương cho chúng ta lao động, nỗ lực hết mình thực hiện ước mơ.
Nếu ước mơ không có
lao động thì chắc chắn nó vẫn mãi là ước mơ mà thôi. Lao động sẽ giúp chúng ta
tìm thấy giá trị của bản thân, định hướng được con đường phát triển cho bản
thân vươn tới những đỉnh cao của trí tuệ, tri thức. Mỗi chúng ta đều có những ước
mơ lớn lao hay những gì thân thuộc đều là cả một quá trình phấn đấu, vươn lên.
không ngừng suy nghĩ và làm việc, chúng ta mới có thể góp phần xây dựng và phát
hiện nó. Có tình yêu đối với một thứ gì đó sẽ giúp bạn hoàn thành tốt hơn và
nhanh hơn. Dù bạn là ai, bạn làm công việc gì, thì tình yêu lao động cũng trở
nên thiêng liêng, đặc biệt. Một kĩ sư, một người công nhân, một người lao công,
giáo viên, bác sĩ… chúng ta đều cần vun đắp cho mình tình yêu lao động để tốt
lên mỗi ngày. Lao động được hiểu là làm việc, cống hiến sức mình. Có tình yêu
lao động, ta sẽ làm việc hiệu quả. Đồng thời, khi vun đắp cho mình một tình yêu
lao động, con người sẽ có thêm động lực để phấn đấu trong công việc. Tình yêu
lao động trở thành điểm tựa tinh thần, giúp con người có thể biết mình cần nỗ lực,
phấn đấu như thế nào, ra sao. Không có tình yêu lao động, con người chỉ thấy cuộc
sống của mình mệt mỏi, bế tắc. Không ai có thể sống thiếu tình yêu mà đặc biệt
là tình yêu lao động. Tình yêu ấy trở thành hải đăng soi sáng, thúc giục con
người phấn đấu, nỗ lực phát triển bản thân mình tốt lên mỗi ngày. Mục đích của
cả đời người là được tôn trọng, được là người hữu ích, chính lao động sẽ giúp
chúng ta, giúp hoàn thiện nhân cách con người. Lao động hăng say giúp con người
ý thức được trách nhiệm làm người từ thành quả lao động. Chỉ có lao động mới có
thể “nở hoa” nhân cách và mang lại sự giàu có cho con người từ tinh thần đến của
cải vật chất. Mỗi chúng ta cần có những suy nghĩ tích
cực hơn, phải sống có ước mơ và lao động một cách nhiệt tình, vui vẻ sáng tạo để
hoàn thành ước mơ đó, có như thế cuộc sống mới trở nên ý nghĩa và tốt đẹp hơn cả.
Đọc bài thơ Đoàn
thuyền đánh cá ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm
vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của
nhà thơ. Huy Cận có những tưởng tượng mới mẻ, độc đáo để ca ngợi sự giàu đẹp của
biển quê hương và đặc biệt là hình ảnh lao động được miêu tả với nhiều vẻ đẹp:
sự sảng khoái của người làm chủ đất nước, nhiệt tình lao động với tất cả tình
yêu biển, yêu nghề, yêu cuộc đời mới. Bài thơ là động lực giúp cho người lao động
vươn lên chính mình, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng cuốc sống tốt đẹp, hạnh
phú và gặt hái được nhiều thành công. Vì vậy, học bài thơ ta càng thêm yêu đất
nước và con người lao động Việt Nam.