“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.” (Tố
Hữu)
“Bác Hồ – người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và
trong trái tim nhân loại”, nên sự ra đi
của vị lãnh tụ vĩ đại là một mất mát lớn đối với tất cả nhân dân Việt Nam. Có
không ít những lời thơ thể hiện niềm thương xót xúc động trước sự ra đi của
Bác. Tuy một năm sau ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất Viễn Phương mới có
cơ hội ra thăm lăng Bác nhưng ông cũng không kìm nén được dòng cảm xúc của
mình. Sự xót xa, thương nhớ ấy được tác giả bộc lộ qua bài thơ “Viếng lăng
Bác”. Đặc biệt là có những dòng thơ dạt dào đầy da diết giây phút nghẹn ngào
trong xúc cảm của tác giả khi lần đầu thấy di hài Bác:
Bác
nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn
biết trời xanh là mãi mãi
Mà
sao nghe nhói ở trong tim!
Mai
về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn
làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn
làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn
làm cây tre trung hiếu chốn này.
Đã từ rất lâu, cũng
như các chiến sĩ và đồng bào miền Nam xa xôi, Viễn Phương luôn khao khát được
viếng thăm lăng Bác, được trở về với người cha già vĩ đại. Nhưng cuộc chiến kéo
dài, kẻ thù còn ngoan cố nên đến sau ngày đất nước giải phóng, ông mới có dịp
thực hiện ước nguyện ấy. Tác giả đến với lăng Bác trong tâm trạng bùi ngùi, vừa
cảm thương, tiếc nuối vì người đã ra đi mãi mãi vừa cảm thấy tự hào, thỏa nguyện
vì đã được trở về với tinh thần vĩ đại của dân tộc, trở về với nguồn sức mạnh
thiêng liêng.
Bước vào trong lăng,
khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã
diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ,
trong trẻo của không gian trong lăng Bác:
Bác
nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn
biết trời xanh là mãi mãi
Mà
sao nghe nhói ở trong tim!
Bác xuất hiện trong hình ảnh đã yên giấc. Canh giấc cho Bác
là “vầng trăng sáng dịu hiền”. Ánh sáng của những ngọn đèn mờ ảo trong
lăng gợi nhà thơ liên tưởng thú vị: ánh trăng. Tác giả thể hiện sự am hiểu của
mình về sự liên tưởng kì lạ đó. Bởi trăng với Bác từng là người bạn tri âm, tri
kỉ. Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn,
cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh
trăng của Người. Người bạn “trăng” đã từng vào thơ Bác trong nhà lao,
trên chiến trận, giờ đây cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. Trăng hóa
thân thành người lính canh gác để Bác có thể yên tâm ngủ ngon và Bác không cảm
thấy đơn độc. Ngắm giấc ngủ bình yên ấy, đột nhiên ta cũng cảm thấy thư thái đến
lạ thường. Cả cuộc đời Người đều dành hết cho dân cho nước, luôn hi sinh bản
thân mình, ngay cả lúc ngủ là khoảng thời gian mỗi người có thể dành riêng cho
bản thân để lấy lại sức lực sau mỗi ngày làm việc nhưng với Bác, phút giây
riêng tư ấy Người cũng không màng đến mà dành cho sự nghiệp cứu quốc và thực chất
thì “Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu”. Sau bao nhiêu năm đau đáu, khắc
khoải vì nỗi đau của dân tộc, sau bao nhiêu năm “trằn trọc băn khoăn, giấc
chẳng thành” vì dân tộc đang rên xiết trước gót giày xâm lược tàn bạo của bọn
thực dân, đế quốc, đến cuối cùng, Bác có thể chợp mắt. Với hình ảnh vầng
trăng sáng dịu hiền dụng ý của nhà thơ muốn tạo ra một hệ thống hình ảnh vũ
trụ để ví với Bác. Người có lúc như mặt trời rực rỡ ấm áp, có lúc dịu hiền như
ánh trăng rằm. Bác của chúng ta là như vậy. Mặt trời, ánh trăng, trời xanh đó
là những cái mênh mông, bao la bất diệt của vũ trụ được nhà thơ ví với cái bao
la, rộng lớn trong tình thương của Bác. Đó cũng là biểu hiện vĩ đại, rực rỡ cao
siêu của con người và sự nghiệp của Bác.
Càng kính yêu Bác, nhà thơ càng đau xót trước sự ra đi của
Người:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được
thể hiện rất chân thành và sâu sắc.Tâm trạng xúc động, hụt hẫng của nhà thơ được
biểu hiện qua hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”. Cùng với thời gian, những điều đó sẽ
tồn tại mãi mãi như “trời xanh” và như những gì đã, đang và sẽ còn mãi
trên đời. Như vậy, dẫu sự thật là Bác đã ra đi nhưng đối với người ở lại, Bác Hồ
cùng với sự nghiệp, tên tuổi, công lao và tình thương của Bác sẽ luôn ở lại
trong trái tim yêu thương, trong nỗi lòng tưởng nhớ của muôn người, muôn loài. Viễn
Phương đã rất khéo léo tìm cách xoa dịu đi những tổn thất to lớn trong lòng mỗi
người trước sự ra đi của Bác khi nhắc đến sự bất diệt của Người cùng với sông
núi, cỏ cây. Tuy nhiên dù có cố gắng đến cách mấy, có nỗ lực đến nhường nào thì
có một sự thật ở lại không thể che giấu là:
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Câu thơ bật lên như tiếng nấc nghẹn ngào thể hiện nỗi đau cố
kìm nén nhưng trở nên bất lực. Ở những dòng thơ trên, tác giả cố gắng không nhắc
đến đau đớn, xót xa như thế nào thì giờ đây những đau đớn, xót xa ấy lại cứ
tuôn trào, chảy trôi. Cảm giác “nhói trong tim” vừa gợi ý rất thực tế,
nhưng lại cũng vừa biểu lộ nỗi xót xa, thương tiếc đầy thành kính. Chỉ với một
từ “nhói” mà bao nhiêu cảm xúc dồn nén, kìm giữ như vỡ ra. Tác giả tự cảm thấy
đớn đau, mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình, nỗi đau uất nghẹn tột cùng
không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả muôn triệu
trái tim con người Việt Nam. Đây là cái giật mình thảng thốt, một sự mâu thuẫn
giữa lí trí và tình cảm. Lí trí tin rằng Bác vẫn còn sống mãi cùng non sông đất
nước, như trời xanh còn mãi trên đầu: “Bác sống như trời đất của ta” (Tố
Hữu). Nhưng trái tim lại không thể không đau nhói, xót xa vì sự ra đi của Bác.
Đó là nỗi đau oà ra từ đáy sâu của trái tim: Bác mất rồi! Bác không thể gặp mặt
với những đứa con miền Nam mà Người hằng chờ mong. Khổ thơ khép lại nghẹn ngào. Dẫu biết Bác mãi mãi còn
đó nhưng nhưng giờ người không thể chứng kiến nền độc lập của dân tộc và cùng
nhận dân tận hưởng nền hòa bình. Nghĩ về điều đó, nhà thơ tuôn trào nước mắt. Với
giọng điệu tha thiết, nghẹn ngào, Viễn Phương đã cho thấy nỗi lòng đau xót,
thương tiếc khôn cùng trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu. Viễn Phương nói hộ
tấm lòng tiếc thương của biết bao người. Những vần thơ như nghẹn lại, rưng rưng
mà cảm động nhưng vẫn không kém phần trang trọng, chỉnh chu. Bác vẫn sống trong
lòng mỗi chúng ta, bởi “trời xanh là mãi mãi”.
Thương yêu Bác thật
nhiều mà gần gũi chẳng được bao nhiêu nên phút giây chia tay thật bùi ngùi lưu
luyến. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ
không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:
Mai
về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn
làm con chim hót quanh Bác
Muốn
làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn
làm cây tre chung hiếu chốn này.
Giờ chỉ còn lại những giọt nước mắt của người con viếng muộn: Mai về miền Nam thương
trào nước mắt. Câu
thơ như một lời giã biệt. Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng, thiết tha.
Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn
không muốn xa nơi Bác nghỉ. Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là
của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không
bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
Tiếc nuối có, thương nhớ có, bởi vậy mà nhân vật trữ tình
giã biệt mà vẫn khắc khoải bịn rịn, bày tỏ ước nguyện cá nhân:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…
Điệp ngữ: “Muốn Làm” vận
dụng như một điệp khúc, lại được dồn đặt lên đầu ba câu thơ liên tiếp, các câu
thơ đã trở thành đỉnh cao của mạch cảm xúc, giúp tác giả dồn trọn mọi tâm tư
tình cảm yêu thương, kính phục dành cho Bác.Chính vì yêu thương, kính phục, thấy
xót xa, bịn rịn không nỡ rời đi, nhà thơ đã ước nguyện làm “con chim”
yêu thương “hót quanh lăng”, muốn làm “đóa hoa tỏa hương” tỏa
hương quanh lăng, muốn “làm cây tre” trung hiếu trọn đời yêu thương tôn
kính vị cha già của nhân dân. Tất cả đều là những sự vật đời thường giản dị, gắn
liền với thiên nhiên gần gũi. Muốn làm con chim để để mang tiếng hót vui vẻ đến
với Bác, làm đóa hoa để tỏa hương tô điểm cuộc đời, đặc biệt là cây tre gần gũi
ẩn dụ cho vẻ đẹp thủy chung, son sắt của người Việt. Hình ảnh hàng tre quanh
lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc,
làm dòng cảm xúc được trọn vẹn.“Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể
hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con
đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của
riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung
với Bác. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến
bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng như một lời thề sắt son của nhà thơ nói
riêng, nhân dân Việt Nam nói chung nguyện đi theo con đường của Bác. Mai trở về
miền Nam nhưng tấm lòng chân thành đã được gửi lại trọn vẹn nơi lăng Bác. Ba
câu thơ khuyết chủ ngữ ấy như là lời thay mặt cho triệu triệu đồng bào Việt Nam
bày tỏ cảm xúc thành kính, tha thiết tới lãnh tụ. Tấm long của những người đã một
lần được về thăm lăng, những người chưa một lần được đến thăm lăng nhưng tất cả
muôn triệu tấm lòng luôn hướng về Bác kính yêu. Dù Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ
còn sống mãi trong trái tim của Viễn Phương nói riêng, nhân dân Việt Nam ta nói
chung. Ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được bên Bác cũng là ước nguyện đẹp
nhất, chất chứa trọn vẹn tấm lòng trân quý của nhân dân ta. Khổ thơ diễn tả nỗi
niềm riêng nhưng mang tình cảm khái quát chung. Tác giả đã viết một loạt câu
thơ không chủ ngữ, nhấn mạnh ba lần điệp ngữ muốn làm như một khát vọng khôn
ngui. Khát vọng của những người đã một lần được về thăm lăng, những người chưa
một lần được đến thăm lăng mà tấm lòng luôn hướng về Bác kính yêu. Dù Bác đã ra
đi nhưng Bác sẽ còn sống mãi trong trái tim của Viễn Phương nói riêng, nhân dân
Việt Nam ta nói chung. Ước nguyện cao đẹp được hóa thân để được bên Bác cũng là
ước nguyện đẹp nhất, chất chứa trọn vẹn tấm lòng trân quý của nhân dân ta.
Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ hay
nhất về Bác. Làm nên sức sống của thi phẩm là hệ thống hình ảnh ẩn dụ giàu ý
nghĩa và đặc biệt là dòng cảm xúc mãnh liệt trào dâng khắp các dòng thơ. Viễn Phương
đã cho thấy sự khéo léo của mình trong việc sử dụng thể thơ, từ ngữ, nhịp điệu.
Thể thơ tám chữ và sự cân đối hài hòa của bốn khổ thơ trong bài cùng với một giọng
thơ từ tốn, chậm rãi, nghiêm trang đã giúp cho nhà thơ thể hiện trọn vẹn cảm
xúc của mình. Bài thơ là tiếng lòng không chỉ của Viễn Phương, của người dân miền
Nam mà của tất cả những người yêu kính Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính điều đó đã gợi
lên trong lòng người một niềm xúc động lớn lao. Nó sẽ còn ngân vang mãi trong
trái tim mỗi chúng ta, như sự vĩnh cửu, trường tồn của Bác Hồ muôn vàn kính
yêu.
Đến với Viếng lăng Bác
của Viễn Phương, ta đã cảm nhận được nỗi nhớ thương vô cùng sâu sắc, thiết tha
của người con miền Nam lần đầu vào lăng viếng Bác, đã cảm nhận rất rõ niềm
thành kính, biết ơn, tự hào, niềm thương tiếc vô hạn của trái tim nhà thơ hay
là trái tim của cả dân tộc ta dành cho Bác bởi:
Người là Cha, là Bác, là Anh
Quả tim lớn lọc trăm
dòng máu nhỏ. (Tố Hữu – Sáng tháng năm)
Chính là điều góp phần làm nên giá trị
của bài thơ và khiến cho nó trở thành dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả khi tìm
đọc những sáng tác về vị lãnh tụ kính yêu.