Không hiểu vì sao mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người Việt nam, mỗi chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm chí những câu thơ của Huy Cận:
Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững,
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực, sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hoà.
Sảng
khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch
sử bốn ngàn năm của dân tộc. Bừng sáng trong tâm hồn ta bốn ngàn năm của cha
ông với những chiến công dựng nước và giữ nước, với trời bể ân tình thuỷ chung,
yêu thương đùm bọc nhau. Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có
thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh
thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh
những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc
trong suốt trường kỳ lịch sử.Ta nhớ về những người lính lái xe dũng cảm
trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật hiên
ngang mạnh mẽ bất chấp khó khăn, cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
mà còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh trên những chiếc xe không kính:
Không
có kính không phải vì xe không có kính
Bom
giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung
dung buồng lái ta ngồi
Nhìn
đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
[…]
Không
có kính, rồi xe không có đèn,
Không
có mui xe, thùng xe có xước,
Xe
vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ
cần trong xe có một trái tim.
"Bài
thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những dòng tâm
sự đầy tình cảm về những đồng đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng
chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Phạm Tiến Duật không chỉ
tái hiện lại hình ảnh của những chiếc xe
không kính mà còn khắc tạc hình ảnh của những người lính lính lái xe kiên cường, dũng cảm , ngang tàng
với một đời sống tình cảm hết sức phong phú- tình đồng đội đồng chí. Phạm
Tiến Duật đã khắc tạc một cách sâu sắc vào tâm trí người đọc hình ảnh những
người con anh hùng của đất nước, của dân tộc trên những chiếc xe đặc biệt:
Không có kính không phải vì xe không
có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Bình
thường, những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp. Ấy thế mà tác giả
đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt của bài thơ. Hình tượng độc đáo
nhưng hợp lý này đã có tác dụng gây ấn tượng mạnh, là cơ sở để làm nổi bật phẩm
chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm dành chiến thắng của anh lính lái xe thời
chống Mĩ. Chiếc xe không kính của Phạm Tiến Duật là một hình ảnh thực, thực đến
trần trụi. Tác giả giải thích nguyên nhân cũng rất thực:
Không có kính không phải vì xe
không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Hình
ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với văn xuôi, lại có giọng
thản nhiên càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Những “ bom giật, bom
rung” làm vỡ kính xe. Bom đạn chiến
tranh làm cho những chiếc xe ấy biến dạng. Hình ảnh chiếc xe không kính vốn
không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng
và tinh nghịch, thích cái lạ như của Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó
vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. Không tô vẽ,
không cường điệu mà tả thực, nhưng chính cái thực đã làm người suy nghĩ, hình
dung mức độ ác liệt của chiến tranh, bom đạn giặc Mỹ. Hình tượng những chiếc “xe
không kính” đã gợi lên những nguy hiểm cận kề. Sự hi sinh, cái chết đã ở
đâu đó, rất gần những người lính.
Mục
đích Phạm Tiến Duật miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những
chiến sĩ lái xe. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường
gian khổ, hy sinh.Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những
chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối
thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức
mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp
gian khổ khó khăn.Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ
khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được
nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn
dữ vững tư thế hiên nghang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả
vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung”
đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Đảo ngữ từ láy “ung dung” cùng với nhịp
thơ nhanh, đều, dứt khoát diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người
chiến sĩ. Tư thế của họ ung dung, hiên ngang mới đàng hoàng làm sao. Con mắt nhìn
đất, nhìn trời, nhìn thẳng có một vẻ trang nghiêm, bất khuất như lời thề. Họ
không thẹn với đất, với trời. Hay nhất là hai chữ nhìn thẳng – nhìn
thẳng vào gian khổ, nhìn thẳng vào hi sinh, không run
sợ, không né tránh. Bầu không khí căng thẳng với “bom giật, bom rung”,
vậy mà họ vẫn nhìn thẳng, cái nhìn hướng về phía trước của một con người luôn
coi thường hiểm nguy. Nhịp thơ 2/2/2 với những dấu phẩy ngắt
khiến âm điệu câu thơ trở nên chậm rãi, như diễn tả thái độ thản nhiên đàng
hoàng. Với tư thế ấy, họ đã biến những nguy hiểm trở ngại trên đường thành niềm
vui thích. Chỉ có những người lính lái xe với kinh nghiệm chiến trường dày dạn,
từng trải mới có được thái độ, tư thế như vậy. Không có kính chắn gió, bảo hiểm,
đoàn xe vẫn lăn bánh bình thường. Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc
xe vun vút chạy trên đường.
Cách
chọn chi tiết xe không kính để lập tứ của tác giả rất độc đáo vì nó
nói lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh. Hình tượng xe không kính gợi
nhắc về tinh thần vượt lên trên hiện thực khốc liệt của chiến tranh cũng như thể
hiện được sự bất bình thường trong cuộc chiến đấu nhằm bộc lộ vẻ đẹp trong
tâm hồn của những người chiến sĩ lái xe. Bom đạn chiến tranh không thể làm nao
núng tinh thần quyết tâm của họ. Sự quyết tâm cũng như vẻ đẹp trong lí tưởng,
tâm hồn của những người lính được thể hiện rõ nét nhất qua bốn câu thơ cuối của
bài thơ:
Không
có kính rồi xe không có đèn
Không
có mùi rồi thùng xe có xước
Xe
vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ
cần trong xe có một trái tim.
Giọng
thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hình ảnh rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa
bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận
tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ
thú vị làm nổi bật sự khốc liệt trong chiến tranh nhưng cũng làm nổi bật ý chí
chiến đấu, quyết tâm sắt đá, tình cảm sâu đậm với miền Nam ruột thịt. Đó là sự
thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn
và sự trần trụi khốc liệt. Những chiếc xe bị bom đạn Mỹ làm cho biến dạng trơ
trụi, trụi trần “không có kính rồi xe không đèn- không có mui xe, thùng xe
có xước” và biết bao chiến sĩ đã dũng cảm hi sinh. Điệp ngữ “không có”
nhắc lại ba lần như nhân lên nhiều lần thử thách khốc liệt. Hai dòng thơ ngắt
làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn.... Ấy
vậy kì lạ thay những chiếc xe như những chiến sĩ kiên cường vượt lên trên bom đạn,
hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm thiêng liêng:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Hai
câu thơ đã khắc đậm hình ảnh đẹp đẽ của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường
Sơn . Âm điệu đối chọi mà trôi chảy, êm ru. Hình ảnh đậm nét. Đoàn xe đã chiến
thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến ra phía trước, hướng ra tiền tuyến lớn với
một tình cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập
thống nhất đất nước đang vẫy gọi. Công cuộc giành độc lập tự do của nửa nước vẫn
phải tiếp tục. Dùng hình ảnh tương phản đối lập, câu thơ không chỉ nêu bật được
sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên gian khổ, ác liệt mà còn nêu bật được ý
chí chiến đấu giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hơn thế hình ảnh hoán dụ
“một trái tim” là hình ảnh đẹp nhất của bài thơ. Hình ảnh trái tim là một
hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp gợi ra biết bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ
vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ
sống cao đẹp và thiêng liêng: tất cả vì Miền Nam thân yêu, trái tim chứa đựng bản
lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm tuyệt vời. Trái tim mang tinh thần lạc quan và một
niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất Bắc Nam.
Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu “vẫn - chỉ cần” đã lý giải
về sức mạnh vượt khó, khẳng định hơn tinh thần hiên ngang bất khuất, sự lạc
quan tự tin trong cuộc chiến của người lính lái xe. Ẩn sau ý nghĩa trái tim cầm
lái, câu thơ còn muốn hướng người đọc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức
mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ... mà là con người-
con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm, niềm lạc
quan và một niềm tin vững chắc.
Với
hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đậm chất khẩu ngữ kết hợp với
giọng điệu tự nhiên, phóng khoáng, đa dạng, Phạm Tiến Duật đã thành công trong
việc khắc họa hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ hiên ngang, dùng cảm, trẻ trung và những
chiếc xe không kính ngộ nghĩnh giữa tuyến đường Trường Sơn lịch sử thời kì
kháng chiên chống Mĩ. Bài thơ đâu chỉ nói về tiểu đội xe không kính,nó phản ánh
cả khí thế quyết tâm giải phóng miền Nam của toàn quân và toàn dân ta,khẳng định
rằng ý chí của con người mạnh hơn cả sắt thép.
Tác
giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu dài ngắn khác nhau, thường được gieo
vần ở những tiếng thơ cuối dòng. Bên cạnh đó là ngôn ngữ giản dị, dung dị, đậm
chất đời thường khiến lời thơ cũng trở nên hồn nhiên hơn, xua tan sự khốc liệt
của cuộc chiến tranh gian khổ. Phạm Tiến Duật khắc họa thành công hình ảnh những
người lính bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Họ là những
con người hiên ngang kiên cường khi chiến đấu nhưng cũng có tâm hồn vui vẻ lạc
quan và yêu đời. Đây chính là hình tượng đẹp xuyên suốt tác phẩm.
Trong
đội ngũ điệp trùng ấy của thế hệ trẻ trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ, bên cạnh
những người lính trẻ, hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong làm nên vẻ đẹp
của thời đại toàn dân đánh Mỹ. Đó là hình ảnh những cô gái thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn trong "Những ngôi sao xa xôi" của
Lê Minh Khuê. Bằng sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm
hứng lãng mạn, Lê Minh Khuê đã dựng lên bức chân dung người lính thanh niên
xung phong vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh
dân tộc ta trong thời đại cả dân tộc kháng chiến chống Đế quốc Mĩ. Đó là bức
chân dung được khắc tạc bằng cả tình yêu của Lê Minh Khuê đối với những người đồng
đội, đối với đất nước của mình.
Qua
dòng suy tư của Định ta không chỉ thấy sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà
còn hình dung được thế giới nội tâm phóng phu của những cô gái rất trẻ trong cuộc
chiến của dân tộc. Những con người ấy mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân với
bao nhiêu ước mơ, khát vọng với những nỗi nhớ gia đình khôn nguôi.Trận mưa đá đột
ngột giữa đường Trường Sơn đã làm sống dậy kỉ niệm ngọt ngào của tuổi ấu thơ
...Chiến tranh đã không thể cướp đi niềm tin yêu cuộc sóng, niềm lạc quan của
những cô gái trẻ. Ba con người chiến đấu là một thể khối thống nhất, đó là sự
dũng cảm,k hi sống cuộc sống đời thường trong những phút giây bình yên hiếm có
của Trường Sơn họ lại là ba người với ba tính cách khác nhau. Họ là họ, họ còn
là cả Trường Sơn, là biết bao cô gái giống họ đều đang nằm trong những hang núi
Trường Sơn để chờ đợi ,để giữ cho tuyến đường không một ngày bị đứt mạch. Sự hy
sinh rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến
đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp,tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong
thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật các nữ thanh
niên xung phong trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã góp phần tạo
nên khúc ca lãng mạn biểu dương vẻ đẹp của con người anh hùng Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc.
Đã
có biết bao cô gái để lại cả tuổi xuân của mình ở Trường Sơn, họ mãi mãi là những
ngôi sao sáng, ánh sáng của tâm hồn ấy, tình yêu Tổ quốc ấy được Lâm Thị Mỹ Dạ
ca ngợi:
Em đã lấy tình yêu Tổ Quốc của mình
thắp lên ngọn lửa
đánh lạc hướng quân thù hứng lấy luồng
bom.
Với cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn từ Phạm Tiến
Duật và Lê Minh Khuê và về cuộc chiến tranh, về những người chiến sĩ lái xe,
những nữ thanh niên xung phong trong nhiệm vụ. Chiến tranh là đau thương, mất
mát nhưng vẻ đẹp của tâm hồn rất tươi xanh và sức sống của tuổi trẻ, của những
người lính trẻ là thứ mà chiến tranh không thể nào hủy diệt được. Vẻ đẹp của tuổi
trẻ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, ta lại thấy nó ngời sáng chính
từ những nơi khốc liệt nhất.
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
của Phạm Tiến Duật và "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê
là những tác phẩm xúc động, hào hùng về những người lính thanh niên xung
phong trên tuyến đường Trường Sơn. Các tác giả đã đi sâu khám phá vẻ đẹp
của những người lính trẻ, những con người ngày đêm ra tiền tuyến vì miền
Nam ruột thịt. Con người hiện lên trong trang thơ, trang văn của Phạm Tiến
Duật và Lê Minh Khuê là một tập thể anh hùng đấy hiên ngang khí phách hào
hùng. Các tác giả đã lắng nghe họ sống để ghi lại cái nhịp sống hào hùng, ghị
lại vẻ đẹp tâm hồn, bản chất anh hùng của những con người giản dị, mộc mạc mà
ngang tàng bất khuất. Người lính
trong thơ Phạm Tiến Duật , trong truyện của Lê Minh Khuê đi vào cuộc chiến đấu
với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức
mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi.
Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian
có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất
cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, các nữ thanh niên xung phong Trường
Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.
Tuổi
trẻ thế hệ Bác Hồ đã chọn Trường Sơn là trường đại học để rèn luyện và trưởng
thành. Cuộc đời quân ngũ gian lao, nhọc nhằn đã được lấp đầy bằng tiếng cười
đùa vui nhộn, bởi họ lúc nào cũng lạc quan phơi phới, hừng hực nhiệt huyết tuổi
trẻ, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đồng đội keo sơn gắn bó, tinh thần chiến
đấu tự tin, lòng dũng cảm…Với những phẩm chất cao đẹp đó, họ đã để lại trong
lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, những thiện cảm đến tuyệt vời! Họ mãi là
những pho tượng đồng bất khuất làm nên chủ nghĩa anh hùng cách mạng của thời đại:
Dám đánh Mỹ, không sợ Mỹ, quyết thắng Mỹ. Họ chính là những con người ưu tú của
dân tộc đã chiến đấu và sẵn sàng hi sinh để Tổ Quốc mãi mãi “bay lên ngát xanh
mùa xuân”.
Năm
tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biết động, "Những ngôi sao xa
xôi" của Lê Minh Khuê ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
của Phạm Tiến Duật mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày
tháng, đã ghi lại cái quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Và vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên
cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian. Thế
hệ trẻ hôm nay mãi biết ơn và tự hào với một thế hệ cha anh như thế!