Cảm nhận Hình ảnh con người lao động mới Đoạn
đầu khổ 2 Nói với con _ Liên hệ Khổ 6 Đoàn thuyền đánh cá
Người
đồng mình thương lắm con ơi
Cao
đo nỗi buồn
Xa
nuôi chí lớn
Dẫu
làm sao thì cha vẫn muốn
Sống
trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống
trong thung không chê thung nghèo đói
Sống
như sông như suối
Lên
thác xuống ghềnh
Không
lo cực nhọc
(Nói với con - Y Phương)
Bài
làm
Ta
lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết
bao nhiêu hành phúc có trên đời
Dẫu
phải khi cay đắng dập vùi
….
Đất
đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa
của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi
ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì
tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta
nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...( Nguyễn Khoa Điềm )
Những người con
đất Việt làm nên một Việt Nam quả cảm, kiên cường. Họ là những con người
gan góc không bao giờ khuất phục với trái tim đầy yêu thương. "Nói
với con" của Y Phương; làm hiện lên hình ảnh những người người dân
tộc miền núi với vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân
tộc, sức sống dân tộc. Những con người rất đỗi giản dị, sáng trong:
Người
đồng mình thương lắm con ơi Cao
đo nỗi buồn Xa
nuôi chí lớn Dẫu
làm sao thì cha vẫn muốn Sống
trên đá không chê đá gập ghềnh Sống
trong thung không chê thung nghèo đói Sống
như sông như suối Lên
thác xuống ghềnh Không
lo cực nhọc (Nói
với con - Y Phương) |
|
Y Phương là nhà
thơ luôn mang một tiếng nói riêng vô cùng đặc sắc nhưng mộc mạc, thơ ông thể hiện
tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người
miền núi. Bài thơ “Nói với con” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách
sáng tác ấy của ông. Bài thơ đi vào lòng người đọc một thứ tình cảm gần gũi
nhưng thiêng liêng và cao quý, từng câu từ là lời tâm sự của một người cha dành
cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu. Mạch cảm xúc
chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu thương, chia sẻ, gắn bó và giáo dục cho
con những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bằng lời tâm sự, thủ thỉ, trò chuyện,
người cha nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mình. Được cha mẹ sinh ra,
nuôi dưỡng và yêu thương, đó không những là niềm hạnh phúc của cuộc đời con khi
được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, nơi có cả tình nghĩa xóm làng.
Con lớn lên trong cuộc sống lao động vui tươi nghĩa tình. Tất cả trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc đời của con.
Cha mẹ sinh con đều
ước mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hương. Đó là
tình yêu con cao đẹp nhất. Người cha nói với con, truyền cho con niềm tự hào về
quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con.Cha bày tỏ lòng tự
hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm:
Người
đồng mình thương lắm con ơi
Cao
đo nỗi buồn
Xa
nuôi chí lớn
“Người đồng
mình” không chỉ cần cù và khéo léo, tình nghĩa và tài hoa, yêu đời mà còn
có bao phẩm chất tốt đẹp, đáng “thương lắm con ơi”. Người cha kết hợp động
từ “thương” cùng từ chỉ mức độ "lắm" đã thể hiện rõ nét
sự đồng cảm, sẻ chia của mình đối với những những khó khăn, vất vả mà cuộc sống
mang đến. “Thương” bởi cuộc sống còn nhiều gian khó, “thương”
bởi những nhẫn nại, âm thầm, “thương” cả ý chí, bản lĩnh của người đồng
mình trên mảnh đất quê hương. “Thương” chính là sự cảm thông, thấu hiểu
và sẻ chia. Thương “người đồng mình”
trong bao gian khổ khó khăn và thử thách, bao niềm vui và nỗi buồn cuộc
đời đã rèn luyện hun đúc chí khí: “cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn”.
Câu thơ bốn chữ, đăng đối như tục ngữ, đúc kết một thái độ, một phương châm ứng
xử cao quý. Đó là tầm cao của lối sống tâm hồn và ý chí nghị lực phi thường của
người đồng mình. Các từ “cao đo”,”xa nuôi” đã thể hiện
một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam – không bao giờ
lùi bước trước mọi thử thách khó khăn. Người đồng mình tuy sống trong khó khăn,
đói khổ nhưng biết cách vượt lên tất cả, vẫn nuôi chí lớn và không ngừng nỗ lực
phấn đấu vươn lên.Lời thơ giản dị thấm đẫm lòng tự hào của người cha khi kể về
“người đồng mình”, qua đó, ta còn thấy được một trái tim nhạy cảm, một
tâm hồn đồng điệu của tác giả với nhân dân mình, hiểu và thương cuộc sống của
nhân dân mình.
Từ tiếng thơ tự
hào ấy, tác giả cất tiếng lòng mình gửi gắm mong muốn đến con, rằng con hãy sống
một cuộc đời bản lĩnh, sống ân nghĩa, thủy chung, tiếp nối những giá trị vĩnh cửu
của “người đồng mình”:
Dẫu
làm sao thì cha vẫn muốn
Sống
trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống
trong thung không chê thung nghèo đói
Sống
như sông như suối
Lên
thác xuống ghềnh
Không
lo cực nhọc
Ba tiếng “dẫu
làm sao” chất chứa cả những nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống, chứa đựng cả
những đấu tranh tâm lý bên trong người cha. “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”
là một nốt lặng thiết tha nhưng cũng là một tiếng nói đầy quyết liệt, mong muốn
con hãy gìn giữ và phát huy những giá trị làm người cao quý của “người đồng
mình”. Cha nói với con, dạy bảo con về đạo lý làm người. Trong bất cứ thời
gian nào, hoàn cảnh nào “cha vẫn muốn” , cha vẫn mong con biết ngẩng cao
đầu và sống đẹp như người đồng mình:
Sống
trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống
trong thung không chê thung nghèo đói
Sống
như sông như suối
Lên
thác xuống ghềnh
Không
lo cực nhọc
Người đồng mình mộc
mạc sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ như sông như suối, giàu chí khí giàu niềm
tin. Quê hương sau những năm dài chiến tranh còn khó khăn chưa giàu chưa đẹp.
Những
tính từ “gập ghềnh”, “nghèo đói”, thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”
càng khắc họa những gian nan, trắc trở, những bấp bênh, vất vả của cuộc sống.
Đó là những thử thách mà bất kì ai cũng sẽ phải trải qua, bởi vậy mà cha mong
con hãy dùng bản lĩnh để vượt qua. Mặc dù đá gập ghềnh,
mặc cho thung nghèo đói nhưng phải lấy đó làm động lực
để biết phấn đấu, biết vươn lên trong cuộc sống, làm nên nghị lực phi thường
trong hoàn cảnh khắc nghiệt. Đường đến các bản còn “gập ghềnh”, còn nhà
sàn vách nứa, thung còn “nghèo đói” thiếu thốn khó khăn. Nhưng người đồng
mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Điệp từ “sống” đứng đầu câu kết hợp với
các từ phủ định, điệp ngữ “không chê” đã khẳng định một thái độ sống đầy tích cực trên hành trình cuộc
đời. Cha
vẫn muốn nhắc nhở không vì những thiếu thốn gian khổ mà chối bỏ hay chê bai quê
hương. Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng mình” có thể có nỗi
đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại
với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng.
Và phải sống
khoáng đạt, mạnh mẽ như sông như suối. Hình ảnh so sánh độc đáo “sống như
sông như suối’ mang trong đó cả một lời khuyên ý vị của cha cho con, rằng
con hãy sống một cuộc đời tự do, rộng mở, dẫu bao thác ghềnh vẫn vượt qua, tưới
mát đời bằng những giọt trong xanh. Phải
chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn”
thêm lên, thêm mãnh liệt? Người đồng mình luôn giữ vững tinh thần lạc
quan, niềm vui đối diện và vượt qua mọi thử
thách, gian nan bằng ý chí, nghị lực và niềm tin để gắn bó với quê hương.
Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người
con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ
chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của
quê hương.
Bằng thể thơ tự
do, giọng điệu thiết tha, trìu mến, những hình ảnh giản dị, mộc mạc, mà chân thực,
giàu chất thơ, Y Phương đã viết nên những vần thơ đầy đẹp đẽ. Hình ảnh “người đồng
mình” vừa nổi bật lại thật thân thương trìu mến, ai cũng nhận ra mình cũng
chính là “người đồng mình”. Với giọng điệu thiết tha, trìu mến và đầy tình yêu
thương, nhà thơ Y Phương đã thành công lan tỏa lời tâm tình của mình đến với mọi
người. Đoạn thơ đã gợi nhắc trong mỗi chúng ta tình cảm gắn bó với con người, với
truyền thống đẹp đẽ của quê hương, dân tộc mình và nuôi dưỡng ý chí vượt lên
khó khăn để vững bước vào đời. Từ đó thêm yêu quê hương đất nước, thêm sức mạnh
để vươn lên trong cuộc sống, tự hào về truyền thống cao đẹp và vững tin sẽ xây
dựng quê hương giàu đẹp bằng chính bàn tay của mình.
Nếu con người
trong bài thơ "Nói với con"của Y Phương biết phấn đấu, biết vươn lên
trong cuộc sống, làm nên nghị lực phi thường trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thì “Đoàn
thuyền đánh cá” của Huy Cận là một bài ca hào hùng, tràn ngập niềm vui về cuộc
sống và lao động của những ngư dân trên biển. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho con
người mới, cuộc sống mới đang trên hành trình lao động hăng say để xây dựng cuộc
sống ấm no hạnh phúc. Bằng bút pháp lãng mạn Huy Cận đã tái hiện một cách chân
thực và đẹp đẽ nhất những người ngư dân trong lần ra khơi đánh cá. Bài thơ
“Đoàn thuyền đánh ca” của Huy Cận là bài ca tuyệt đẹp của con người lao động mới
hăng say, khỏe khoắn giữa thiên nhiên kì ảo. Con người hiện lên với niềm
vui phơi phới, khỏe khoắn trong tư thế làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hương đất
nước với không khí lao động say mê, hào hứng.
Hình ảnh những ngư
dân hiện lên với những phẩm chất đáng quý đẹp đẽ, họ không chỉ có thân hình vạm
vỡ, khỏe mạnh mà còn có lòng yêu lao động, tinh thần làm việc hăng say tha thiết:
“
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta
kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy
bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới
xếp buồm lên đón nắng hồng”
Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp phóng đại cùng những liên tưởng mạnh bạo, bất
ngờ để sáng tạo hình ảnh về người lao động. Đêm sắp tàn, trời sắp sáng, những ngư dân yêu biển,
yêu quê hương ra sức lao động. Nhịp thơ dồn dập, câu thơ đã diễn tả chân thực
thái độ và nhịp lao động đầy khẩn trương của đoàn thuyền đánh cá. Hình ảnh
"kéo xoăn tay" như tạc nên một bức tượng ngư dân đầy sức sống,
dáng người nghiêng mình trụ vững, dồn tất cả sức mạnh vào đôi cánh tay cuồn cuộn
kéo lưới căng, khỏe vô cùng đẹp đẽ. Hình ảnh “chùm cá nặng” gợi tả thành
quả lao động bội thu, cho thấy lưới có rất nhiều cá, thỏa mong mỏi của ngư dân.
Lưới cá nặng được kéo lên, những tia nắng sớn chiếu trên khoang cá đầy làm lấp
lánh đủ các màu sắc. Vẩy đuôi của những chú cá lấp lánh ánh bình minh rực rỡ.
Những từ “bạc, vàng” tạo cho câu thơ mang màu sắc lấp lánh, một mặt diễn tả sự
giàu có của biển cả, đồng thời cũng cho thấy thái độ tôn trọng của những người
đánh cá với những thành quả lao động của mình. Đồng thời đó còn là niềm biết ơn
của họ trước sự hào phóng, ưu ái của biển cả đối với con người. Khi công việc
thành công mỹ mãn, họ sảng khoái, phấn chấn “đón nắng hồng”. "Nắng hồng"
không những khắc họa được vẻ đẹp tươi sáng của bầu trời mà còn thể hiện được
lòng yêu đời, yêu thiên nhiên. Màu hồng của một ngày mới, một cuộc đời mới đang
chào đón mọi người. Trong đoạn thơ tác giả dùng bút pháp lãng mạn và sức tưởng
tượng phong phú của nhà thơ: những hình ảnh được sáng tạo như trên có thể không
hoàn toàn đúng như trong thực tế, nhưng đã làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống
(thiên nhiên và con người), biển hiện niềm say sưa, hào hứng và những mơ ước
bay bổng của con người muốn hoà nhập với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên
bằng công việc lao động của mình.
Hai tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời
sống, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp
khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung
của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt. Hai tác phẩm
đã vẽ lên hình ảnh tuyệt đẹp của con người lao động mới. Hình ảnh người Việt
Nam trong cuộc sống đời thường cần cù, nhẫn nại, gắn bó với cộng đồng; giàu
tình nghĩa, ý chí, nghị lực; vượt qua gian nan, thử thách để xây dựng quê
hương. Hình ảnh người trong hai bài thơ là hiện thân của người có sức sống mạnh
mẽ. Hai tác giả đã vẽ lên những bức tranh đẹp về con người Việt Nam với tình yêu
lao động, thủy chung giàu cảm xú, giúp cho ta hiểu thêm và càng thêm yêu đất nước
con người Việt Nam.
Năm tháng trôi đi
và lịch sử không ngừng biết động, "Nói với con" của Y Phương ;
“Đoàn thuyền đánh ca” của Huy Cận mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân
không ngày tháng. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc
và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.Chúng ta không khỏi tự hào,
xúc động về những năm tháng đất nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của con
người đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không bao giờ quên - bài ca viết
về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng: Việt Nam.