Như mẹ cha
ta như vợ, như chồng
Ôi Tổ Quốc
nếu cần ta chết
Cho mỗi
ngôi nhà ngọn núi con sông.” (Chế Lan Viên)
Đó là những câu thơ về một thời kháng chiến chống
Mỹ của dân tộc, một thời gian khổ nhưng cũng hết sức oanh liệt, hào hùng, đáng
tự hào với những con người sẵn sàng cống hiến tuổi xuân và sức trẻ. Ta cũng bắt
gặp những con người tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ như thế trong truyện ngắn
“Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ đầy
lạc quan, yêu đời, tinh thần đồng đội sâu sắc và đặc biệt là tinh thần chiến đấu
quả cảm, kiên cường. ấy là nhân vật Phương Định.
Truyện ngắn “Những
ngôi sao xa xôi” được sáng tác năm
1970,khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang ở giai đoạn ác liệt, gian
khổ nhất. Tác phẩm nói về 3 cô gái thanh niên xung phong ở tổ trinh sát mặt đường
là Phương Định, Nho và chị Thao, với nhiệm vụ chính là phá bom, công việc vô
cùng gian nan, vất vả, nhưng ở các cô gái vẫn hiện lên vẻ đẹp của người thanh
niên trẻ nhiệt huyết, lạc quan và yêu đời. Tác phẩm ca ngợi những con người đã
đóng góp thầm lặng vào cuộc kháng chiến của dân tộc, đồng thời cũng đề cao tinh
thần đồng đội, tinh thần yêu nước.
“Tổ trinh sát mặt đường” gồm có 3 cô thanh
niên xung phong: Nho, Phương Định, và chị Thao. Họ ở trong một hang dưới chân
cao điểm, ở đó, máy bay giặc Mĩ đánh phá dữ dội. Đường bị đánh “lở loét, màu đất
đỏ, trắng lẫn lộn”. Tưởng như sự sống bị hủy diệt: “không có lá xanh” hai bên
đường, “thân cây bị tước khô cháy”. Có biết bao thương tích vì bom đạn giặc: những
cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang những hòn đá to, một vài cái thùng xăng hoặc
thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất. Đó là hiện thực đầy mùi chiến tranh,
không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy thần chết luôn rình rập.
Công việc của
họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất
lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ, phá bom. Họ bị bom vùi luôn. Thần chết “lẩn
trong ruột những quả bom”. Thần kinh căng như chão. Trong lúc đơn vị thanh
niên xung phong thường “ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt
đêm” thì tổ trinh sát lại “chạy trên cao điểm cả ban ngày” dưới cái
nóng trên 30 độ. Từ cao điểm trở về hang, cô nào cũng chỉ thấy “hai con mắt
lấp lánh”, “hàm răng loá lên” khi cười, khuôn mặt thì “lem luốc”. Nhiệm vụ
của họ thật quan trọng và đầy hiểm nguy, gian khổ, thể hiện phần nào hiện thực
cuộc chiến đầy khắc nghiệt. Và cũng từ đó, ta thấy sáng ngời lên tinh thần yêu
nước đầy quả cảm của các cô gái thanh niên xung phong...
Cuộc sống gian
khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đối mặt với
cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi trẻ,
luôn thể hiện tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh, lòng lạc quan và tình đồng đội
gắn bó sâu sắc. Cô ngời sáng lên vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong
chiến đấu, vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ.
Vẻ đẹp của
nhân vật Phương Định được tỏa sáng ở lí tưởng sống cao đẹp và tinh thần dũng cảm,
không sợ gian khổ, hi sinh. Rời ghế nhà trường phổ thông, Phương Định cô đã
không ngại gian khó, nguy hiểm xung phong ra mặt trận, nghe theo tiếng gọi của
con tim, đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng
phơi phới dậy tương lai”
Để giành độc lập,
tự do của Tổ quốc, cô ra đi mà không tiếc tuổi thanh xuân, nguyện dâng hiến hết
mình cho đất nước:
“Ôi Tổ quốc!Nếu
cần, ta chết
Cho mỗi
ngôi nhà, ngọn núi, con sông…”.
Đối mặt với
nguy hiểm, cô và những người đồng đội của mình thật sự là những anh hùng. Vào chiến
trường đã được 3 năm, thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng
đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom. Phương Định
nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng: “Có
ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì
xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn
biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể
chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”. Công việc phá bom đầy nguy hiểm và phải
luôn đối mặt với thần chết được cô kể với giọng điệu bình thản, pha sự hóm hỉnh:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”.
Thật là biết đùa trước gian khó. Đặc biệt, hi sinh mất mát của bản thân cũng được
Phương Định coi hết sức nhẹ nhàng: “Tôi bây giờ vẫn còn một vết thương chưa
lành miệng ở đùi. Tất nhiên Tôi không vào viện quân y”. Nếu không có cái
nhìn lạc quan và một tinh thần dũng cảm thì Phương Định không thể có cách nói
bình thản như thế. Được sống và chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, cô coi đó là
trách nhiệm, nghĩa vụ và là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ.
Cuộc sống nơi
chiến trường luôn đối mặt với thử thách, nguy hiểm và cái chết đã tôi luyện ở
Phương Định lòng quả cảm, không sợ hi sinh. Tâm lí Phương Định trong một lần
phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác. Khung cảnh và không
khí chưa đầy sự căng thẳng nhưng Phương Định vẫn có nét tâm lí rất con gái, cảm
giác: “Có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình” để rồi sự dũng cảm ở cô
như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom,… tôi không sợ nữa.
Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đường
hoàng mà bước tới”. Khai thác chi tiết này, nhà văn muốn ca ngợi tư thế tuyệt
đẹp của con người Việt Nam khi ra trận: một cô gái mảnh dẻ, nhỏ bé nhưng không
hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù. Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của
mình. Đến bên quả bom, cận kề với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của
con người cũng trở nên sắc nhọn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một
tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại
sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng
lành”. Nguy hiểm lắm, căng thẳng lắm, vậy mà cô vẫn bình tĩnh, thao tác cẩn
trọng, tỉ mỉ, thành thạo theo đúng mệnh lệnh chỉ huy của chị Thao. Phương Định
thật kiên cường khi đối mặt với những hiểm nguy cô vẫn giữ được sự bình tĩnh
trong từng thao tác phá bom, vẫn gan dạ chiến đấu đến bất ngờ, vẫn trẻ trung, nữ
tính đến đáng yêu. Tiếp đó, là cái giây phút căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả
bom. Phương Định có nghĩ đến cái chết nhưng là “một cái chết mờ nhạt, không
cụ thể”, còn cái chính vẫn là: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”. Dù
phải hi sinh cô cũng quyết tâm phá bằng được quả bom, cô đã đặt mục đích hoàn
thành nhiệm vụ phá bom lên trên cả tuổi xuân, trên cả mạng sống của mình. Đây
là một trách nhiệm rất cao trong công việc, là lòng dũng cảm vô song. Chính sự
khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên
bản lĩnh kiên cường, ý chí và lòng quả cảm.Có thể khẳng định rằng: Phương
Định và những đồng đội của cô thực sự là những người anh hùng, nhưng là những
anh hùng mà không tự biết. Chính điều đó, khiến cho nhân vật Phương Định trở
nên đáng mến.
Những tưởng
bom đạn, chiến tranh khiến cho tâm hồn, cảm xúc của những thanh niên xung phong
trở nên chai sạn, thô ráp. Nhưng Phương Định vẫn hiện lên mang những nét đẹp trẻ
trung và đầy nữ tính. Điểm nổi bật và hấp dẫn nhất ở Phương Định chính là vẻ đẹp
của một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và mơ mộng. Phương Định là cô gái Hà
Thành trẻ trung, xinh đẹp bước vào chiến trường. Cô có một thời học sinh – cái
thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư sống bên mẹ trong một căn buồm nhỏ ở
một đường phố yên tĩnh. Vào chiến trường, sống ở nơi cái chết luôn cận kề nhưng
lúc nào Phương Định cũng giữ vẹn nguyên những nét đẹp trong sáng của những cô
gái mới lớn. Những hoài niệm của cô về thời học trò thật đáng yêu, luôn sống
trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu
mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh. Sau những
giây phút căng thẳng ở cao điểm, xong việc là thở phào chạy vào hàng, là sà
ngay vào một thế giới khác – thế giới con gái với những mơ mộng: nằm dài
trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ, có thể
nghe, có thể nghĩ ngợi lung tung… Phương Định mê hát và thích nhiều bài hát: những
bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận; thích dân ca quan họ
mềm mại, dịu dàng; thích Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô; thích ngồi bó gối mơ
màng trước lời bài hát dân ca Ý trữ tình… Thích hát, Phương Định còn bịa ra
lời mà hát, ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Rõ ràng, thích hát là nét tâm
lí của thời đại – cái thời tiếng hát át tiếng bom, nhưng đây cũng là nét cá
tính ở Phương Định hé lộ vẻ đẹp phong phú của tâm hồn. Trong tiếng hát, có ý thức
về lý tưởng, có khao khát về quê hương, tình yêu của tuổi trẻ và có cả khát vọng
được trở về cuộc sống thanh bình.
Cũng như bao
cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình.
Phương Định đẹp với “hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh
như đài hoa loa kèn” và “đôi mắt nâu nâu dài dài hay nheo lại như chói năng,
hay có cái nhìn xa xăm”. Biết mình đẹp, cô thích ngắm mình trong gương, có
chút kiêu ngầm khi biết mình được các anh pháo thủ và lái xe thăm hỏi. Cô vui
và tự hào về điều đó nhưng không hay biểu lộ tình cảm của mình mà thường rỏ ra
kín đáo giữa đám đông. Lê Minh Khuê đã rất tinh tế khi phát hiện ra cái nét tâm
lí kiêu ngầm ấy ở Phương Định. Đó là cái kiêu ngầm của một cô gái trẻ có ý thức
sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống. Chính nét tâm lí rất đời thường, rất con gái này
khiến nhân vật Phương Định càng trở nên gần gũi, chân thực và đáng yêu.
Vẻ đẹp tâm hồn
Phương Định ngời sáng nhất khi cơn mưa đá bất ngờ ập đến. Chỉ một cơn mưa đá mà
bao ngột ngạt, căng thẳng, hiểm nguy của chiến trường tan biến, để nhường chỗ
cho niềm vui con trẻ òa nở, cuống cuồng:” Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!”.
Chỉ một trận mưa đá vụt đi qua cũng đánh thức ở Phương Định rất nhiều kỉ niệm
và nỗi nhớ về thành phố, quê hương, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của
mình. Sau cái say sưa của niềm vui con trẻ là nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Nhớ rất
nhiều: người mẹ, cái cửa sổ ngôi nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành
phố, cái cây, vòm trời của nhà hát, bà bán kém và đám trẻ háo húc vây quanh;
con đường nhựa sau cơn mưa, những ngọn đèn trên quảng trường lung linh như những
ngôi sao trong truyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên… Tất cả vừa rõ ràng, vừa
mờ ảo; vừa đồng hiện, vừa vụt hiện trong tâm trí; vừa gần gũi, vừa xa xôi. Những
hòai niệm làm dịu cơn khát, những cơn khát cháy lòng, những hi vọng xa xôi. Tất
cả ào đến, xoáy mạnh cũng mãnh liệt, dữ dội như con mưa đá. Tất cả làm thành
hành trang tâm hồn của cô thanh niên xung phong, tiếp cho cô sức mạnh, thắp cho
cô niềm tin và tỏa sáng vẻ đẹp của người chiến sĩ Trường Sơn, của những ngôi
sao xa xôi.
Ở Phương Định nét đẹp còn được ngời sáng trong
tình đồng đội thắm thiết. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội.
Cô lo lắng cho chị Thao và Nho lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào
máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô hiểu chị Thao và Nho như biết về
những chị em ruột thịt. Đó là chị Thao sợ máu và vắt nhưng khi chiến đấu lại rất
dũng cảm. Trong cuộc việc, ai cũng gờm chị bởi sự bình tĩnh, cương quyết, táo bạo.
Với Nho, cô em út của tổ trinh sát thì Phương Định rất muốn bế trên tay. “trông
nói nhẹ mát như một que kem trắng. Biết bao trìu mến, yêu thương trong cái
nhìn ấy. Khi Nho bị thương, cô vỗ về và chăm sóc như một người y tá: “moi đất,
bế Nho đặt lên đùi”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho
Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt…”. Đặc biệt, cô dành tình yêu và niềm cảm
phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp ngày đêm trên con đường ra mặt trận. Với
cô “những người đẹp nhất, thông minh, cam đảm và cao thượng nhất là những
người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Tình đồng chí đồng đội của Phương
Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý! Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh
cho cô để cô hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Xây dựng nhân
vật Phương Định, Lê Minh Khuê đã chọn được những phương thức trần thuật hợp lí
khi nhà văn đặt điểm nhìn vào nhân vật chính của mình để nhân vật tự kể chuyện.
Nhờ vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật – tâm lí Phương Định đạt đến độ
tinh tế nhất. Ngôn ngữ trần thuật qua nhân vật chính làm cho tác phẩm có giọng
điệu, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ, trẻ trung, nữ tính. Lời kể linh hoạt,
cùng câu ngắn dài, nhịp nhanh tạo không khí chiến trường, nhịp kể chậm lại khi
hồi tưởng như gợi nhớ kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm… Tất cả góp phần tạo nên một
nhân vật chính- một Phương Định thật như ở ngoài đời và một Phương Định rất Hà
Nội.
Lê Minh Khuê đầy tinh tế và ý nhị, khi khai
thác tâm lý cô gái đôi mươi- Phương Định ở những điều tưởng chừng như quá đơn
giản, gần gũi. Trong điều kiện gian khó ấy, cô vẫn giữ được nét nữ tính, đơn
thuần của tuổi trẻ. Đó chính là biểu hiện cao hơn cả của sự lạc quan, khi con
người không đánh mất chính mình trong cuộc sống gian khó. Cô luôn yêu đời, khao
khát hạnh phúc cùng nét thanh xuân chưa bao giờ bị khuất lấp bởi khói đạn. Sau
trùng trùng hiểm nguy, khung cảnh khốc liệt của chiến tranh vẫn được làm dịu lại
bởi niềm lạc quan, yêu đời điểm xuyết vào từng câu chữ như những đóa hoa nở giữa
trời đông giá buốt. Bởi lẽ ấy, người đọc càng được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh
để vươn tới tương lai tốt đẹp hơn.
Chiến tranh đã
đi qua đã lâu nhưng đọc truyện "Những ngôi sao xa xôi", ta như được sống
lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Quê hương có một vị trí quan trọng
trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn
bó với quê hương xứ sở của mình. Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt
Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Thế hệ
cha ông đã dám đứng lên cầm sống chiến đấu để mang lại hạnh phúc cho dân tộc.
Bây giờ mỗi thanh niên việt nam cần tự hào với truyền thống cha ông, ý chí tự lực
tự cường và ý thức tự tôn dân tộc, phải có ước mơ, khao khát cháy bỏng được góp
sức mình đưa Việt Nam tiến lên ngang hàng với các cường quốc năm châu. Thế hệ
trẻ chúng ta - chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta phải là những người đi
đầu tiên phong trong học tập, học tập một cách có hiệu quả. Biết mở rộng vốn kiến
thức của mình bằng việc thu thập các thông tin trên sách báo, ti vi, internet,…
Nhanh chóng thu nhận thông tin từ các nước bạn bè để đưa ra các biện pháp giúp
đất nước phát triển bằng hoặc hơn các nước bạn, nắm vững tri thức và kịp thời vận
dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để
đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của dân tộc. Cần lên án những hành động quay
lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích
kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.
Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi
cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Có như vậy thì đất nước ta mới phát
triển trong thời kỳ nền kinh tế tri thức này.
Phương Định là
hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
đã mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân, cống hiến không tiếc máu xương để giữ
cho tuyến đường Trường Sơn không một giờ đứt mạch. Họ thật sự xứng đáng là những
con người Việt Nam đáng tự hào nhất “đẹp nhất”:
“Những con
người Việt Nam đẹp nhất
Biết căm
thù và biết yêu thương.” (Tố Hữu)
Qua nhân vật Phương
điịnh , người đọc thêm yêu mến, tự hào, trân trọng hơn quá khứ hào hùng của dân
tộc, thấm thía hơn trách nhiệm của bản thân, phải biết tiếp nối và phát huy những
lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ cha anh, gìn giữ và xây dựng đất nước ngày
càng giàu đẹp văn minh,...