Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

Giọt nước mắt của tình cha con ấm áp, của sự hạnh phúc vỡ òa của cha con ông Sáu

 

Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về giọt nước mắt của tình cha con ấm áp, của sự hạnh phúc vỡ òa của cha con ông Sáu trong đoạn trích:

Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.

Chắc ông cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên ông chỉ đứng nhìn nó. Ông nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.

Thôi! Ba đi nghe con! – Ông Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người – kể cả ông, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhông như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

[…]Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba về với con.

- Không! – Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quông có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)

Sau đó, liên hệ thực tế cuộc sống hay với một tác phẩm khác để làm nổi bật tình cha con sâu nặng.

Bài làm

Tựa như mặt nước ngọt lành và trong veo đến lạ, văn chương luôn phản chiếu nội tâm con người. Bởi thế mà lật giở từng trang sách “Chiếc lược ngà” ta như mở từng cánh cửa, từng bước khám phá tình yêu thương da diết, chân thành dành cho con sâu trong lòng một người cha, người lính. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, kể về tình cha con tha thiết giữa ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le. Xuyên suốt tác phẩm là tình phụ tử của ông Sáu và bé Thu với những chi tiết, hành động khiến người đọc thổn thức, xót xa. Câu chuyện với nhiều tình tiết hấp dẫn đã lấy đi những giọt nước mắt yêu thương của người đọc, nhiều nhất phải nói đến cảnh trước lúc ông Sáu mang ba lô trở lại chiến trường.

Được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt nhất, truyện ngắn tuy viết về chiến trông nhưng lại tập trung làm nổi bật tình phụ tử thiêng liêng cao quý. Câu chuyện kể về hoàn cảnh của ông Sáu và bé Thu đoàn tụ sau tám năm xa cách. Ngày từ chiến trường trở về, con bé không nhận ông là cha vì vết sẹo in dài trên má. Đến lúc bé Thu hiểu ra mọi chuyện thì ông Sáu lại phải lên đường. Niềm vui đoàn viên chưa trọn vẹn kéo theo những nỗi luyến tiếc khắp chặng đường hành quân sau đó. Ở khu căn cứ, ông dành tất cả tình cảm yêu thương tỉ mỉ mài khúc ngà voi thành chiếc lược định bụng sẽ làm quà tặng nhân ngày trở về. Thế nhưng mong muốn ấy đành dang dở vì bom đạn kẻ thù đã hạ gục ông giữa rừng cùng chiếc lược ngà gửi lại đồng đội mang về cho con. Đọc Chiếc lược ngà, ta mới cảm nhận được tình cảm gia đình đặc biệt là tình cảm cha con cao đẹp đến nhường nào. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng mà không một thứ bom đạn nào có thể tiêu diệt được.

Người cha, người lính trên trang viết Nguyễn Quang Sáng tìm mọi cách làm đủ mọi điều để có được tình cảm từ con. Trong những ngày ông Sáu ở nhà, vì vết thẹo dữ tợn ở bên má phải mà bé Thu cho rằng ông Sáu là người xa lạ, là kẻ xấu, bé nhất định không nhận ba mặc cho ông Sáu dỗ dành, cưng chiều. Đến bữa cơm cuối cùng trước lúc ra đi, ông Sáu gắp cái trứng cá cho bé Thu nhưng nó đã hất ra làm cơm văng tung toé khắp mâm. Trong lúc giận giữ ông Sáu đánh bé Thu. Bé Thu im lặng gắp trứng cá bỏ vào bát rồi chèo xuồng sang nhà bà ngoại. Ở đây, bé Thu được bà ngoại giải thích, em nhận ra ba nhưng vì trời tối bé ngủ lại nhà bà sáng mai mới về. Thu đâu ngờ lúc mình nhận ra ba cũng là lúc ba phải ra đi, bé Thu đứng ở góc nhà, một phần là vì để người lớn chuẩn bị, một phần có lẽ do bé buồn, buồn vì ba phải đi, buồn vì những hành động ngốc nghếch của mình. Bé đứng đó vì muốn nhìn rõ ba hơn, muốn nhìn cả dáng người ba, người mà mẹ, mà bản thân luôn mong chờ suốt mấy năm qua. Bé Thu đứng đó cũng có thể do bé cô đơn, bé cảm thấy  ba không quan tâm thương yêu mình nữa.

Ông Sáu đã làm nhiều điều cho con chỉ để mong con bé gọi một tiếng “ba’” thế nhưng vẫn không được. Lúc sắp ra đi, ông không còn nỗi giận nữa mà nhìn con với ánh mắt trìu mến pha chút buồn và bất lực. Ông cũng không dám đến bế nó, chỉ sợ nó lại hất ông ra. Nhưng ông nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Có lẽ tình yêu của cha lớn đến nỗi không muốn làm con bé sợ, ông muốn nó luôn nhớ về ông với hình ảnh dịu dàng chứ không phải là sợ hãi. Nhưng bất ngờ thay bé Thu bỗng gọi một tiếng ba, và ôm cổ ba khóc. Cuối cùng thì ông Sáu cũng đã được toại nguyện.Tiếng gọi ba mà anh hằng tha thiết khao khát được vang lên trong giây phút cuối cùng của cuộc hội ngộ. Ông Sáu lại phải chia tay gia đình trở về kháng chiến. Có lẽ nếu tiếng gọi ấy không vang lên sẽ trở thành nuối tiếc lớn nhất cuộc đời của ông Sáu và cả bé Thu nữa. Bởi lẽ “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, mấy người đi biết có trở về, biết đâu đây là lần gặp cuối. Ông Sáu sẽ mãi hối tiếc vì không được nghe tiếng gọi thân thương thiêng liêng. Ông khao khát nghe bé Thu gọi ba, và giờ đây khi bé Thu gọi ông xúc động đến nỗi chảy nước mắt, nhưng lại không muốn con thấy mình khóc “một tay ông om con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Một người đàn ông đã từng vào sinh ra tử, lăn lộn nơi chiến trường máu lửa còn không sợ, không rơi nước mắt. Vậy mà trước tình cảm của đứa con nhỏ bé nước mắt lại chảy cho thấy tình cảm của ông sâu nặng thế nào. Có lẽ đó là tình cảm ông khao khát từ lâu. Người được làm cha mà bây giờ mới được nghe tiếng gọi, đó là tiếng gọi của tình thân hơn tám năm ông ở chiến trường mong đợi. Giọt nước mắt của ông Sáu rơi xuống, đã ngân vang sự bất ngờ đang reo lên thánh thót, đã lấp lánh niềm hạnh phúc vô bờ của một người cha lần đầu được nghe con gọi ba sau bao nhiêu mong mỏi. Giọt nước mắt đã gột rửa đi mọi buồn khổ để nhường chỗ cho một niềm vui tươi sáng. Nhưng thực cảnh miền Nam thân yêu bấy giờ vẫn còn rất tối tăm. Đây cũng có thể là giây phút cuối cùng cha con được ở cạnh nhau. Vì vậy trong giọt lệ ấy vẫn có cả nỗi nghẹn ngào, tiếc nuối. Và ông Sáu vẫn phải tạm biệt con, lên đường đánh giặc.

Còn bé Thu nếu không cô gọi tiếng ba sẽ mãi tiếc nuối vì chẳng kịp nhận cha. Nhưng cuối cùng may mắn đã mỉm cười, mọi chuyện đã vỡ lẽ ra. Thu không nhận ông Sáu vì người cha mà con bé xem hình không có vết sẹo dài trên mặt. Nó không hận không oán trách cha nó khi ông không ở bên cạnh nó trong những ngày tháng thơ bé, nó luôn yêu thương trân quý bức hình của cha nó. Chính vì yêu thương nên nó không thể chấp nhận một người có ngoại hình khác với bức ảnh làm cha.Nhưng khi hiểu ra vết sẹo ấy là do chiến tranh gây ra, đó chính là người cha mà nó hằng mong đợi bấy lâu thì mọi cảm xúc vỡ òa. Bức tường thành kiên cố trong lòng nó cũng sụp đỏ, chỉ còn tình yêu thương. Bé cất tiếng gọi ba.  Lời chào của ông Sáu cất lên khe khẽ mà như làm chấn động cả mảnh hồn bé nhỏ. “Đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao”. Từ “xôn xao” thật đắc địa, vốn là từ tượng thanh nay được nhà văn tinh tế dùng để miêu tả khoảng không gian bất tận trong đôi mắt của Thu. Nó bao la, bâng khuâng và lẻ loi kỳ lạ so với một đứa trẻ mới chỉ tám tuổi. Có lẽ đó là nỗi niềm tích tụ trong tám năm thiếu vắng hình bóng người cha, là nỗi sợ thêm một lần chia ly mà mình con bé không tài nào che giấu nổi nữa. Thế nên nó vỡ òa. Tiếng gọi “ba” xé toạc thinh không, xé toạc cả những ngăn cách ngại ngùng, xấu hổ mà con bé ngần ngừ trước đó. Tiếng gọi ấy tưởng chừng rất quen thuộc, gần gũi, có khi là lời nói đầu tiên của con người trong cuộc đời. Vậy nhưng với bé Thu nó lại là âm thanh đã phải dồn nén bao lâu nay, chứa chan biết bao nhớ nhung mong đợi. Nhưng cũng chính vì thế mà tiếng gọi ấy trở nên thiêng liêng và đong đầy cảm xúc hơn bao giờ hết. Và nó vừa kêu, vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:-Ba! Không cho ba đi nữa!Ba ở nhà với con!”.Tình cảm con với ba được thể hiện một cách mãnh liệt, mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả và có xen lẫn phần hối hận. Đó là những cảm xúc đã dồn nén từ lâu bỗng vỡ òa ra: “Ba bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ, hôn vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Vết thẹo từng là thứ chia cắt cha con , giờ lại là thứ nó tự hào nhất, thứ hiện thân cho sự dũng cảm và can trường của cha nó, như một huy chương cho tấm lòng nhiệt thành đã xả thân vì tổ quốc mà nó sẽ trân trọng, kiêu hãnh hết đời này. Con bé vồ vập như vậy vì muốn được cảm nhận tình cảm của cha cho bằng hết trước khi ông Sáu lại phải đi xa. Cách bộc lộ tình cảm có phần tham lam này đã thể hiện rõ tấm lòng muốn bù đắp lại sự lạnh nhạt trong những ngày qua, và còn xuất phát từ nỗi sợ rằng sẽ còn rất lâu nữa, thậm chí ko bao giờ em được gặp ông Sáu lần thứ hai. Tình yêu Thu dành cho ba qua cách thể hiện ngây ngô, vụng về lại càng đáng quý, xúc động hơn. Bà con và người kể chuyện cũng như người đọc không thể kìm được nỗi xúc động như có ai đang nắm chặt tim mình bởi vì cái éo le của tình cha con ở đây. Thật xúc động biết bao, chỉ với những hành động này đã giúp ta cảm nhận về nhân vật bé Thu một cách đầy sâu sắc.

Tình yêu thương là một sợi dây mong manh vô hình có thể mong manh dễ bị tác động nhưng nó vô cùng bền chặt. Điển hình chính là tình yêu thương của bé Thu và ông Sáu. Càng kiên định bao nhiêu trong việc không nhận ông Sáu làm cha thì lại càng yêu thương bấy nhiêu khi nhận ra cha. Con bé không nỡ rời xa người cha mà nó vừa nhận ra. Ông Sáu cũng vậy, ông cũng muốn ở lại bên cạnh con tận hưởng thêm chút tình yêu thương gia đình mà ông vừa nhận được. Tuy rất yêu thương con nhưng ông cũng phải gác lại tình yêu thương ấy để lên đường hoàn thành nhiệm vụ sứ mệnh với đất nước. Lúc cha con nhận nhau lại cũng chính là lúc người cha phải ra đi. Sự níu kéo của đứa con càng khắc nhấn sự éo le của chiến tranh: “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó và đôi vai nhỏ bé của nó run run”. Những nỗ lực của Thu không giữ được ba nó. Ông Sáu vẫn phải ra đi. Giây phút cha con nhận nhau thật ngắn ngủi! Xót thương thay cho Thu bởi cô đâu hiểu rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng là lần cuối cùng. Ba cô đã hi sinh trong một trận càn. Chứng kiến những biểu hiện tình cảm ấy trong cảnh ngộ cha con ông Sáu phải chia tay, có người không cầm được nước mắt và người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.

Thông qua điểm nhìn của bác Ba, Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả nội tâm nhân vật một cách sâu sắc và hợp lý, mỗi nhân vật có một giọng điệu riêng, ngôn ngữ riêng, tính cách riêng mang đậm đặc trưng Nam Bộ với diễn biến tâm lý phù hợp. Nguyễn Quang Sáng đã rất tài tình khi khắc họa tình cảm chân thành của ông Sáu và bé Thu. Đó là tình cảm cha con sâu nặng, là tiếng hát trong trẻo cất lên giữa tiếng đạn bom gào thét. Đọc những câu văn mộc mạc trên trang sách Chiếc lược ngà mà sao ta cứ cảm thấy có gì đó thật ấm áp trong lòng. Một tình huống hết sức chặt chẽ, hấp dẫn xoay quông những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý; cách kể chuyện của tự nhiên và ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ như chất củi nhen lên ánh sáng yêu thương nồng ấm tình cha con giữa bé Thu và ông Sáu đ, xua tan bao giá lạnh của thời chiến trông khắc khổ. “Chiếc lược ngà” vượt lên con nước bạc của thời gian để khẳng định sức sống vĩnh hằng và câu chuyện cha con ông Sáu – bé Thu mãi mãi là bài ca đẹp - bài ca mang giá trị nhân bản sâu sắc, ở mãi trong lòng người.

·         Liên hệ tình phụ tử trong cuộc sống

Tình phụ tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất trong đời sống này. Nếu không có cha mẹ khó khăn vất vả hi sinh thì sẽ không ta của ngày ngày hôm nay. Tình phụ tử chính là bệ đỡ nâng đỡ tâm hồn ta. Có thể, cha là người ít thể hiện cảm hứng ra ngoài nhưng điều không có nghĩa là cha không buồn, không xúc động trước mọi việc xảy ra với con cái. Cha vẫn luôn yêu thương, chăm sóc và chuẩn bị sẵn sàng vươn đôi tay to lớn ra để bảo vệ con cháu. Sau mỗi lần trách mắng, mỗi lần trách phạt lòng của cha còn đau hơn cả tất cả chúng ta … Cha là trụ cột mái ấm gia đình – một trụ cột về cả kinh tế tài chính và niềm tin. Là người đứng sau sống lưng và theo sát ta trong mỗi bước chân chập chững. Khi ta vấp ngã, cha không đưa tay ra đỡ, không làm hộ ta những điều ta phải làm mà cha nâng đỡ tạo thêm động lực cho ta triển khai và triển khai xong bản thân. Những khó khăn, lắng lo của cha ít bộc lộ ra nhưng có khi nào bạn chú ý quan tâm sống lưng áo của cha ướt đẫm mồ hôi, bạc phếch đi theo năm tháng? Có khi nào bạn chú ý quan tâm đuôi mắt cha cũng đã đầy những nếp nhăn, mái tóc của cha đã điểm bạc hơn? Và có khi nào bạn quan tâm những lần cha thao thức ngắm nhìn xa xăm lo ngại cho đời sống mưu sinh ? … Hãy ngắm nhìn những điều đó để thêm trân quý tình cảm cha dành cho ta. Như hình ảnh ông Sáu ngồi miệt mài tỉ mỉ làm từng chiếc răng lược chỉ vì lời hứa với bé Thu “ mua cho con một chiếc lược trong tác phẩm “Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng. Tuy sau cuối ông Sáu hi sinh, nhưng trước lúc nhắm mắt ông vẫn nghĩ về con gái. Chính con cháu là động lực để cha vượt qua mọi khó khăn vất vả. Cha mẹ hoàn toàn có thể vì tương lai của con mình mà gật đầu và sẵn sàng đánh đổi tất cả. Hãy mãi mãi khắc ghi trong lòng. Đừng để khi cha mẹ tóc đã bạc phai mà bạn vẫn chưa làm gì để phụng dưỡng.

Mỗi tất cả chúng ta dù nhỏ bé thất bại hay dù vĩ đại thành công xuất sắc thì hãy luôn nhớ về cha mẹ những người đã chắp cánh tham vọng cho ta, nâng đỡ ta trong đời sống này. Qua tác phẩm“Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng sâu sắc biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê hương đất nước. Đó là nơi dựa, là điểm tựa tinh thần cho mỗi người…Đọc “Chiếc lược ngà”, ta trân trọng hơn những người thân yêu bên cạnh mình, trân trọng hơn tình cảm gia đình gắn bó bền chặt. Tình cảm cha con dù có thế nào cũng vẫn luôn là những tình cảm chân thành nhất, yêu thương nhất.